Cách dùng điện thoại Android cũ chạy Google Assistant rảnh tay thay cho loa Google Home

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi bluelat, 19/5/19.

  1. Cách dùng điện thoại Android cũ chạy Google Assistant rảnh tay thay cho loa Google Home

    Cách dùng điện thoại Android cũ chạy Google Assistant rảnh tay thay cho...

    LIÊN HỆ (537 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: bluelat
    3. Ngày đăng: 19/5/19 lúc 16:16
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. bluelat

    bluelat Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Hiện tại loa Google home vẫn chưa hoàn toàn hỗ trợ tiếng Việt, nhưng Google Assistant trên điện thoại đã hoàn thiện. Vậy nên ý tưởng đầu tiên của mình là thay vì tốn tiền mua loa Google Home Mini, thì mình tận dụng ngay chiếc điện thoại Samsung Galaxy Note 3 (ra mắt năm 2013) mà mình đã xếp xó từ lâu (có bán cũng chẳng ai mua ^^)
    Sau gần 2 tuần mày mò (chủ yếu là chờ hàng ship về), mình đã lắp đặt cho phòng ngủ của mình, và đây là clip thực tế:




    Hệ thống của mình như hình sau:

    Các thiết bị mình đã mua để thực hiện việc thay thế loa Google Home:

    1/ Điện thoại Note 3: có sẵn

    3/ Loa máy tính: có sẵn (nếu mua khoảng 50k)

    2/ Bộ chia audio cho cổng micro và loa riêng: 30k

    4/ Microphone mở rộng – theo nhà sản xuất là trong tẩm 3 mét: 156k

    5/ Ổ cắm thông minh broalink SP Mini 3: 130k

    [​IMG]

    Tổng cộng mình chỉ tốn 316k để có một loa đa năng hơn hẳn loa Google home mini. Và nếu bạn sử dụng các điện thoại đời sau đã được nâng cấp, cải thiện microphone và loa của máy hoặc tùy nhu cầu sử dụng của các bạn không cần thiết thì chi phí có thể được giảm bớt.

    Ngoài ra mình đầu tư các thiết bị khác để khiến phòng ngủ mình thông minh như sau:

    1/ Ổ cắm thông minh broalink SP Mini 3(130k): điều khiển hẹn giờ tắt mở, hoặc ra lệnh tắt mở đèn hồ thủy sinh

    2/ Cục điều khiển hồng ngoại Broadlink RM mini 3 (303k bao gồm củ sạc): điều khiển quạt và máy lạnh

    3/ Dây đèn led Xiaomi Yeelight led 16k màu (649k): dùng làm đèn ngủ (mình đánh giá cao loại dây led này hơn là bóng tròn 16k màu, dễ dàng lắp đặt ở các vị trí ẩn như trong clip mình quay, ngoài ra bạn có thể thay thế hoặc kéo dài thêm bằng cách mua thêm đoạn 1m với giá khoảng 150k)

    Đánh giá của cá nhân mình:

    Ưu điểm:

    - Rẻ, tận dụng được những gì bạn có sẵn :))))

    - Hoạt động tương tự loa Google home mini, mà lại có thể sử dụng tiếng Việt được.

    - Dùng hệ điều hành android nên bạn có thể tùy biến, kết hợp thêm các lệnh nhờ sử dụng các ứng dụng tương tự IFTTT. Ở đây mình dùng MacroDroid kết hợp IFTTT để tự động bật tắt sạc pin cho con Note3 này, chứ không phải sợ hết pin hoặc cắm sạc liên tục. Và nhờ thế mà mình cũng cài được các ứng dụng để làm tối đen màn hình dù GA vẫn đang chạy

    Nhược điểm:

    - Cồng kềnh, hơi chiếm diện tích so với loa Google Home

    - Chỉ nhận được tối đa 2 - 4 giọng nói do chỉ dùng được 1 tài khoản cho Google Assistant (mình chỉ mới thử 2 người, 4 thì chắc sẽ bị lỗi; trong khi Google home mini có thể nhận được 6 tài khoản khác nhau)

    - Dù dùng mirophone tầm xa nhưng khoảng cách thu được cũng chỉ trong tẩm 2 mét, và không được có nhiều tạp âm, nếu không Google assistant nghe sẽ không đầy đủ, và đôi khi nghe không chính xác

    Các ứng dụng mình cài đặt như hình sau:

    [​IMG]

    Từ trên xuống, từ trái qua:
    1/ Google assistant

    2/ Fulscrn Free: Full màn hình để không bị burn-in statusbar, có một lỗi là khi full screen thì ko hiện bàn phím được, phải tắt ứng dụng này đi. Và phải cài đi kèm ứng dụng Pie Control để thay 3 nút điều hướng đã bị ẩn.

    3/ Keep Screen on Free: để màn hình luôn luôn bật, ko bị đưa vào chế độ sleep. Do điện thoại cũ không thể gọi được GA khi máy đã sleep

    4/ Screen Saver: Dùng để tắt màn hình, trong khi GA vẫn đang bật (cái này anh em nào hay cày game mobile, auto treo acc thì nên dùng cái này để tránh trường hợp màn hình OLED bị screen burn-in)

    5/ Google Home

    6/ Intelligent Home Center: Để add các thiết bị broadlink vào

    7/ Yeelight: dùng để kết nối các bóng đèn của yeelight, bạn có thể dùng Mihome, tuy nhiên chỉ có Yeelight này mới được IFTTT hỗ trợ

    8/ MacroDroid – Device Automatic: bản free chỉ được 5 lệnh, hiện tại mình chỉ dùng để tự động điều khiển bật tắt cục sạc cho Note 3 thông qua Ổ cắm thông minh Broadlink; tự kết nối loa bluetooth khi phát hiện loa được bật.

    9/ IFTTT: Ứng dụng mình thích nhất, dùng để tối ưu câu lệnh điều khiển cũng như sửa lỗi “Sorry, I didn’t get any response”, nhưng có một nhược điểm là tăng độ trễ khi ra lệnh (khoảng 10s như video)

    10/ Spotify: account free, liên kết nghe nhạc là được rùi ^^

    Ngoài ra còn ứng dụng Pie control, do máy mình đã cài rom custom có sẵn nên không thể giới thiệu được, nhưng buộc phải cài để sử dụng thay 3 nút điều hướng đã bị ẩn.

    Dự định sắp tới là mình sẽ thay thế công tắc đèn phòng cũng như phòng tắm, dùng cảm biến nhiệt độ để máy lạnh tự bật khi mình đang ngủ.v.v.

    Cảm ơn các bạn đã quan tâm ^^
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này