FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Để làm ra một chai rượu vang chất lượng tốt, chúng ta không thể không kể tới các yếu tố như giống nho, vườn nho, phương pháp lên men và làm rượu,... Ngoài ra, còn một yếu tố vô cùng quan trọng mà không phải ai cũng để ý tới, đó là nút chai, cụ thể là nút bần. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc quy trình chi tiết về các công đoạn để làm ra một chiếc nút chai rượu vang. Khi cây sồi đủ 25 năm tuổi thì người ta mới tách lớp vỏ bên ngoài của thân cây để làm nút bần, cứ 9 năm lại tách 1 lần vì như vậy nút chai mới dạt tiêu chuẩn. Việc tách vỏ cây như thế này không làm tổn hại đến cây vì lớp vỏ mới lại tự mọc lại được. Hầu hết các cây sồi này được trồng ở Bồ Đào Nha (34%) và Tây Ban Nha (27%). Trong hai năm thu hoạch đầu tiên, nút bần thường có chất lượng kém hơn. Tuổi thọ của những cây sồi trung bình là 300 năm. Năm thu hoạch được đánh dấu ngay trên thân cây để tránh nhẫm lẫn. Gỗ sồi là chất liệu cách điện rất tốt, nó cũng có khả năng sống sót qua những vụ cháy rừng thỉnh thoảng xảy ra do thời tiết nóng nực vùng Địa Trung Hải. Cận cảnh lớp vỏ sồi thu hoạch được vào năm trước Lớp vỏ sồi này sẽ được lưu trữ trước khi đưa vào chế biến. Nhiều nhà sản xuất còn cẩn thận để lớp vỏ sồi lên một lớp tấm ván cao trên nền đất để tránh nguy cơ nhiễm bụi bẩn. Cận cảnh lớp vỏ sồi, lớp vỏ này khá mỏng nên không được dùng để làm ra những nút bần có chất lượng cao. Tuy nhiên, hiện nay nhờ lỹ thuật tiến bộ, người ta đã có thể tạo ra nút bần bằng việc gắn kết nhiều lớp vỏ mỏng với nhau. Điều này có nghĩa nút bần hiện giờ có thể được làm ra từ nhiều loại vỏ cây với kích cỡ khác nhau. Trước khi chế biến, lớp vỏ cây sẽ được xếp chống lên nhau trên một tấm pallet và bắt đầu công đoạn đầu tiên: đun sôi. Những bức hình sau đây được chụp tại cở sở làm nút chai Amorim tại Coruche, phía nam Bồ Đào Nha. Mục đích của việc đun sôi là để khử trùng và làm lớp vỏ sồi mềm ra. Trước đây, người ta đun sôi chúng trong những hầm kín và không thay nước thường xuyên. Nhưng hiện nay, để tránh tình trạng ô nhiễm chéo, nước đun được làm sạch, lọc và bổ sung thường xuyên. Người ta thả cả pallet vỏ sồi vào trong nồi luộc. Vỏ sồi sau khi đã luộc xong sẽ bằng phẳng hơn và dễ xử lý hơn. Cận cảnh một lớp vỏ sồi sau khi luộc sôi. Sau đó, vỏ sồi được phân loại và chia ra thành những tấm nhỏ hơn. Một số lớp vỏ được dùng để làm ra nút chai tự nhiên, số khác được dùng làm nút chai kỹ thuật. Những hình ảnh sau đây được chụp tại một cơ sở sản xuất nút chai của Amorim tại phía bắc Bồ Đào Nha, phía nam Porto. Người ta có thể dùng tay để đục thành nút chai có chất lượng cao, một số khác thì đục bằng máy. Đây là quy trình yêu cầu trình độ chuyên môn cao: chỉ cần ra quyết định sai một ly là đã hỏng cả lô nút chai rồi. Phần còn lại của lớp vỏ sau khi được đục. Nút chai sẽ được phân loại dựa vào chất lượng thông qua một dây chuyền rất tinh vi. Sau đó người ta sẽ trực tiếp phân loại những nút chai này. Người ta sẽ lọc ra những nút chai có chất lượng tốt nhất. Chúng có giá khá cao: mooic chiếc trên 1 Euro