Bồi bổ các kiểu mà thai vẫn nhỏ, có 3 yếu tố quyết định mức tăng trưởng thai nhi

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi thuynga2016, 30/6/19.

  1. Bồi bổ các kiểu mà thai vẫn nhỏ, có 3 yếu tố quyết định mức tăng trưởng thai nhi

    Bồi bổ các kiểu mà thai vẫn nhỏ, có 3 yếu tố quyết định mức tăng trưởng...

    LIÊN HỆ (209 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: thuynga2016
    3. Ngày đăng: 30/6/19 lúc 12:06
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. thuynga2016

    thuynga2016 Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Em lo quá các mẹ ơi! Chả là em năm nay 29 tuổi, mang thai tháng thứ 6 rồi ạ. Vì ở cùng mẹ chồng nên em được bà chăm sóc kỹ lắm, món gì tốt, ngon bà đều mua về cho con dâu ăn, chẳng tiếc thứ gì. Từ khi mang thai đến giờ, em tăng được 9kg. Tưởng là thai nhi sẽ phát triển tốt, cân nặng đạt chuẩn ấy vậy mà bữa trước khi khám, bác sĩ nói thai nhi còi cọc vì thiếu dinh dưỡng các mẹ ạ. hic
    Lúc đó, em mới ngớ người ra không hiểu sao vì trong thai kỳ em ăn rất nhiều, cân nặng cũng tăng mà bác sĩ lại nói là con còi cọc, không phát triển tốt... Đến khi nghe bác sĩ giải thích thì em mới ngộ ra nhiều điều, không phải cứ mẹ tăng cân là con phát triển. Nhiều khi, bổ sung quá nhiều nhưng chỉ vào mẹ mà không vào con các mẹ ạ huhu.

    Rồi bác sĩ chia sẻ luôn, có 3 yếu tố quyết định đến cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Ngẫm thì đúng thật!

    1. Dinh dưỡng cân bằng, hợp lý

    [​IMG]

    Thai nhi trong bụng phát triển nhờ lượng thức ăn được cung cấp từ mẹ qua dây rốn. Vì vậy, nếu mẹ không bổ sung một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ khiến thai nhi phát triển chậm, còi cọc. Thai phụ nhẹ cân cũng gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai nhi. Tuy nhiên, nếu trong thai kỳ, mẹ ăn nhiều, tăng cân nhiều nhưng không cung cấp đủ nhóm chất cần thiết cho con thì cũng khiến thai nhi nhẹ cân, phát triển kém đó ạ.
    Dinh dưỡng trong thai kỳ đặc biệt là những tháng cuối sẽ quyết định cho sự phát triển, trọng lượng thai. Tuy nhiên, mẹ nên ăn khẩu phần đa dạng, hợp lý và đầy đủ dưỡng chất: bột đường 37%, vitamin hoặc rau quả trái cây 28%, đạm 25%, chất béo 10% nhé.

    2. Sức khỏe của mẹ trong giai đoạn thai kỳ

    [​IMG]

    Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ giảm, đó cũng là nguyên nhân khiến mẹ thường mắc bệnh trong thai kỳ. Nếu không được chăm sóc và điều trị hợp lý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. Ngoài ra, những thói quen ăn uống và sinh hoạt của mẹ cũng dễ khiến thai nhi tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm.
    Ví dụ, khi mẹ bầu bị béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ, cân nặng của thai nhi sẽ lớn hơn bình thường. Ngược lại, mẹ bầu bị căng thẳng, áp lực, mắc chứng cao huyết áp, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, café sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển cân nặng của thai nhi, làm cho thai nhi còi cọc, kém phát triển.

    Ngoài ra, còn những yếu tố từ bệnh lý của mẹ ảnh hưởng đến cân nặng của con như:

    - Chiều cao cân nặng của mẹ: Những bà mẹ gầy gò, thấp bé có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao hơn nhóm bà mẹ còn lại.

    - Các bệnh lý của mẹ: Mẹ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh mạn tính như suy tim, suy gan, suy thận, tăng huyết áp... cũng có nguy cơ sinh con nhẹ cân.

    - Mẹ bị tiền sản giật: Trong thai kỳ nếu mẹ bị tiền sản giật, huyết áp tăng sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu và dinh dưỡng từ mẹ qua bánh nhau đến với thai nhi. Em bé có thể bị suy dinh dưỡng.

    3. Yếu tố di truyền, độ tuổi mang thai

    [​IMG]

    Theo các nghiên cứu khoa học, di truyền là yếu tố quyết định 23% vóc dáng của thai nhi. Tất nhiên, nếu bố mẹ đều cao, chắc chắn thai nhi sau này cũng sẽ cao lớn, phát triển tốt giống bố mẹ (ngoại trừ việc bố mẹ mắc bệnh lý nào khác).
    Bên cạnh đó, những thai phụ mang thai ở độ tuổi dưới 18 hoặc trên 40 sẽ sinh con nhẹ cân hơn những người mẹ bình thường đó ạ.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này