Các yếu tố nhận biết khả năng hồi phục của doanh nghiệp sau dịch bệnh

Thảo luận trong 'Kiến Thức Kinh Doanh' bắt đầu bởi Yên Mai, 5/5/20.

  1. Các yếu tố nhận biết khả năng hồi phục của doanh nghiệp sau dịch bệnh

    Các yếu tố nhận biết khả năng hồi phục của doanh nghiệp sau dịch bệnh

    LIÊN HỆ (619 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Yên Mai
    3. Ngày đăng: 5/5/20 lúc 16:08
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Yên Mai

    Yên Mai Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Dịch bệnh Covid đang dần được kiểm soát tốt tại Việt Nam, nền kinh tế nước nhà cũng đang đi vào giai đoạn hồi phục hậu khủng hoảng. Điều quan trọng mà các chủ doanh nghiệp hoặc các CFO cần làm bây giờ là nhìn ra được khả năng phục hồi của doanh nghiệp trong bao lâu, mức độ phục hồi như thế nào,… để có những chiến lược đúng đắn trong thời điểm này.

    [​IMG]

    Cuộc khủng hoảng lần này là do bắt nguồn từ nguyên nhân phi kinh tế, tác động tới kinh tế, cho nên chính phủ các nước đều dùng tới biện pháp kinh tế để hỗ trợ cho sự gián đoạn này. Khó khăn khiến mọi người đều phải thích nghi với thực tế và xác định lại cách để tồn tại trong giai đoạn khủng hoảng.

    Nguyên nhân bắt nguồn tại đâu thì biện pháp xử lý chỉ có thể nằm tại đó và cuộc sống vẫn phải tiếp diễn với trọng tâm xoay quanh vấn đề dịch bệnh. Giai đoạn sắp tới dự báo sẽ rất khó khăn và mang tính sàng lọc cao đối với mọi thành phần kinh tế. Dịch bệnh là một bộ lọc lớn, chỉ có những nền kinh tế, doanh nghiệp “khỏe” mới có thể sống chung và nhanh chóng vượt qua được.

    Ở góc độ đầu tư, việc tìm ra các doanh nghiệp sẽ vượt qua khủng hoảng đòi hỏi sự sát sao và phân tích kỹ các yếu tố cả định lượngđịnh tính.

    Trong đó, về mặt định lượng, lượng tiền trong két của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo cuối năm 2019 có thể dùng để trang trải cho chi phí vận hành trong bao lâu? Doanh nghiệp cần sống chung với dịch bệnh trước khi nói tới khả năng vực dậy nhanh. Doanh thu giữ được là điều quan trọng nhất ở thời điểm này, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vay nợ ngân hàng nhiều.

    Về mặt định tính, khả năng, sức mạnh đàm phán của doanh nghiệp với các đối tác để giãn hoặc giảm các chi phí cố định như thế nào? Các doanh nghiệp ở quy mô nào cũng cần thực hiện việc này, doanh nghiệp quy lớn nhưng không linh hoạt vẫn có thể thua lỗ.

    [​IMG]

    Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có thái độ thận trọng với diễn biến của dịch, đưa ra các kịch bản cụ thể và không ngừng tìm ra các biện pháp mới để thích nghi. Nhà đầu tư có thể tham khảo những bài phát biểu của ban lãnh đạo doanh nghiệp, hay trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để có thêm đánh giá riêng. Nhà đầu tư cần đánh giá được sản phẩm, cấu trúc sản phẩm và chính sách bán hàng trước và sau thời điểm dịch bệnh.

    Một số doanh nghiệp phải giảm giá mạnh các mặt hàng để ưu tiên cho dòng tiền, một số khác giữ nguyên hoặc đưa ra các chương trình khuyến mãi. Hai chiến lược này thể hiện hai vấn đề khác nhau về nội tại của doanh nghiệp.

    Ðặc biệt, nhà đầu tư cần xem xét sự phụ thuộc của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, ngoài việc dịch bệnh gây tác động ra, việc linh hoạt trong nguồn cung và đối tượng khách hàng đa dạng ở phía cầu sẽ giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp trong giai đoạn này.

    [​IMG]

    Các doanh nghiệp có sự phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản…, hay xuất nhập khẩu nói chung đang bị gián đoạn tạm thời, chưa kể các gói hỗ trợ và kích thích rất lớn đang được các nước triển khai có khả năng khiến lãi suất, tỷ giá biến động, sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

    Ngoài ra, doanh nghiệp ứng xử như thế nào với cộng đồng trong giai đoạn này, tức là ở khía cạnh xã hội, các doanh nghiệp tích cực hỗ trợ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ ngân sách chống lại dịch bệnh luôn là những doanh nghiệp linh hoạt và đang làm đúng nghĩa với công việc kinh doanh. Những doanh nghiệp như vậy thường nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng, người tiêu dùng sau này.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này