FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Con gái 2 lần 7 là 14 tuổi thì hành kinh, con trai 2 lần 8 là 16 tuổi có tinh khí. Tuy thế, con trai nên trên 30 tuổi, con gái nên trên 20 sẽ lấy nhau, thì khí huyết vượng chóng sanh mà dễ nuôi. Người nào muộn có con, không phải vì tạng thận mà còn bởi tạng tâm. Mỗi khi giao hợp, quân hỏa ở tạng tâm động lên thì tướng hỏa ở tạng thận cũng động theo. Một khi tình dục nhiều thì tinh khí tiết ra luôn, mà không đầy đủ để vào mạnh tử cung, vì thế mà nhà phú quý phần nhiều it con, như vậy thì sự cầu tự cần nhất là tình dục có tiết độ. Sách cổ có nói "cha ít tuổi mà mẹ nhiều tuổi thì sanh con gái mà yếu, cha nhiều tuổi mà mẹ ít tuổi thì sanh con trai yếu", điề đó cũng không chắc hẳn. Đàn bà có người khỏe mạnh ăn uống nhiều mà sanh con ít, có người khí huyết ăn uống đều kém mà đông con và dễ nuôi là lẽ làm sao? Thiết nghĩ ngoài lẽ thừa trừ, thì người khỏe mà béo, nào là vì khí trệ, nào là vì huyết trệ, nào là đàm mỡ bế ở tử cung, còn nhiều bệnh hơn người gầy yếu. Vậy muốn cầu tự, cần phải điều kinh để tránh sự bất điều như ở mục nguyệt kinh đã phân tách. Sách cổ có bài thơ thất ngôn bát cú nói về sự cầu tự, đại ý nói đàn bà sạch kinh trong một hai ngày mà giao hợp với đàn ông thì chóng có thai. Sách thuốc nói đàn ông cần ở tạng thận mà đàn bà cần ở nguyệt kinh, nhưng còn căn cứ ào mạch, để phân biệt là hư hay thực hàn hay nhiệt. Mạch sáo (nhanh) là nhiệt, mạch trì (chậm) là hàn, hai mạch như trên là có bệnh. Mạch hữu lực lắm là chính khí yếu mà tà khí mạnh tức là "thực", mạch thực thì phải tán uất rồi mới dùng thuốc bổ. Mạch vô lực lắm là chính khí kém tức là khí huyết hư, hư thì phải bổ. Đàn bà còn có người về huyết nhiều mà khí lại kém, lại cần cho khí và huyế được quân bình với nhau. Ngoài điểm chính là phải bớt tình dục, ta còn phải bớt khó nhọc, bớt lo nghĩ, tránh uất giận, cần uống rượu mới dễ sanh và sanh mới dễ nuôi. VỀ ĐIỂM KHÔNG CON Đàn ông hoặc vì tiên thiên kém, hoặc vì tạng thận yếu khí huyết kém, hoặc vì tửu sắc vô độ, hoặc vì tinh khí lạnh. Đàn bà hoặc vì tử cung lạnh, hoặc vì mạch sung và mạch nhâm có thương tổn, hoặc vì người béo nhiều mỡ và đàm, hoặc vì khí huyết không cân nhau, hoặc vì trong huyết có nóng ngầm(phục nhiệt). Cả đàn ong,đàn bà, mạch bộ xích bên phải "tế" hay là "hư đại" mà vô lực, nên uống bài Bát Vị Hoàn, nếu bộ xích trái "hồng đại" mà ấn tay mạnh lại vô lực nên uống bài Lục Vị Hoàn. Nếu 2 bộ xích đều"vi tế" hay là "phù đậu" nên uống bài Thập Bổ Hoàn. Đàn bà người béo nên uống bài Đạo Đàm Hoàn hay là phương thuốc Ráo Thấp Khí thêm Nam Tinh, Bán Hạ, Chỉ Sắc, Xuyên Khung, Hương Phụ,Trần Bì. Người gầy tính vội kinh khong đều và tử cung ráo, nên uống bài Tứ Vật thêm Hoàng Cầm, Hương Phụ, hay là bài Lục Vị Hoàn. Đàn ông người béo mạch trầm, neu1 còn ít tuổi nên uống bài Nhân Sâm Cao, nếu đã nhiều tuổi (trung niên) mà nhiều vợ nên uống bài Bổ Trung Ích Khí, thêm những vị Lộc Dao, Khởi Tử, Nhục Thông Dung, Tỏa Dương, lại bổ thêm cả tướng hỏa . Nếu ăn ít người mệt nên uống bài Bổ Trung và thuốc Bổ Tỳ Vị. Nếu người gầy đen, mạch "huyền sác" mà nóng nhiều là chân âm kém, nên uống bài Lục Vị thêm những vị Tri Mẫu, Hoàng Bá, Quy Thân, Kỷ Tử làm thuốc viên mà uống nhất định phải dùng thuốc ôn và nhiệt. Đàn bà nếu vì phong hàn vào tử cung là tuyệt sản, nên uống những vị cay và ôn, lại thêm thuốc bổ khí huyết (chỉ dùng riêng thuốc tân ôn thì không được). Sở dĩ không dùng riêng được thuốc nóng vì có thai là nhờ ở âm huyết. NHỮNG VỊ THUỐC CẦU TỰ 1.Chân thủy kém dùng bài Lục Vị. 2.Chân hỏa kém dùng bài Bát Vị 3.Chân khí kém dùng những vị Sâm Kỳ Linh Truật, gừng sao đen và vị Ngũ Vị. 4.Chân huyết kém dùng những vị Quy, Thục, Thược, Gà xương đen và lá mền tưới (trạch tam) 5.Chân âm kém dùng những vị cao mai rùa (quy giao) a giao và sữa người. 6.Chân dương kém dùng những vị Kỷ Tử, Thung Dung, Phụ Tử, Quan Quế, Sà Sàng Tử, Ba Kích. 7.Bổ tinh huyết như những vị cao và nhung của hưu hay của nai. 8.Để nhẹ đàm như những vị Bán Hạ và Nam Tinh(chế và sao) Quất Hồng, Hương Phụ. BÀN VỀ THỤ THAI Theo các nhà làm thuốc bàn luận họ Chữ nói "trong khi giao hợp tinh đến trước thì sinh con trai, huyết đến trước thì sinh con gái" nhưng ong Đông Viên đã bác lời ấy. Ông Mã Huyền Đài nói" "dương khí hơn lên thì sanh con trai, âm khí hơn lên thì sanh con gái" Ông Đông Viên nói" kinh mới sạch mà giao hợp thì sanh con gái, kinh sạch đã lâu mà giao hợp thì sanh con trai" CÓ thuyết nói "có thai về ngày lẻ thì sanh con trai, có thai về ngày chẵn thì sanh con gái?" Còn về lẽ đẻ sanh đôi, theo sách Nhàn Kinh nói "tinh thịnh hơn huyết là sanh 2 trai, huyết thịnh hơn tinh là sanh 2 gái, tinh và huyết đều thịnh thì sanh 1 trai 1 gái, còn tinh huyết hỗn tạp thì sanh quái thai mà không phải là người" Tóm lại thuyết nào cũng có điểm đáng ngờ mà không dám tin hẳn. kinh dịch chỉ nói" đạo của quẻ Kiền là dương thì thành con trai, đạo của quẻ Khôn là âm thì thành con gái" ngoài ra cũng khong nói rõ. Theo ý tôi (tác giả) thì trong khi giao hợp bách mạch của đàn ông (khí) cùng đến thì thành con trai, bách mạch của đàn bà( huyết) cùng đến thì thành con gái , cùng đến nghĩa là khoái hoạt cực độ. Tiên sinh họ Phùng nói" việc cầu tự còn chủ ở đàn ông mà không nên chuyên trách ở đàn bà, thường tháy đàn ông 6 bộ mạch đều "hồng đại" mà bộ xích hữu lực thì sanh con trai nhiều hơn, còn người 6 bộ mạch 'trầm tế" mà 2 bộ xích "trầm vi" thì sanh con gái nhiều hơn, mà sanh con trai cũng chết trẻ, điều trên là đã kinh nghiêm như vậy sanh con trai hay sanh con gái bởi đàn ông" MẠCH NHƯ THẾ NÀO LÀ CÓ THAI Sách mạch nói " mạch của đàn bà hoạt, tật mà không tản đi là có thai đã ba tháng, chỉ thấy tật mà không tản đi là có thai đã tháng, từ tháng thứ 6 trở đi thì mạch không "tật" nữa. Nhưng cũng có người trước sau chỉ một mực "hồng sắc" là khí huyết đều mạnh (thịnh) mà không nhất thiết như ở trên" Chú giải của tác giả Kinh tức thiếu âm là mạch của tạng thận, động là rung động, tử cung bám vào tạng thận, nay thấy luồn luột động lên là trong đó có chứa một vật gì. Mạch thủ thiếu âm là tạng âm, nay thấy rung động lại thêm mạch bộ xích là tạng thận đi lại không ngừng có vẻ lưu lợi thế là có thai vì bào thai liên hệ với tạng thận.