BS cảnh báo: Nghiện game là 1 dạng 'rối loạn tâm thần', có 9 dấu hiệu này chữa ngay kẻo muộn

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi TS_BS_thuymau.nguyen, 29/5/19.

  1. BS cảnh báo: Nghiện game là 1 dạng 'rối loạn tâm thần', có 9 dấu hiệu này chữa ngay kẻo muộn

    BS cảnh báo: Nghiện game là 1 dạng 'rối loạn tâm thần', có 9 dấu hiệu...

    LIÊN HỆ (231 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: TS_BS_thuymau.nguyen
    3. Ngày đăng: 29/5/19 lúc 15:25
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Nghiện game là tình trạng rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.
    Tổ chức Y tế thế giới công nhận “rối loạn do game” là một bệnh trong hệ thống phân loại bệnh quốc tế (ICD11) được định nghĩa khi trẻ có hành vi chơi game kéo dài và liên tục, có thể game trực tuyến hoặc ngoại tuyến, biểu hiện bằng khả năng khó kiểm soát bản thân khi chơi game, tăng mức độ ưu tiên chơi game so với các sở thích khác và các hoạt động thường ngày. Mức độ nghiện game càng ngày càng gia tăng mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực.


    Nghiện game có thể gây nên hậu quả tiêu cực nghiêm trọng. Ảnh minh họa


    Mặc dù có hàng tỉ người chơi game trên thế giới, nhưng phần lớn là không nghiện game. Tổ chức Y tế thế giới ước tính số nghiệm game chỉ chiếm 3-4%. Thường những người nghiện game sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến suy giảm các hoạt động bình thường của cá nhân, gia đình, xã hội, học tập, công việc và các lĩnh vực khác. Để chẩn đoán xác định, các hành vi chơi game thường xuất hiện trong khoảng thời gian ít nhất là 12 tháng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn, có thể không cần đến 12 tháng.
    Có hai loại nghiện game chính. Loại thứ nhất thường là game 1 người chơi và liên quan đến việc cần hoàn thành một nhiệm vụ cho trước. Loại nghiện game này thường liên quan đến nhiệm vụ cần đạt một điểm số hoặc một tiêu chí định sẵn.

    Loại thứ hai là game online với nhiều người chơi, loại này gây nghiện vì thường không có hồi kết. Các game thủ thích thú khi tạo ra và hóa thân thành một nhân vật trực tuyến. Họ thường xây dựng mối quan hệ với những người chơi trực tuyến khác như một mạng lưới ảo để trốn khỏi thực tế và họ xem như một cộng đồng nơi họ được chấp nhận nhất.

    Nguyên nhân gây nghiện game

    Nhiều nguyên nhân khác nhau gây nghiện game. Một trong những lý do chính khiến giới trẻ nghiện là do cách thiết kế game. Các nhà sản xuất game tạo ra một trò chơi đủ thử thách để khiến người chơi quay trở lại nhiều hơn nhưng không quá khó để người chơi bỏ cuộc. Do vậy, người chơi cảm thấy khó để thắng được nên nghiện game rất giống với nghiện cờ bạc.

    Game thường được thiết kế có chủ ý bằng cách sử dụng tâm lý hành vi hiện đại để khiến người chơi bị cuốn hút. Chơi game giúp tăng một lượng dopamine-một chất gây hưng phấn cao và việc tăng chất kích thích này kéo dài có thể gây ra những thay đổi cấu trúc cho não của bạn.

    Người chơi bắt đầu sống trong một thế giới mình mong đợi. Các trò chơi rất hấp dẫn đến mức nó có thể dễ dàng chơi hàng giờ liền. Người chơi sống trong một môi trường mà họ cảm thấy an toàn và trong tầm kiểm soát.

    Dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh 'nghiện game'

    Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ đã xác định 9 dấu hiệu cảnh báo cần theo dõi khi nghiện game.

    1. Ưu tiên chơi game. Thường nghĩ về chơi game trước các hoạt động khác hoặc dự định sẽ chơi game tiếp theo sau hoạt động vừa làm; Chơi game trở thành hoạt động chủ yếu trong cuộc sống hàng ngày.
    2. Triệu chứng cai khi ngừng chơi game. Những triệu chứng này được mô tả là sự khó chịu, lo lắng, buồn chán và thèm thuồng.
    3. Sự dung nạp - nhu cầu càng ngày càng dành nhiều thời gian chơi game. Điều này ngày càng tăng do yêu cầu trong game cần hoàn thành các mục tiêu ngày càng phức tạp, tốn thời gian hoặc khó khăn hơn để đạt được mục tiêu.
    4. Những cố gắng để kiểm soát bản thân chơi game nhưng không thành công
    5. Mất hứng thú với các sở thích giải trí trước đây, và ngoại trừ chơi game.
    6. Tiếp tục chơi game quá mức mặc dù cảm thấy có các vấn đề tâm lý. Người chơi tiếp tục chơi mặc dù nhận ra có tác động tiêu cực.
    7. Đã lừa dối các bố mẹ, người thân, thầy cô hoặc những người khác về các vấn đề liên quan đến chơi game.
    8. Sử dụng game để thoát khỏi hoặc giảm tâm trạng tiêu cực (ví dụ: cảm giác bất lực, mặc cảm, lo lắng, buồn chán).
    9. Gây nguy hiểm hoặc mất một mối quan hệ trong công việc, học tập hoặc cơ hội nghề nghiệp vì chơi game.

    Nếu gặp ít nhất 5 dấu hiệu cảnh báo trên trong khoảng thời gian 12 tháng, có thể trẻ đã bị nghiện và nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
    Ảnh hưởng của nghiện game và điều trị

    Nghiện game có thể gây nên hậu quả tiêu cực nghiêm trọng. Hầu hết các hậu quả này có tác dụng ngắn hạn, tuy nhiên có thể dẫn đến hậu quả lâu dài nghiêm trọng hơn nếu không được giải quyết đúng.

    Người nghiện game thường sẽ không ngủ hoặc không ăn để tiếp tục chơi game. Điều này sẽ làm đói và mệt mỏi, và lâu dài sẽ dẫn đến rối loạn giấc ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan đến chế độ ăn uống. Thường sẽ ăn thức ăn nhanh và các nước tăng lực nhiều cafein và đường, dẫn đến suy dinh dưỡng và mất nước.

    Người chơi tự cô lập bản thân khỏi những người xung quanh để chơi game, do vậy có thể bỏ lỡ các hoạt đồng cùng gia đình, đi chơi với bạn bè.... Nếu việc này tiếp tục là diễn ra trong một thời gian dài, người nghiện có thể thấy mình không có bạn bè và mất các mối quan hệ xã hội.

    Những người nghiện chơi game có xu hướng ủ rũ và cáu kỉnh, chán nản, hung hăng. Trở thành một người nghiện chơi game làm ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của người chơi.

    Ảnh hưởng lâu dài của việc nghiện game như các vấn đề về tiền bạc, học tập và nghề nghiệp. Chơi game cần bỏ tiền để mua các vật dụng ảo trong game, chi phí trả cho quán game, thiết bị chơi game,... có thể rất tốn kém. Điều này dẫn đến trẻ có hành vi nói dối bố mẹ, ăn cắp hoặc các hành động khác để lấy tiền chơi game. Những trò chơi này cũng có thể rất tốn thời gian, khiến người nghiện game không có nhiều thời gian tập trung vào học tập hoặc công việc.

    Nghiện game có ảnh hưởng đến cả sức khỏe và xã hội của người nghiện. Mặc dù không phải dễ dàng để điều trị nghiện game, nhưng cũng có thể điều trị được. Điều quan trọng nhất là cần phát hiện các dấu hiệu nghiện game ở trẻ.

    Nếu có những dấu hiệu này, bạn cần phải gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị. Một số trường hợp có thể phải dùng thuốc nếu có các vấn đề rối loạn khác đi kèm. Điều quan trọng nhất là cần khuyến khích họ tham gia các hoạt động ngoài trời thay vì chơi game để tạo không gian tích cực.


    Ths.BS. Nguyễn Thị Thu Hường - Giảng viên Đại học Y Hà Nội
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này