FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Tổng hợp 14 cách chữa nhiệt miệng tại nhà Khi những vết nhiệt miệng mà bạn gặp phải rất nhỏ, chúng sẽ tự biến mất sau khoảng thời gian từ 1 – 2 tuần mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó bạn phải chịu đựng những cơn đau xót rất khó chịu. Có rất nhiều cách tự nhiên giúp bạn có thể giảm đau, giúp bệnh mau lành. Cùng tham khảo một số biện pháp chữa nhiệt miệng ngay tại nhà với những nguyên liệu dễ tìm mà hiệu quả bất ngờ nhé. 1. Nước muối Muối không chỉ là gia vị không thể thiếu trong gian bếp của bạn mà còn là nguyên liệu cải thiện bệnh lý răng miệng vô cùng hiệu quả, đặc biệt là nhiệt miệng. Muối được biết đến với tính sát khuẩn cao, trị mùi hôi mà giá thành lại khá rẻ. Súc miệng bằng nước muối tuy có hơi rát lúc đầu nhưng sau đó lại giúp miệng vết nhiệt mau khô hơn. Cách thực hiện như sau [*]Lấy 5g muối hòa với 230ml nước ấm.[*]Súc miệng bằng dung dịch nước muối trong khoảng 15 – 30 giây và nhổ ra. Bạn có thể thực hiện cách này 2 – 3 lần trong ngày, duy trì vài ngày liên tiếp sẽ khiến những nốt nhiệt mau chóng biến mất. Để đỡ tốn công, bạn có thể pha lượng nước muối lớn hơn và bảo quản trong chai, đóng chặt nắp, để sử dụng bất cứ khi nào cần. 2. Keo ong hỗ trợ chữa nhiệt miệng tại nhà Chữa nhiệt miệng bằng mật ong là cách làm đơn giản mà hầu như ai cũng biết. Thế nhưng, sử dụng keo ong để trị nhiệt miệng thì có vẻ như nhiều người còn khá lạ lẫm. Trong quá trình tìm kiếm phấn hoa để làm mật, những con ong còn thu thập cả nhựa cây đem về tổ. Hỗn hợp các loại nhựa cây hòa quyện cùng nước bọt của ong mật tạo thành một thứ được gọi là keo ong. Đây là nguyên liệu chính mà những con ong mật dùng để xây dựng tổ của chúng. Keo ong có chứa các thành phần như streptomycin, cloxacillin, chloramphenicol, cefradine và polymyxis B có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Nó là một phương thuốc tự nhiên được sử dụng rộng rãi từ hàng ngàn năm trước. Thời Hy Lạp cổ đại, các thầy thuốc dùng keo ong để trị áp xe miệng. Người Ả Rập cũng sử dụng keo ong như một chất khử trùng để trị vết thương và làm thuốc sát trùng miệng. Chính vì vậy, keo ong được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian trị nhiệt miệng, chảy máu chân răng, viêm họng, viêm xoang… Cách làm như sau: Lấy một ít keo ong chỉ vừa bằng hạt đậu nhỏ rồi đắp lên vết loét nhiệt miệng. Sau vài giờ, hãy súc miệng lại với nước. Chắc chắn, cảm giác đau đớn sẽ nhanh chóng được xoa dịu. Bạn hãy thực hiện liên tục trong vài ngày để nhiệt miệng nhanh biến mất nhé. 3. Sữa chua Trong sữa chua có các men vi sinh sống như lactobacillus sẽ giúp diệt trừ H. pylori và điều trị một số loại bệnh viêm ruột. Với những lợi ích mang lại, bạn hãy ăn một cốc sữa chua mỗi ngày giúp bạn cải thiện và phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng. 4. Giấm táo Giấm táo có chứa axit acetic, có khả năng diệt vi khuẩn cao, có vai trò như vị thuốc kháng sinh tự nhiên. Để cải thiện nhiệt miệng bạn có thể thực hiện như sau: [*]Pha giấm táo với nước ấm tỷ lệ bằng nhau.[*]Dùng hỗn hợp trên để súc miệng hàng ngày làm các vết loét nhanh chóng biến mất. 5. Nước oxi già Nước oxy già (hydrogen peroxid), là loại thuốc sát khuẩn rất phổ biến. Bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các quầy thuốc gần nhà. Nước oxy già có tác dụng sát khuẩn để làm sạch vết thương, vùng viêm loét, trên da hay trong niêm mạc miệng, giúp cho vùng tổn thương mau hồi phục hơn. Bạn có thể áp dụng cách giảm nhiệt miệng bằng nước oxy già như sau: Cách 1: Lấy bông thấm trực tiếp dung dịch oxy già loãng (1/2 nước và 1/2 oxy già) vào miệng vết loét. Sau đó 1 giờ không nên ăn uống gì, thực hiện hàng ngày để sát khuẩn. Cách 2: Pha loãng oxy già làm nước súc miệng, súc miệng bằng dung dịch này khoảng 1 phút rồi nhổ ra, sau đó súc lại với nước sạch. Lưu ý: Hãy tham khảo kỹ lưỡng tư vấn của Dược sĩ để áp dụng đúng và hiệu quả bạn nhé. 6. Cam thảo Cam thảo là vị thuốc quý giúp bạn cải thiện vết loét do nhiệt miệng chỉ sau vài ngày. Cam thảo cải thiện nhiệt miệng hiệu quả nhờ có thành phần glycyrrhizin với tính kháng viêm cực mạnh. Đây là một saponin thuộc nhóm olean, chúng có hàm lượng từ 10-14%, giúp giảm sưng đau xung quanh vết loét. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn có khả năng làm giảm tình trạng tái phát, ngăn chặn nhiệt miệng “ghé thăm”. Bạn chỉ cần thoa trực tiếp tinh dầu cam thảo lên miệng vết nhiệt mỗi ngày 2 – 3 lần, pha trà cam thảo uống hay đơn giản là ngậm miếng cam thảo để nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu do nhiệt miệng gây ra. 7. Hạt rau mùi Dùng nước hạt rau mùi giúp bạn chữa nhiệt miệng thần tốc. Nước hạt rau mùi có khả năng kháng khuẩn, trị viêm và thanh nhiệt vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, hương thơm mát dễ chịu giúp hơi thở của bạn thơm tho. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn lấy 1 muỗng canh hạt rau mùi cho vào 1 ly nước đã đun sôi và ngâm trong vài phút. Sau đó, lọc sạch hạt là bạn đã có một ly nước uống chữa nhiệt miệng vô cùng hiệu quả. 8. Nước ép cà chua Không chỉ là thực phẩm quen thuộc, cà chua còn là vị thuốc chữa bệnh mà ít ai ngờ tới. Cà chua có tính bình, vị chua, hơi ngọt giúp thanh nhiệt cơ thể. Để cải thiện nhiệt miệng, bạn chỉ cần nhai cà chua sống hoặc ép nước uống 3 – 4 lần/ngày giúp giảm nhiệt miệng ngay lập tức. 9. Nước khế chua Khế chua có công dụng trị nhiệt miệng rất hiệu nghiệm. Khế có vị chua ngọt thanh, tính lạnh, không độc nên có tác dụng giải độc, trị phong nhiệt hiệu quả. Cách sử dụng như sau: Lấy 2 – 3 quả khế và rửa sạch, bỏ phần vỏ cứng ở cạnh của năm cánh quả khế. Sau đó, cho vào máy xay nhuyễn, rót nước sôi vào để nguội và lọc lấy nước. Uống vài ngày giúp bạn đánh bay chứng nhiệt miệng nhanh chóng. 10. Baking soda Baking soda có vô vàn công dụng khác nhau, một trong những công dụng phải kể tới là trị nhiệt miệng. Baking soda giúp bạn cân bằng độ pH, giảm viêm và giúp vết loét mau lành hơn. Để trị nhiệt miệng bằng baking soda, bạn thực hiện như sau: [*]Hòa tan 5g baking soda vào trong khoảng 230ml nước.[*]Súc miệng với dung dịch trên từ 15 – 30 giây và nhổ ra. Bạn có thể súc miệng với nước baking soda vài giờ một lần nếu cần thiết. 11. Trà cúc La Mã Cúc La Mã (Chamomile recutita) là loài hoa dại, có mùi thơm đậm, mọc phổ biến ở những vùng không khí lạnh tại Châu Âu hay vùng ôn đới thuộc Châu Á, Bắc Mỹ và Australia. Tác dụng chữa bệnh của loài cây này được khám phá cách đây hàng ngàn năm. Trong những y thư cổ của người La Mã xưa có viết rằng, Cúc La Mã chuyên dùng để chữa các chứng viêm loét, vết thương ngoài da, bằng cách giã nhỏ đắp lên vùng da ấy hoặc hãm lấy nước uống để trị nhiệt miệng, sưng viêm lợi, giảm đau răng, đau đầu, mất ngủ… Loại thảo dược này có chứa thành phần Chamazulence có tác dụng giảm viêm ở vùng mô bị tổn thương, đồng thời kích thích hình thành các mô hạt, liên kết bề mặt vết loét để chúng nhanh lành lại. Theo các nghiên cứu y học hiện đại, người ta đã thấy rằng kem bôi chứa tinh chất Cúc La Mã có thể làm dịu các tổn thương da, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn, giúp giảm viêm, với tác dụng tương tự như thuốc kháng viêm Hydrocortisone. Cúc La Mã là vị thuốc tự nhiên giúp giảm đau và chữa lành các vết thương hiệu quả. Vì vậy khi bị nhiệt miệng, bạn chỉ cần đắp một túi trà hoa cúc lên miệng vết loét trong vài phút giúp làm dịu vết thương, giảm đau đớn. Ngoài ra, bạn cũng có thể súc miệng bằng trà hoa cúc mới pha 3 – 4 lần mỗi ngày để vùng niêm mạc bị loét nhanh se lại. 12. Lá bàng non Lá bàng non có hiệu quả rất tốt trong chữa trị nhiệt miệng. Bạn chuẩn bị một nắm lá bàng non hoặc lá bàng bánh tẻ, sau đó cho vào nồi đun với nước. Để lửa nhỏ cho các chất trong lá bàng ra hết nước. Tiếp đó, bạn vớt phần lá ra và giữ lại phần nước để ngậm ngày. Bài thuốc này không chỉ giúp vết nhiệt miệng mau lành mà còn được sử dụng cho các vết lở loét khác trên cơ thể. Khi ngậm nước lá bàng, răng của chúng ta có thể bị vàng do nhựa của lá bàng bám vào răng. Tuy nhiên, khi chấm dứt điều trị các vết ố vàng này cũng sẽ biến mất. 13. Nước củ cải Củ cải không chỉ xuất hiện trong các món ăn mà còn là phương thuốc trị nhiệt miệng hiệu nghiệm. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần xay nhuyễn 300gam củ cải trắng lọc lấy nước rồi hòa với nước sôi. Sử dụng làm nước súc miệng mỗi ngày, ngày súc 2 – 3 lần cải thiện nhiệt miệng đáng kể. 14. Tinh dầu đinh hương Tinh dầu đinh hương là một loại “thần dược” mà nhiều nha sĩ sử dụng giúp ngăn chặn các cơn đau do nhiệt miệng gây ra. Đinh hương có chứa các dưỡng chất quý tốt cho sức khỏe. Đặc biệt hợp chất eugenol (thành phần chính của cây đinh hương) từ nhiều năm nay đã trở thành một vị thuốc rất quan trọng trong điều trị nha khoa, có tác dụng gây tê, làm giảm đau răng, đau nướu răng và trị nhiệt, loét miệng. Cách thực hiện như sau [*]Súc miệng sạch với nước ấm.[*]Trộn một muỗng cà phê dầu oliu với 4 – 5 giọt tinh dầu đinh hương.[*]Lấy một miếng bông gòn chấm vào hỗn hợp trên rồi đặt vào chỗ đau từ 5-10 phút. Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần, cơn đau nhiệt miệng sẽ thuyên giảm tức thì. Bạn có thể nhai vài mẩu đinh hương, dấu hiệu của nhiệt miệng thuyên giảm sau vài phút. Những lưu ý khi chữa nhiệt miệng tại nhà Khi điều trị nhiệt miệng tại nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để việc điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất nhé. [*]Chế độ ăn uống hợp lý, cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin B6, B12, kẽm, sắt, axit folic.[*]Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ vì chúng khiến nhiệt miệng càng trầm trọng.[*]Tránh xa những loại đồ ăn có tính acid, tính mài mòn cao.[*]Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ và tránh cơ thể bị stress.[*]Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, không nên đánh răng quá mạnh và sử dụng bàn chải có đầu lông mềm.[*]Bạn nên lựa chọn kem đánh răng dược liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ví dụ như kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu… Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu – Biện pháp giảm nhiệt miệng từ gốc Một trong những biện pháp hỗ trợ giúp đẩy lùi nhiệt miệng là sử dụng kem đánh răng có thành phần thảo dược, dịu nhẹ, không làm kích ứng vết loét. Hiểu được điều này, đội ngũ Dược sĩ chuyên ngành Bào chế của Dược liệu Ngọc Châu đã nghiên cứu và cho ra đời bộ đôi sản phẩm Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu và Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu. Sản phẩm phát huy thế mạnh của nền y học dân tộc, được xây dựng dựa trên sự tham vấn đội ngũ chuyên gia Nha Khoa hàng đầu Việt Nam, sản xuất bởi dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt chuẩn GMP. Thành phần KĐR Ngọc Châu [*]Dịch chiết Cam thảo, dịch chiết Một Dược có tác dụng giảm sưng tấy lợi, đỏ lợi.[*]Tinh chất Hoa hòe giúp cầm máu, cải thiện tuần hoàn mao mạch, giảm và ngăn ngừa chảy máu chân răng.[*]Tinh dầu Đinh hương, Keo ong tinh chế, Dịch chiết Rhatany, Muối (có tác dụng hỗ trợ), Vitamin E (giúp dưỡng lợi)… Thành phần nước súc miệng Ngọc Châu [*]Chiết xuất Cúc La Mã, chiết xuất Cam thảo giúp ngừa viêm.[*]Chiết xuất Hoa hòe giúp cầm máu, cải thiện tuần hoàn mao mạch, giảm và ngăn ngừa chảy máu chân răng.[*]Chiết xuất Lô hội giúp niêm mạc miệng tổn thương nhanh lành.[*]Chiết xuất Trà xanh chống oxy hóa, giúp săn xe niêm mạc.[*]Tinh dầu Bạc hà, tinh dầu Tràm có tác dụng kháng khuẩn, cho hơi thở thơm mát. Bộ đôi Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu và Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu là giải pháp kép hoàn hảo giúp bạn chăm sóc răng miệng tốt hơn mỗi ngày. Sản phẩm không chỉ góp phần đẩy lùi các triệu chứng của nhiệt miệng mà còn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý khác về răng miệng hiệu quả. Vì sao nên chọn sản phẩm dược liệu Ngọc Châu Sản phẩm chăm sóc răng miệng của Dược liệu Ngọc Châu nhiều năm liền nhận được sự ưa chuộng, tin cậy của người tiêu dùng. Đặc biệt, kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu 4 năm liên tiếp vinh dự được bình chọn là sản phẩm số 1 trong dòng sản phẩm kem đánh răng dược liệu, thảo dược tại Việt Nam (Theo khảo của Thời báo Kinh tế Việt Nam 2016 – 2019). Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh – là một trong những công ty dược uy tín hàng đầu Việt Nam. Nhiều năm liền, Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu được người tiêu dùng tín nhiệm, bình chọn là sản phẩm tin dùng số 1. Bạn còn phân vân gì nữa khi chưa dùng cho bạn và gia đình? Nguồn: www.fastehome.com, www.quangbakinhdoanh.com