FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Có rất nhiều bạn đọc đưa ra câu hỏi cho chuyên mục về vấn đề cao răng gây ra bệnh gì? Để trả lời cho vấn đề này, mời bạn đọc cùng đón xem bài viết sau nhé. Cao răng là gì? Cao răng là một chất lắng cặn cứng của các muối vô cơ gồm canxi carbonat và phosphate phối hợp với cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô, sự lắng đọng sắt của huyết thanh, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới bờ lợi (còn gọi là vôi răng). Nguyên nhân gây ra cao răng Do bám chặt vào răng, trên đó lại có rất nhiều vi khuẩn và các tạp chất khác nên cao răng có thể gây viêm nướu, tiêu xương ổ răng làm cho răng tụt nướu, vì vậy, người có cao răng có thể có cảm giác ê buốt, khó chịu khi ăn uống. Cao răng có thể gây viêm nha chu với các biểu hiện như: đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Các bệnh ở niêm mạc miệng như viêm niêm mạc miệng, lở miệng; bệnh ở vùng mũi họng như viêm amidan, viêm họng; bệnh tim mạch... nhiều khi cũng do cao răng mà ra. Hạn chế ngăn ngừa cao răng như nào? Để hạn chế tác hại của cao răng, không có cách gì tốt hơn là lấy cao răng theo định kỳ 4-6 tháng/lần. Khởi phát của cao răng là mảng bám sau khi ăn cũng cần phải được chải rửa sạch. Vì vậy, để ngăn ngừa cao răng, phải kiểm soát được mảng bám, giữ răng luôn sạch sẽ bằng cách: đánh răng ít nhất ngày 2 lần vào sáng và tối; dùng chỉ tơ nha khoa lấy sạch mảnh vụn thức ăn ở kẽ răng; súc miệng với nước muối loãng hoặc nước súc miệng. Lấy cao răng xong nên ăn gì? Nguyên nhân cao răng xuất hiện trở lại nhanh sau khi lấy cao răng có thể là do thói quen ăn uống, điều kiện vệ sinh răng miệng chưa đảm bảo. Việc ăn, uống nhiều thực phẩm và đồ uống có ga, có chứa cồn hoặc sử dụng thuốc lá, cà phê,… là nguyên nhân khiến cao răng hình thành nhanh. Dùng kém đánh răng không phù hợp, lười đánh răng cũng là nguyên nhân không thể bỏ qua. Lấy cao răng xong nên ăn gì? Bạn nên ăn: Cơm trắng, bánh mỳ, ngũ cốc, khoai tây, mỳ sợi, các loại sốt có màu trắng, phô mai trắng, sữa chua, chuối, táo… Đồ uống, bạn nên uống nhiều nước lọc, sữa, soda trong suốt… Bên cạnh đó, bạn nên đánh răng sau ăn, dùng chỉ nha khoa, tiến hành kiểm tra răng miệng định kỳ 3-6 tháng/lần, súc miệng thường xuyên bằng nước muối pha loãng… Nguồn: duoclieungocchau.vn, tribenhrangmieng.com.vn, meohaysuckhoe.com.vn