“Bẫy” huy động vốn kiểu đa cấp trên nền tảng thương mại điện tử

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 17/6/20.

  1. “Bẫy” huy động vốn kiểu đa cấp trên nền tảng thương mại điện tử

    “Bẫy” huy động vốn kiểu đa cấp trên nền tảng thương mại điện tử

    LIÊN HỆ (346 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 17/6/20 lúc 18:23
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Nhiều mô hình, dự án kinh doanh được giới thiệu là “kinh doanh hệ thống”, “kinh doanh mạng” hay “kinh doanh thời đại 4.0”…đang lừa đảo người tiêu dùng góp vốn trên nền tảng thương mại điện tử.


    Nhiều mô hình, dự án kinh doanh được giới thiệu là “kinh doanh hệ thống”, “kinh doanh mạng” hay “kinh doanh thời đại 4.0”…trên nền Facebook, Zalo, Viber....thực chất là lừa đảo người tham gia.


    Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa phát đi thông báo vể thực trạng nhiều mô hình, dự án kinh doanh được giới thiệu là “kinh doanh hệ thống”, “kinh doanh mạng” hay “kinh doanh thời đại 4.0”…đang huy động vốn trái phép trên nền tảng thương mại điện tử.

    Những mô hình, dự án này được lan truyền rất nhanh trên các trang thông tin điện tử, youtube các nhóm mạng xã hội (Facebook, Zalo, Viber, TelegramX…) như là “sân chơi” của những “bạn trẻ khởi nghiệp”, của những “doanh nhân” muốn kết nối toàn cầu, giao dịch và chia sẻ cơ hội đầu tư các loại tiền điện tử thông qua các ứng dụng Internet như sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội phân quyền, hệ sinh thái số, hay qua mô hình tiếp thị liên kết.Có thể kể đến các địa chỉ website: Onelinknetwork.com; ChiliMall.net; Vitae.co; Crowd1.com; Winvest.io …

    Các dự án quảng cáo và đưa ra nhiều lợi ích khi hợp tác đầu tư với hoa hồng, thu nhập rất cao. Những lời lẽ quảng cáo cho các dự án, mô hình này đều hướng về việc chủ đầu tư dự án hiện nay là những người đi tiên phong, những người làm cách mạng trong thời đại mới để lôi kéo, thúc giục nhà đầu tư bỏ tiền tham gia phát triển dự án.

    Khoản tiền đầu tư của người tham gia không được ghi nhận trên bất kỳ tài liệu chính thức nào mà chỉ được ghi nhận thông qua tài khoản của người tham gia hiện thị trên giao diện website. Hệ thống máy chủ lưu giữ dữ liệu thường đặt tại nước ngoài. Chủ đầu tư không hiện diện tại Việt Nam hoặc có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật Việt Nam.

    Cơ quan này khẳng định, các mô hình hoạt động của các Dự án nêu trên có dấu hiệu là hoạt động đầu tư theo mô hình kim tự tháp và là hành vi bị CẤM theo quy định hiện hành.

    Ngoài ra, một số doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp thực hiện tuyển dụng nhân viên (đối tượng tập trung chủ yếu là sinh viên) nhưng có nhiều biểu hiện trái pháp luật.

    Đầu tiên, những doanh nghiệp này đăng các nội dung quảng cáo trên phương tiện Internet (như website về việc làm, zalo, facebook…) về việc tuyển dụng nhân sự với các tiêu chí rất chung chung, dễ đáp ứng nhưng lại “rất hấp dẫn” về thu nhập, ví dụ như: Tuyển nhân viên kinh doanh: lương 10 triệu/tháng không cần kinh nghiệm và bằng đại học, thời gian làm việc linh động; Tuyển cộng tác viên online: làm ca 4 tiếng/ngày thu nhập 6 triệu/tháng chưa kể hoa hồng…

    Khi nộp hồ sơ xin việc, các ứng viên được hẹn phỏng vấn nhưng thực chất để các nhân viên của doanh nghiệp tiếp cận hỏi han về hoàn cảnh gia đình, làm thân và lấy sự tin tưởng của người đang tìm việc. Tiếp đến, những nhân viên này vẽ vời một tương lai tươi sáng thu nhập hàng trăm triệu một tháng cùng những chuyến du lịch, đào tạo tại nước ngoài làm cho các ứng viên ham thích và muốn tham gia.

    Sau đó, nhân viên tuyển dụng bằng nhiều các biện pháp kể cả dụ dỗ và ép buộc người xin việc nộp các khoản tiền rất lớn với nhiều lý do (như phí đào tạo kỹ năng bán hàng, mua tài liệu kinh doanh…) hoặc bị yêu cầu mua một gói sản phẩm ban đầu để đầu tư hay “gia nhập” doanh nghiệp.

    Khi đã nộp tiền, người tham gia/người được tuyển dụng có thể nhận được một khoản hoa hồng nhỏ để khuyến khích họ tuyển thêm người khác hoặc chính họ tiếp tục nộp thêm tiền có vị trí kinh doanh với mức hoa hồng cao hơn.

    Thực chất công việc của họ chỉ là tuyển được thêm người, bán hàng hóa với mức giá cao vô lý hoặc nộp thêm nhiều tiền nữa lên cấp bậc. Nếu không làm các các công việc trên thì họ cũng không nhận thêm được bất kỳ các khoản thu nhập nào. Trường hợp muốn khiếu nại về các khoản phí đã nộp, nạn nhân thường không có các chứng từ giao dịch với doanh nghiệp, các biên lai hay phiếu thu nộp tiền đều không có dấu của doanh nghiệp.

    Để hạn chế những thiệt hại không đáng có cho người dân và có biện pháp xử lý đối với những doanh nghiệp bán hàng đa cấp có những hành vi lừa đảo, Cục CT&BVNTD lưu ý người dân cần kiểm tra doanh nghiệp đang tuyển dụng đã được cấp giấy chứng nhận kinh doanh theo phương thức đa cấp hay chưa.

    Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp phải được đăng ký theo quy định của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (Nghị định số 40/2018/NĐ-CP).

    Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, trên cả nước hiện chỉ có 22 doanh nghiệp BHĐC đang hoạt động theo quy định của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP (danh sách các doanh nghiệp BHĐC luôn được cập nhật trên website: vcca.gov.vn).
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này