FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Tình hình COVID-19 vẫn còn đang phức tạp gây gứt gãy nhiều chuỗi cung ứng trên thế giới. Đặc biệt đối với ngành nông, giá vật tư đầu vào của ngành này cũng không phải là ngoại lệ. Gần đây nhất, giá mặt hàng phân bón đang tăng cao đã gây không ít khó khăn trong sản xuất của người nông dân. Các tin tức từ các phương tiện truyền thông và các báo cáo của địa phương cho biết từ đầu năm đến nay, giá phân bón duy trì đà tăng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khiến nông dân gặp không ít khó khăn. Diễn biến về giá phân bón gần đây. Thông tin từ Tập đoàn Vinacam, thị trường phân bón trong nước năm 2021 khép lại trước kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần ở mức giá cao, nhưng theo xu thế giảm sau khi đã tăng hỗn loạn gần như suốt năm qua theo đà tăng của thế giới. Kể từ ngày 8/2 (ngày 8 tháng Giêng âm lịch), các công ty, đại lý phân bón bắt đầu khai trương bán hàng trở lại, nhưng gần như không có các giao dịch lớn mà thay vào đó là bức tranh ảm đạm với mức giá bắt đầu hạ nhiệt. So với trước Tết Nhâm Dần, vào thời điểm này, giá các mặt hàng phân bón đã giảm từ 500.000 - 1 triệu đồng/tấn. Việc giảm giá ở tất cả các mặt hàng phân bón do tác động từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, trong thời gian ngắn của năm 2021, giá phân bón trong nước đã tăng quá nhanh theo đà tăng của thế giới khiến phân bón tồn kho của các đại lý có nhiều mức giá khác nhau, chênh lệch với biên độ lớn. Chẳng hạn, giá Kali đầu tháng 2 ở Việt Nam được chào bán với biên độ rộng do Kali tồn từ nhiều đợt mua hàng với giá nhập khác nhau của cả nhà nhập khẩu, thương nhân và đại lý. Như vậy, nếu làm phép tính bình quân, dẫu cho thời điểm này có bán ra thấp hơn với thời gian trước tết cả triệu đồng/tấn, các thương nhân vẫn có lãi đến vài triệu đồng/tấn. Đây là mức lãi trong mơ của ngành kinh doanh phân bón. Do đó, có thông tin đang có tâm lý chung của các thương nhân kinh doanh phân bón là xả hàng để chốt lời. Các nguyên nhân làm tăng giá phân bón. Giá phân bón phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm từ giá nguyên liệu đầu vào, cước vận chuyển, giá nông sản, đến các yếu tố thời tiết, dịch bệnh,… Giá phân bón tăng phụ thuộc nhiều vào giá nguyên liệu đầu vào như khí amoniac, than, lưu huỳnh, axit sunphuric, quặng apatit, chi phí vận chuyển,… tăng. Giá quặng apatit trong nước cũng tăng gần 8% và nguồn cung ngày càng giảm dần. Thêm vào đó, giá dầu tăng và công-ten-nơ rỗng do thiếu hàng đã kéo theo giá cước vận tải tăng từ hai đến ba lần so với năm 2020, làm đứt gãy chuỗi logistics toàn cầu cũng là nguyên cơ bản khiến giá phân bón tăng. Cũng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhiều nhà máy sản xuất phân bón phải đóng cửa khiến nguồn cung trên toàn thế giới giảm mạnh. Từ đó làm mất cân bằng cung cầu phân bón trong khu vực cũng như thế giới. Việc tăng giá nguyên liệu ảnh hưởng lớn đến giá phân bón trong nước. Dù phân bón là sản phẩm Việt Nam có thể tự sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và có một phần xuất khẩu nhưng do nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế có độ mở cao nên việc giá phân bón trên thị trường thế giới tăng cao nên giá phân bón trong nước cũng tăng theo. Con đường tắt cho chủ cửa hàng khi giá phân bón tăng cao. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh cần phối hợp với các bên thực hiện kiểm soát tốt nguồn hàng, tránh tình trạng nhà phân phối đầu cơ, găm hàng gây sốt phân, sốt giá. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh cần triển khai các chương trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức tới người nông dân. Nỗi lo về sự tăng giá phân bón sẽ giảm đi một nửa nhờ sử dụng phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp, bởi đây là công cụ thông minh, hỗ trợ người dùng giải quyết mọi vấn đề có liên quan, giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí để thuê nhân viên cũng như một số vấn đề phát sinh khác. Trong thời gian sắp tới, trên thị trường kinh doanh vật tư sẽ xuất hiện một công cụ mới mang tên phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp S2Retail. Giờ đây, những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý cửa hàng vật tư đã không còn là nỗi lo hằng đêm bởi bạn đã có phần mềm rồi. Từng danh mục sản phẩm đều được phân chia một cách chi tiết, rõ ràng trên hệ thống của S2Retail để bạn dễ dàng kiểm soát dù bạn đang ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào. Sử dụng phần mềm một cách hiệu quả sẽ giúp bạn nâng cao doanh thu cửa hàng, từng bước đưa ra những chiến lược kinh doanh mới mẻ, mang lại nhiều nguồn thu hơn. Sự ra mắt của phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp S2Retail trong thời gian sắp tới được dự đoán như một cú nổ lớn trong thị trường kinh doanh, hứa hẹn xóa tan mọi khó khăn cho người quản lý, nhất là khi giá phân bón ngày càng tăng cao như hiện tại. Hãy đón chờ sự có mặt phần mềm S2Retail và tìm cách áp dụng chúng vào mô hình kinh doanh của bạn nhé! Chúc bạn thành công!