Các nhà nghiên cứu khẳng định Beethoven không bị "điếc hoàn toàn" khi công diễn bản Ninth...

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi thuyytaungbuou@gmail.com, 6/2/20.

  1. Các nhà nghiên cứu khẳng định Beethoven không bị "điếc hoàn toàn" khi công diễn bản Ninth...

    Các nhà nghiên cứu khẳng định Beethoven không bị "điếc hoàn toàn" khi...

    LIÊN HỆ (148 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: thuyytaungbuou@gmail.com
    3. Ngày đăng: 6/2/20 lúc 18:31
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Từ trước đến nay ai cũng nghĩ rằng Beethoven viết bản Ninth Symphony lúc ông đã bị điếc hoàn toàn, và điều này càng làm tôn lên sự siêu việt của nhà soạn nhạc đại tài này. Tuy vậy mới đây một nghiên cứu âm nhạc đã cho rằng Beethoven không bị "điếc hoàn toàn" khi sáng tác và công diễn bản Ninth Symphony như chúng ta vẫn tưởng.



    Nghiên cứu được thực hiện bởi trường Đại học Kent State (Ohio). Giáo sư Theodore Albrecht cho rằng Beethoven lúc đó có chịu ảnh hưởng giảm thính lực nặng, nhưng ông không hề bị điếc hoàn toàn. Chính xác hơn là Beethoven vẫn có thể nghe được bằng tai trái cho đến trước lúc ông mất vào năm 1827, nghĩa là ít nhất 2 năm sau khi hoàn thành bản Ninth Symphony. Beethoven cũng cố vấn trình diễn cho bản String Quartet in B-flat, Op 130 vào tháng 3/1826, điều mà chắc chắn ông không thể làm được nếu không nghe thấy gì.

    [​IMG]

    Beethoven bắt đầu bị giảm thính lực từ năm 1798 và ông từng nói với một người bạn của mình rằng: "Nếu tôi mà làm nghề khác thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nhưng với nghề này, đây là một điều đáng sợ". Beethoven cũng đã từng thử sử dụng còi tai (ear-trumpet - được phát mình bởi Frederick C. Rein vào năm 1800) nhưng tình trạng cũng không khả quan hơn chút nào. Ông giao tiếp với người xung quanh bằng cách để họ viết các câu hỏi và ông sẽ đọc và trả lời.

    Giáo sư Albrecht cũng nghiên cứu thêm một ghi chú của Beethoven được viết khoảng năm 1823, ghi rằng: "Tắm rửa sạch sẽ và không khí thôn quê có thể cải thiện được nhiều thứ. Đừng sử dụng những thiết bị cơ học quá sớm (ý nói chiếc còi tai). Nhờ kiêng sử dụng chúng mà tôi đã giữ lại được phần nào thính lực của tai trái".

    "Khi cần thiết, cứ giao tiếp bằng ghi chép. Thính lực sẽ được nghỉ ngơi".

    Trong một ghi chú khác được viết năm 1824, một nhạc công có ghi: "Ông (Beethoven) chỉ nên chỉ huy dàn nhạc cho đoạn mở đầu. Chỉ huy dàn nhạc cho cả buổi hòa nhạc sẽ có tác động rất lớn đến thính lực và tôi khuyên ông đừng nên cố làm thế".

    Giáo sư Albrecht khẳng định các ghi chú này sẽ mang đến một cái nhìn khác đối với nhà soạn nhạc đại tài Beethoven. Ông tuy nhiên vẫn khẳng định rằng chúng "không hề làm giảm đi sự nể phục của mình đối với Beethoven, nhất là những gì mà ông đã làm được dù bị căn bệnh điếc hành hạ".

    Chuyên gia nghiên cứu về Beethoven John Suchet nói thêm: "Phát hiện này thật tuyệt vời và giải đáp được rất nhiều thắc mắc từ trước đến nay. Beethoven vẫn có thể sáng tác và chơi piano cực kỳ chính xác đến mức điêu luyện chứng tỏ ông vẫn có thể nghe được một phần nào đó, hoặc không thì cũng có thể cảm nhận được những rung động. Các ghi chú nói trên đã giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc đời của Beethoven. Ước gì trợ lý của ông đã không hủy gần hết các ghi chú khác để bảo vệ đời tư cho ông chủ của mình, nhưng chúng ta nên tôn trọng điều đó".
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này