FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Đoàn người đông đảo vào rừng tìm kiếm kho báu. Trước khi tìm ra kho báu thì phải tránh xa những cái bẫy, hầm chông, bom mìn bọn thảo khấu giăng ra khắp nơi để bảo toàn tính mạng rồi mới tính đến chuyện tìm kiếm kho báu. Nên tĩnh táo lúc này và sớm nhận ra các công ty kiểu này và tránh: 1. Tiền nhiều bất thường nhưng lại cứ phát hành tăng vốn, vay ngân hàng Có trời mới biết hiện cổ phiếu đó có lượng tiền tồn kho thật hay không? Kể cả tiền gửi ngân hàng, vì họ có thể nộp vô vào ngày cuối quý và rút ra ngay những ngày đầu quý 2. Phải thu có số khá cao Khoản phải thu khá cao, chẳng qua là cái trò cho đám đệ tử mở hàng loạt Công ty, rồi xào nấu qua lại doanh thu ảo, trò báo lãi ảo. Phải thu nhưng chả bao giờ thu được. Thậm chí khoản mục phải thu cao gấp đôi doanh thu/năm ====> Qúa bất thường 3. Tồn kho Tồn kho cao bất thường, thậm chí khá cao so với doanh thu/năm. Nhà đầu tư sẽ chả bao giờ biết trong kho nó chất cái gì? Thậm chí nó qua mặt luôn cả cán bộ ngân hàng khi thẩm định vay, vì mấy bố bank toàn mặc quần áo đẹp, nên ngại xâm nhập vô kho. Đặc biệt là kho chứa gỗ, cà phê, thủy sản. Có trời mới biết trị giá thật của hàng tồn kho. 4. Xây dựng cơ bản cao bất thường Cứ hạch toán bừa vô khoản mục cơ bản để hiện thực hóa việc thâm hụt quỹ. Nhiều Cty khoản mục xây dựng cơ bản khủng nhưng thực ra chả có dự án gì 5. Đầu tư vào Cty con, Cty liên kết cao bất thường Nhưng trong báo cáo kết quả kinh doanh thì chả có lãi hoạt động liên kết. ====> Đừng bao giờ hỏi tại sao giá sổ sách thì cao nhưng giá cổ phiếu trên sàn lại chưa bằng 1/3 giá sổ sách. Nhìn thì vô lý nhưng tất cả đều có lý hết. Hãy soi kỹ báo cáo tài chính trước khi hành động.
Tiền mặt quá ít, nợ/VCSH quá cao, tồn kho tăng mạnh & doanh thu lợi nhuận ko tăng, có nhiều khoản phải thu phải trả khác không rõ ràng-phải thu khách hàng tăng mạnh, lợi nhuận biên thấp, lưu chuyển tiền từ HĐKD âm. Nếu 1 doanh nghiệp dính quá nhiều những dấu hiệu trên thì e bỏ qua vì nhát gan, còn ai hiểu biết sâu hơn & tự tin thì tiếp tục nghiên cứu. Tất cả các dấu hiệu trên nhìn trong 1 phút là thấy được.
Muốn đọc báo cáo tài chính tốt thì ngoài việc có kiến thức, kỹ năng thì việc rèn luyện cũng rất quan trọng, nhà đầu tư có thể rèn luyện như sau: - Tìm những doanh nghiệp rất tốt, đã được chứng minh qua thời gian và đọc báo cáo tài chính --> tìm ra điểm chung của những doanh nghiệp đó trong báo cáo tài chính là gì - Tìm những doanh nghiệp lởm, có scandal về kết quả kinh doanh, làm sai báo cáo tài chính bị phát hiện, đọc tất cả các báo cáo đó --> tìm ra điểm chung Với 2 cách trên thì nhà đầu tư cũng sẽ biết được sơ bộ thế nào là doanh nghiệp tốt, thế nào là doanh nghiệp lởm. Khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh sẽ âm 2 dòng tiền: - Dòng tiền sản xuất kinh doanh bị âm do tăng tồn kho, phải thu, mất tiền cho working capital - Dòng tiền đầu tư âm do tăng đầu tư tài sản cố định Nếu doanh nghiệp rất tốt thì có khi trong giai đoạn đầu tư đã cân đối được dòng tiền sxkd ko âm rồi Doanh nghiệp bình thường thì hết giai đoạn mở rộng dòng tiền sxkd phải dương trở lại Một vài bác có nhắn tin hỏi cách tính Dòng tiền từ HĐKD/cổ phiếu, ở đây mình đưa ví dụ chi tiết lên nhé. Bước 1: Tìm dòng tiền từ HĐKD, xem ở báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ở đây có ví dụ là báo cáo của VNM năm 2015, mục khoanh tròn nhé. Bước 2: Tính dòng tiền từ HĐKD/cổ phiếu Lấy con số hàng năm chia cho tổng số cổ phiếu năm đó. Ở đây sẽ đưa một ví dụ tính dòng tiền của VNM và TTF cho 5 năm từ 2011 - 2015, số cổ phiếu là số lượng cổ phiếu lưu hành hiện tại (lấy một con số hiện tại cho dễ, còn muốn chính xác thì lấy số cổ phiếu lưu hành từng năm cho vào) EPS cũng được tính theo cách đó, lấy LNST chia cho số cổ phiếu hiện tại nhé (cho dễ tính và dễ so sánh) Bước 3: So sánh EPS (bản chất là lợi nhuận trên 1 cổ phiếu) và dòng tiền HĐKD/cổ phiếu (dòng tiền kiếm được từ hoạt động kinh doan trên mỗi cổ phiếu). Ở đây tất cả đều quy về một cổ phiếu để dễ so sánh. - Có thể thấy doanh nghiệp tốt như VNM thì bình quân là dòng tiền chiếm 89% lợi nhuận, tức là 1 đồng lợi nhuận từ BCTC sẽ có 0.89 đồng tiền được thu về --> chất lượng BCTC rất tốt, dòng lợi nhuận phản ánh tương đối khả năng của doanh nghiệp - Doanh nghiệp tệ như TTF, tỷ lệ này là -409%, tức là 1 đồng lợi nhuận được hạch toán trên báo cáo chẳng thu được 1 đồng tiền nào về mà còn mất đi hơn 4 đồng --> lợi nhuận lởm, có lợi nhuận do hạch toán kế toán chứ không phải do hoạt động kinh doanh thật --> khi đã hạch toán lởm thì phải giấu lỗ vào đâu đó trên cân đối kế toán (chủ yếu là tồn kho, phải thu) --> một ngày nào đó sẽ lộ ra. Kết luận: Muốn biết chất lượng BCTC tốt hay xấu thì một cách đơn giản là có thể làm như phương pháp ở đây, có thể lọc được tương đối các vấn đề của doanh nghiệp. Tất nhiên là còn nhiều thủ thuật nữa.
Vài điểm trọng yếu khi soi BCTC 1 DN: - NỢ/VCSH (nợ vay) - TIỀN MẶT. - CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI THU KHÁC. - TỒN KHO. - CHI PHÍ XD CƠ BẢN DỞ DANG. - SOI KỸ MỤC VCSH, BẢN CHẤT NHỮNG CON SỐ HÌNH THÀNH NÊN VCSH. - DÒNG TIỀN VÀO RA, SOI KỸ 3 CỘT CỦA BC LCTT. Quan trọng nhất: CHẤT LƯỢNG VỐN HÓA, CHẤT LƯỢNG TS Các quỹ lớn người ta quan tâm - Chất lượng vốn hóa - Chất lượng TS Nói chung là một DN có BCTC đơn giản, dễ hiểu, sạch sẽ, lãnh đạo đáng tin cậy. Ở VN người ta mua cp vì cái nhất thời, kiểu như quý này, quý kia, năm này năm kia EPS cao, LN khủng gì đó. Nó giống như việc chọn lấy một người vợ vì nó mới đại phẫu, hoặc nó mới trúng số, chứ không phải một tiểu thư giàu từ trong trứng, gia đình ngon lành bao đời ở phố cổ, đại loại thế. Ở VN khi xem xét 1 DN đầu tư người ta ít quan tâm tới: - CHẤT LƯỢNG VỐN GÓP - CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN Vì thế mới có tình trạng nhiều DN BV 10.000 - 20.000 mà giá cổ cánh 2.000 - 5.000, nhiều mã EPS = 2.000 - 4.000 mà giá cổ cánh ì ạch 3.000 - 10.000 >>> PE = 1-2-3 mà chả ma nào thèm mua....nhiều NĐT xem đây là sự phi lý của TT, nhưng thật ra mọi thứ đều có nguyên do của nó, bọn tổ chức nó có cái nhìn khác với đám đông nhỏ lẻ ở điểm này.