FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Là những người quản lý, lãnh đạo chắc hẳn bạn không tránh khỏi việc nghe được những lời lẽ bàn tán không mấy tốt đẹp từ nhân viên của mình. Gặp phải tình huống này bạn sẽ xử lý như thế nào? Lặng lẽ cho qua hay trực tiếp dằn mặt cho những nhân viên này một bài học nhớ đời? Hãy tham khảo cách xử lý khôn khéo sau đây để vừa ngăn chặn tình trạng này cũng như lấy được sự tâm phục khẩu phục từ nhân viên. Phải thật bình tĩnh Khi mới nghe được những tin đồn thất thiệt về bản thân thì chắc chắn ai cũng cảm thấy vô cùng tức giận. Nhưng bạn cần lấy lại bình tình sau đó, vì khi nổi giận bạn thường có những lời nói và cách ứng xử không khôn khéo, đôi khi lại làm trầm trọng vấn đề hơn. Ngay lúc này bạn cần bình tĩnh ngồi lại, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, xem xét nguyên nhân chính của những lời bàn tán này là do đâu, từ ai, động cơ là gì. Kiểm chứng thông tin Đôi khi những gì bạn nghe thấy nhìn thấy lại không phải như đúng những gì bạn thấy. Tức là trong môi trường công sở sẽ luôn có những thị phi, biết đâu đó chỉ là màn kịch các nhân viên dựng lên để đấu đá lẫn nhau. Bạn cần dành thời gian để tìm hiểu sự việc một cách cẩn thận và kỹ lưỡng trước khi đưa ra các quyết định tiếp theo. Xác định nguyên nhân Sau khi xác nhận được thông tin được đưa ra bàn tán là có thật thì bạn cần khách quan tìm hiểu nguyên nhân chính là do đâu. Bạn cũng cần thật trung thực với bản thân vì nếu thông tin bàn tán đó là đúng với bạn thì bạn cần có sự sửa đổi. Ai cũng có những khuyết điểm và có những lúc mắc phải sai lầm, nhà lãnh đạo cũng vậy, nên bạn hãy cứ thẳng thắn nhận lỗi nếu mình đã có sai lầm thực sự. Giải quyết vấn đề Khi đã rõ được nguyên nhân của sự việc này, bạn có thể lựa chọn một trong những cách giải quyết sau tùy vào từng trường hợp cụ thể: – Không đôi co, tranh luận Điều tuyệt đối bạn cần tránh khi giải quyết vấn đề bàn tán này với nhân viên đó chính là không đôi co, tranh luận. Nếu là người cố ý muốn đặt điều nói xấu bạn thì cách xử lý đôi co, tranh luận càng giúp họ đạt được mục đích mà thôi. Hơn nữa, với tư cách là một người cấp trên, bạn không nên có cách hành xử thiếu thông minh này. Nó có thể khiến các nhân viên khác nghi ngờ bạn nhiều hơn. – Không im lặng Im lặng có thể là giải pháp tạm thời để bạn lấy lại sự bình tĩnh và thông minh nhất nhưng về lâu dài, đây không phải là cách làm giải quyết được vấn đề một cách triệt để. Khi bạn im lặng nhiều lần, nhân viên càng được nước lấn tới và về lâu dài, những lời đồn thất thiệt này có thể làm ảnh hưởng xấu tới uy tín của bạn trong công ty. – Vị tha, rộng lượng Cách trả thù tốt nhất là dành sự bao dung cho người đã hại mình. Nếu lỗi này là đến từ nhân viên thì bạn không cần phải tìm cách trả đũa lại họ, đây là cách hành xử không xứng đáng với một người lãnh đạo. Hãy khéo léo cho nhân viên biết rằng bạn đã biết hết những việc làm sai của họ nhưng bạn vẫn bình tĩnh và muốn giúp đỡ họ giải quyết triệt để vấn đề. Nếu người nhân viên này có lý do sâu xa hoặc có điều gì đó khiến họ hiểu sai về sếp của mình thì bạn hãy giúp họ nhìn nhận ra được vấn đề và tìm phương pháp giải quyết tốt nhất. – Thái độ cương quyết Còn đối với những trường hợp sau nhiều lần nhắc nhở mà vẫn tái phạm hiện tượng nói xấu này thì bạn cần có những biện pháp cụ thể mạnh hơn để răn đe cũng như làm gương cho những nhân viên khác. Bạn cũng có thể đưa lên cấp trên cao hơn để xử lý nếu hậu quả từ việc này gây ra làm tổn hại nghiêm trọng tới danh dự và sự uy tín của bạn. Lãnh đạo đúng là một nghệ thuật đòi hỏi người làm lãnh đạo cần có cách ứng xử vô cùng khéo léo, thấu tình đạt lý trước mọi tình huống. Hy vọng cách xử lý trên sẽ hữu ích đối với bạn. Ngoài ra, nếu bạn muốn học hỏi thêm các kiến thức và kỹ năng khác về kinh doanh, bán hàng, khởi nghiệp, lãnh đạo, phát triển bản thân,…thì hãy tham khảo ngay khóa học WAKE UP đến từ diễn giả Phạm Ngọc Anh.