FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Dưới sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, thủ tục lừa đảo cho vay tiền trở nên tinh vi hơn bao giờ hết. Với thủ tục cho vay đơn giản, giờ đây, mọi người có thể dễ dàng ở nhà, với chiếc điện thoại mà hoàn tất hồ sơ cho vay tiền thông qua các app vay tiền. Tuy nhiên, cũng vì sự dễ dàng và tiện lợi như vậy, không ít chiêu thức lừa đảo núp bóng cho vay tiền qua app, cho vay tiền online. Để cùng cảnh giác, hãy cùng Công ty luật Apolo Lawyers (Hotlline: 0903 419 479) tìm hiểu các kiểu lừa đảo cho vay tiền qua app, vay tiền online 2022. Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người dân, không ít đối tượng đã thực hiện nhiều cách thức lừa đảo cho vay tiền qua app, vay tiền online. Vậy vay tiền qua app như thế nào? Có những cách thức lừa đảo nào? 1. Cách thức vay tiền online, vay tiền qua app Vay tiền qua app là hình thức cho phép vay tiền nhanh qua các app được cài đặt trên điện thoại mà không cần tài sản đảm bảo. Người vay chỉ cần tạo tài khoản trên app và yêu cầu vay trực tuyến, sau khi khoản vay được phê duyệt, tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của ngân hàng. Với hình thức vay này, khách hàng phải cung cấp ảnh chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu để bên cho vay xác thực thông tin người vay. Có thể thấy, việc vay tiền online, hay vay tiền qua app hiện nay thật sự rất đơn giản và thuận tiện. Tuy nhiên, nhiều đối tượng cũng đã lợi dụng sự thuận tiện nói trên để thực hiện các chiêu trò lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. 2. Các kiểu lừa đảo cho vay tiền qua app, vay tiền online 2022 Dưới đây là 02 thủ đoạn lừa đảo được cảnh báo gần đây. 2.1. Đăng ký vay nhưng không nhận được tiền mà vẫn mắc nợ Để thu hút khách hàng, các đối tượng thường mời chào vay vốn bằng nhiều ưu đãi như hỗ trợ cho vay trong khi đang có nợ xấu, thủ tục vô cùng đơn giản không cần nhiều giấy tờ thủ tục, giải ngân nhanh chóng chỉ trong 1 giờ, cùng với hạn mức cho vay lớn, lãi suất thấy,… Tiếp theo đó, những đối tượng này yêu cầu khách hàng cài đặt ứng dụng cho vay online để có thể đăng ký hồ sơ khoản vay và gửi thông báo phê duyệt khoản vay. Ở đây, các đối tượng cho vay sử dụng con dấu giả của các ngân hàng. Tuy nhiên, sau khi khách hàng đăng ký khoản vay, những đối tượng này sẽ thông báo lỗi giải ngân và yêu cầu nộp tiền để xử lý khoản vay. Hay họ sẽ yêu cầu khách hàng chuyển trước một khoản tiền để nộp phí hồ sơ hoặc bảo hiểm của khoản vay. Nhưng sau khi khách hàng đóng tiền thì khách hàng lại không nhận được giải ngân khoản vay nào còn các đối tượng lừa đảo sẽ chiếm đoạt số tiền này và chặn mọi liên lạc. 2.2. Dụ dỗ vay tiền trên nhiều app Thông thường, các đối tượng lừa đảo sẽ lấy thông tin của khách hàng sau đó liên hệ để giới thiệu về những app vay tiền khác với nhiều lời mời hấp dẫn. Khách hàng sẽ nhận được các ưu đãi như miễn lãi suất trong lần vay đầu, không cần chứng minh thu nhập hay thế châp để vay tiền,… Tuy nhiên, sau khi giải ngân, khách hàng sẽ không nhận được toàn bộ số tiền vay mà chỉ có thể nhận được một phần hoặc trong trường hợp tệ hơn là không nhận được đồng nào. Khi không nhận được tiền, khách hàng mất khả năng chi trả thì những đối tượng lừa đảo này sẽ lại gửi link tải app khác để lừa khách hàng tiếp tục vay để trả nợ. Từ đó, khách hàng bị chúng đẩy vào một vòng luẩn quẩn và ôm một khoản nợ lớn hơn ban đầu rất nhiều. 3. Làm gì khi bị lừa đảo cho vay tiền qua app, vay tiền online? Khi bị lừa đảo, người bị hại nên làm đơn tố giác đến các cơ quan chức năng để được hướng dẫn và giải quyết theo đúng quy định pháp luật. Bước 1: Thu thập chứng cứ Trước khi làm đơn tố giác đến cơ quan chức năng để yêu cầu giải quyết, người bị hại cần đảm bảo có thẻ thu thập được chứng cứ liên quan đến hành vi lừa đảo và thông tin của app lừa đảo – đối tượng lừa đảo. Chứng cứ có thể bao gồm: vật chứng, lời khai, lời trình bày, dữ liệu điện tử, các tài liệu, đồ vật khác… Do đó, người bị hại có thể chụp lại tin nhắn trao đổi liên quan đến giao dịch cho vay tiền, biên lai chuyển tiền… Bước 02: Tố giác đến cơ quan chức năng Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Thông tư liên tịch số 01/2017, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an... nơi nạn nhân cư trú sẽ có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm. Bước 03: Cơ quan chức năng xác minh vụ việc Sau khi nhận được tin tố giác thì cơ quan chức năng sẽ tiếp nhận và lấy lời khai, lời trình bày ban đầu. Sau đó, tiến hành xác minh vụ việc xem có dấu hiệu của tội phạm hay không để có căn cứ quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án đó. Nếu có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ khởi tố hoặc kiến nghị khởi tố trong phạm vi quyền hạn, thẩm quyền của mình. Bước 04: Tiến hành điều tra Điều tra vụ án hình sự là quá trình cơ quan điều tra thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của mình để điều tra, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, vật chứng có liên quan đến vụ án. Bước 05: Truy tố, xét xử vụ án lừa đảo Sau khi có được tài liệu, chứng cứ, vật chứng có liên quan đến vụ việc lừa đảo cho vay tiền qua app, cơ quan điều tra sẽ có biên bản kết luận điều tra, sau đó chuyển hồ sơ và kết luận điều tra sang Viện kiểm sát nhân dân để truy tố bị can. Sau khi nhận được kết quả điều tra và kết luận điều tra thì Viện kiểm sát sẽ truy tố bị can ra trước Tòa án để xét xử. Bước 06: Thi hành án, thu hồi tiền bị lừa đảo Sau khi xét xử vụ án thì sẽ được chuyển hồ sơ sang cơ quan thi hành án hình sự để áp dụng biện pháp nhằm thu hồi tài sản cho bị hại. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình lấy lại tiền đối với người bị lừa đảo cho vay tiền online qua app. Thời gian từ khi nộp đơn tố cáo cho đến thi hành án có thể mất ít hoặc nhiều thời gian tùy thuộc vào từng tính chất, mức độ phức tạp của vụ việc. >>> Xem thêm: Cách tính lãi suất cho vay nặng lãi >>> Xem thêm: Viết di chúc như thế nào để được công nhận? Trong trường hợp Quý khách hàng muốn được hỗ trợ trong việc tố giác đến cơ quan chức năng về các trường hợp lừa đảo cho vay tiền qua app, vay tiền online, quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty Luật Apolo Lawyers để được hỗ trợ.