Bộ Công Thương: Chưa có quy định hàng hoá như nào được gọi là hàng của Việt Nam

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 5/7/19.

  1. Bộ Công Thương: Chưa có quy định hàng hoá như nào được gọi là hàng của Việt Nam

    Bộ Công Thương: Chưa có quy định hàng hoá như nào được gọi là hàng của...

    LIÊN HỆ (337 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 5/7/19 lúc 18:16
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Sáu, ngày 05/07/2019 17:30 PM (GMT+7)


    Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), “hàng hóa của Việt Nam", "hàng hóa sản xuất tại Việt Nam” là những khái niệm đến thời điểm này vẫn chưa có quy định cụ thể, rõ ràng nhằm xác định, nguồn gốc xuất xứ.


    Trả lời báo chí ngày 4/7 liên quan đến việc công ty CP Điện tử Asanzo Việt Nam nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) bổ sung thêm, đối với hàng hoá lưu thông trong nước có Nghị định 43 ban hành năm 2017 nêu quy định yêu cầu bắt buộc hàng hoá lưu thông trên thị trường Việt Nam đều phải dán nhãn tên người sản xuất, tổ chức cá nhân, xuất xứ hàng hoá. Cụ thể, trong Nghị định 43 có điều 15 quy định các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân xác định và có trách nhiệm với thông tin đưa ra.

    Ông Hải cho biết, Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với quy định cụ thể phục vụ cho hàng hoá xuất, nhập khẩu phục vụ hưởng ưu đãi thuế quan còn chưa áp dụng với nhãn hàng tại thị trường Việt Nam. Việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ không nói lên tỷ lệ xuất xứ Việt Nam mà cả khu vực. Theo ông Hải, dù các các văn bản khác nhau nhưng hiện chưa có quy định rõ ràng xác định xuất xứ hàng hoá như nào được gọi là “sản xuất tại Việt Nam”, “hàng hoá của Việt Nam”, ông Hải nói.

    Cũng theo ông Hải, sắp tới khi có dự thảo về vấn đề quy định xuất xứ hàng Việt Nam, Bộ Công Thương sẽ công bố và xin ý kiến các hiệp hội, doanh nghiệp, người tiêu dùng làm sao để thực tế và ngăn chặn gian lận thương mại.

    [​IMG]

    Bộ Công Thương vào cuộc xác minh Asanzo nhập hàng Trung Quốc nhưng dán nhãn xuất xứ Việt Nam

    Liên quan đến vụ việc của Asanzo, trước đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã yêu cầu các Cục, Vụ, Viện có liên quan như: Cục Xuất nhập khẩu, Cục Công nghiệp, Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ Thị trường trong nước, Tổng cục Quản lý thị trường… tiến hành kiểm tra rà soát công tác quản lý nhà nước và chức trách nhiệm vụ được giao trong vụ việc này.

    Tại buổi họp báo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Bộ Công an ngày 26/6, Trung tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan liên ngành Bộ Công an, Bộ Công Thương rà soát, kiểm tra phản ánh về nghi vấn Asanzo nhập lậu hàng Trung Quốc, dán mác “made in Việt Nam”.

    Bộ Công an đã chỉ đạo và các đơn vị nghiệp vụ đang rà soát, thu thập tài liệu liên quan. Cơ quan công an cũng tiến hành xác minh các công ty liên quan tới công ty Asanzo. Không chỉ Asanzo, lãnh đạo Bộ Công an cũng chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ kiểm tra, xác minh đối với nhiều doanh nghiệp khác. Nếu có dấu hiệu vi phạm, lực lượng chức năng sẽ tiến hành xử lý.

    Trước đó, theo phản ánh của một số phương tiện truyền thông, công ty CP điện tử Asanzo đã nhập hàng loạt thiết bị điện tử xuất xứ Trung Quốc như nồi cơm điện, lò nướng, tivi, máy lạnh, loa… về dán nhãn Việt Nam để bán ra thị trường.

    Ngay sau khi có phản ánh, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ việc Công ty cổ phần Điện tử Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam, làm rõ các vi phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

    Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính và Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng (Hải quan, Quản lý thị trường…) rà soát lại việc thực hiện quản lý nhà nước và chức trách nhiệm vụ được giao trong vụ việc này, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật. Kết quả phải được báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/7.

    [​IMG]

    Những ngày qua, người tiêu dùng “sốc” khi biết hàng loạt sản phẩm điện tử của Tập đoàn Asanzo được sản xuất ở...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này