Bia rượu gây ảnh hưởng đến gan như thế nào?

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi Drchuottui, 9/5/19.

  1. Bia rượu gây ảnh hưởng đến gan như thế nào?

    Bia rượu gây ảnh hưởng đến gan như thế nào?

    LIÊN HỆ (451 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Drchuottui
    3. Ngày đăng: 9/5/19 lúc 12:11
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Drchuottui

    Drchuottui Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Gần như ai cũng biết, uống nhiều rượu bia sẽ gây ảnh hưởng đến gan. Đầu tiên những triệu chứng chưa hề rõ ràng, chỉ khi làm xét nghiệm máu thấy men gan tăng. Sau đó, nếu siêu âm ổ bụng sẽ phát hiện gan nhiễm mỡ. Đây chỉ là giai đoạn đầu, các tế bào gan bị phá hủy âm thầm, chức năng gan chưa giảm một cách rõ rệt.
    Giai đoạn sau khi các triệu chứng đã rõ ràng hơn là lúc bệnh đã có những biểu hiện nặng như: gầy sút, vàng da, da sạm, phù... đây là những biểu hiện của bệnh nhân xơ gan. Nặng có thể dẫn đến ung thư gan. Xơ gan và ung thư gan hiện nay gần như không thể điều trị khỏi hoàn toàn được. Có nhiều biến chứng nguy hiểm, thường dẫn đến tử vong.

    Uống nhiều bia rượu có quá nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và kinh tế. Ngoài ảnh hưởng đến gan, bia rượu còn làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác như: não, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa... Bài viết này chỉ đề cập đến tác hại của bia rượu đối với gan mà thôi.


    [​IMG]
    Hình ảnh gan nhiễm mỡ do rượu

    Nhiều người cho rằng, bản thân ethanol (C2H5OH) gần như không hề gây ảnh hưởng gì đến gan, mà những thành phần khác, tạp chất trong rượu bia như: Aldehyde (an-đê-hít); methanol (CH3OH)... mới gây ảnh hưởng đến gan. Nên họ nghĩ rằng, nếu uống các loại bia rượu đắt tiền, được nấu và chưng cất đảm bảo, sẽ loại được hết các tạp chất, và sẽ không gây ảnh hưởng đến gan. Nhưng đáng tiếc suy nghĩ này là SAI hoàn toàn, bản thân ethanol (C2H5OH) cũng gây ảnh hưởng đến gan rất nhiều, dùng với số lượng càng nhiều thì càng gây hại nhiều.

    [​IMG]
    Hình ảnh xơ gan do rượu


    Rượu (Ethanol, C2H5OH) sau khi uống sẽ được hấp thu qua dạ dày và ruột, sau đó theo dòng máu vận chuyển đến gan. Khoảng 90% lượng rượu sẽ được vận chuyển đến gan và chuyển hóa tại đó.
    Chính bản thân ethanol cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến màng tế bào gan, gây nên giảm chức năng và phá hủy tế bào gan.

    Ethanol gây ảnh hưởng, phá hủy gan, phá hủy các tế bào gan bằng nhiều cách khác nhau nhưng gây ảnh hưởng rõ nhất là do Acetaldehyde (CH3CHO), một sản phẩm trung gian sau khi chuyển hóa rượu. Ethanol được các enzym tại gan chuyển hóa thành Acetaldehyde, đây là một chất độc đối với cơ thể, sẽ gây ảnh hưởng tế bào gan bởi nhiều cơ chế như: gây hại màng tế bào gan; acetaldehyde đóng vai trò như một chất oxy hóa…

    Ngoài ra các yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng đến gan như: việc chuyển hóa rượu tại gan sử dụng nhiều oxy và tốn nhiều năng lượng làm các tế bào gan hoạt động quá tải. Quá trình chuyển hóa rượu cũng tạo ra các gốc tự do gây ảnh hưởng đến các tế bào gan. Quá trình chuyển hóa rượu cũng tạo ra các chất trung gian gây nên phản ứng viêm. Đồng thời quá trình chuyển hóa rượu cũng gây ức chế quá trình chuyển hóa các a xít béo, sẽ gây nên việc gan bị nhiễm mỡ…

    Thêm một số yếu tố khác nữa như: người uống nhiều rượu thường có chế độ dinh dưỡng kém, ít vận động sẽ làm cơ thể càng bị suy yếu.

    Như vậy, nếu sử dụng rượu thường xuyên, kéo dài, với lượng nhiều, các tế bào gan, gan sẽ bị phá hủy và ảnh hưởng rất nhiều. Dù uống các loại rượu đắt tiền, được nấu và chưng cất cẩn thận vẫn gây ảnh hưởng đến gan.

    Đây là câu hỏi của rất nhiều người: nếu uống rượu với số lượng vừa phải, điều độ thì có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Câu trả lời là CÓ, nhưng sẽ ít hơn với việc uống nhiều.

    Thêm một câu hỏi nữa: uống bao nhiêu rượu một ngày là chấp nhận được, ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe? Câu trả lời là 0 (Zero) ml bia, rượu vang, cognac, whisky, vodka.../ngày.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này