FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Tôi không muốn mất tiền, tất cả chúng ra đều không muốn mất tiền. Nhưng hầu hết trong số chúng ta lại đã từng mất tiền. Việc đầu tư cũng như vậy. Bạn tích cóp lâu dài để được một khoản vốn khá khá, tham gia thị trường chứng khoán để mong gia tăng thu nhập. Bạn lựa chọn, cân nhắc thật kĩ để mua cổ phiếu, dấu hiệu đã rõ ràng, bạn mua và tưởng như đã có thể đếm tiền về trong tài khoản. Thế nhưng, Bull-trap, bạn bỗng dưng trở thành nạn nân của nó chỉ trong một thời gian ngắn. Vậy, chính xác thì bull-trap là gì? Một bull-trap xuất hiện khi thị trường chứng khoán bỗng xuất hiện những dấu hiệu tốt đẹp hẳn lên, báo hiệu điểm đổi chiều tăng giá mà những người tư vấn vẫn khuyên "đã đến lúc mua vào". Tuy nhiên, sau đó thị trường bỗng đảo ngược lại và bạn phải gánh chịu thua lỗ. Có nhiều lý do giải thích cho bull-trap nhưng có lẽ lý do lớn nhất có thể xảy ra là do những "ông lớn" trên thị trường, những người cần bán một khối lượng lớn cổ phiếu. Họ đẩy giá ban đầu lên bằng cách đặt lệnh mua ở một vài mức giá cao và thậm chí có thể tung một số tin tốt ra thị trường. Ngay sau khi tín hiệu mua vào đã được thể hiện, các nhà đầu tư các đổ xô mua vào thì họ sẽ đẩy số cổ phiếu mình muốn bán ra thị trường. Sau khi những "ông lớn" này đã bán xong thì giá cổ phiếu sẽ bắt đầu suy giảm mạnh. Ví dụ điển hình: Đây là câu chuyện mà tôi đã trải qua khi giao dịch cổ phiếu Woodside Petroleum (WPL) - niêm yết trên sàn chứng khoán Úc. Một tuần trước đó, WPL đã thể hiện một xu hướng mua vào rõ ràng. Giá đóng cửa nằm trên đường xu hướng và tất nhiên cao hơn giá của 2 mức đỉnh trước đó. Hơn nữa, đây lại là dấu hiệu từ biểu đồ tuần (biểu đồ tuần khó hơn cho các "đội lái" có thể thao túng và đưa ra tín hiệu sai). WPL cũng có báo cáo lợi nhuận tăng trưởng khá tốt - khoảng 35%. Nhìn chung, bạn sẽ nghĩ đây là một dấu hiệu tốt để mua. Vì vậy, tôi đã mua vào ngày thứ 2 với giá $46,2, thị trường điều chỉnh trong ngày nhưng không đáng kể. Và sau đó: BOOM! Các tin tức được công bố tối hôm trước rằng hãng dầu khổng lồ Shell đã bán ra 10% cổ phiếu đang niêm yết của WPL và mọi người đổ xô bán ra cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thông thường của WPL là 2 triệu cổ phiếu thì hôm đó, khối lượng giao dịch là 90 triệu - tất cả mọi người đều bán. Cổ phiếu chao đảo mà tôi buộc phải cắt lỗ tại giá $43.0. Tôi thường mua và nắm giữ trong vòng 3 đến 24 tháng nhưng điều này đã thay đổi vì WPL. Làm thế nào để tránh bull-trap trong đầu tư? Mọi sự mất mát đều mang lại những bài học, và tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như thế này. Như trong trường hợp của WPL, bạn có thể tham khảo biểu đồ tuần của WPL, giá đang ở mức cao nhất so với hai đỉnh mà nó đã lập trước đó. Nhưng biểu đồ hàng ngày lại chỉ ra vấn đề khác. Chúng ta có thể cái mức giá đỉnh trong biểu đồ hàng tuần chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và trong những ngày giao dịch trở lại thì mức giá mở cửa luôn cao hơn nhiều giá đóng cửa - dấu hiệu của bên bán mạnh đã xuất hiện. Và dù thị trường vẫn tăng điểm nhưng càng ngày giá đóng cửa càng lùi về mức giá thấp nhất. Những bức ảnh dưới đây đã kể nên 1 câu chuyện. Biểu đồ hàng tuần, giá đóng cửa cao hơn đường xu hướng và cả những đỉnh gần nhất. Khối lượng giao dịch 1 tuần khoảng hơn 8 triệu cổ phiếu. Biểu đồ hàng ngày, mức giá đóng cửa thấp hơn nhiều cho thấy động thái của bên bán. Khối lượng giao dịch ngày này là hơn 3 triệu cổ phiếu. Trong tuần sau đó, thị trường chao đảo bởi một lượng giao dịch khổng lồ, nhiều người cắt lỗ. Khối lượng giao dịch của tuần là hơn 100 triệu cổ phiếu. Vậy, điểm mấu chốt ở đây là? Những biểu đồ giá hàng ngày có lẽ hữu dụng hơn biểu đồ hàng tuần. Nhờ nó mà ta vẫn có thể nhìn thấy sự tăng trưởng liên tục như ở biểu đồ tuần nhưng lại dễ dàng nhận được chỉ báo khi có sự thay đổi đột ngột nào đó diễn ra như trường hợp này là bạn dễ dàng so sánh được cụ thể mức giá mở cửa và đóng cửa của từng phiên. Một bài học từ thị trường và tôi có thể dễ chịu hơn khi tự rút ra được bài học như vậy.