Bay hết lợi nhuận năm 2019 chỉ trong tháng 1, các quĩ ngoại đầu tư giá trị và nắm giữ nhiều...

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 11/2/20.

  1. Bay hết lợi nhuận năm 2019 chỉ trong tháng 1, các quĩ ngoại đầu tư giá trị và nắm giữ nhiều...

    Bay hết lợi nhuận năm 2019 chỉ trong tháng 1, các quĩ ngoại đầu tư giá...

    LIÊN HỆ (805 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 11/2/20 lúc 23:43
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Sau tháng 1, hàng loạt quĩ đầu tư nước ngoài có qui mô trung bình ghi nhận tỉ suất lợi nhuận âm trên 5%, gấp đôi mức giảm của VN-Index trong tháng 1.


    Các quĩ ngoại "bay" toàn bộ thành quả kiếm năm 2019 trong tháng 1


    Sau tháng 1 nhiều biến động trên thị trường chứng khoán Việt Nam do nhà đầu tư bán tháo vì lo ngại ảnh hưởng của dịch cúm do virus corona, các quĩ đầu tư nước ngoài ghi nhận kết quả đầu tư kém khả quan. Mức giảm 6,1% trong hai phiên bán tháo mạnh cuối tháng 1 đã lấy đi toàn bộ thành quả có được của các quĩ kể từ đầu tháng.

    Điển hình, Pyn Elite Fund đã khởi đầu tháng 1 thuận lợi khi đạt hiệu suất 4,3% trong 3 tuần đầu. Sau hai phiên giảm sâu, giá trị tài sản ròng (NAV) của quĩ ngoại này giảm mạnh, ghi nhận tỉ suất lợi nhuận đầu tư là âm 0,9% trong cả tháng 1.

    Tuy nhiên, so với mức giảm hơn 2,5% của thị trường chung, tỉ suất lợi nhuận của Pyn Elite Fund vẫn được xem là tốt hơn. Kết quả này là nhờ sự khởi sắc của các cổ phiếu vốn hóa lớn nhóm Ngân hàng như CTG, HDB, TPB.

    Kém may mắn hơn, hàng loạt các quĩ đầu tư nước ngoài có qui mô trung bình ghi nhận mức sụt giảm cao hơn đáng kể thị trường chung, thậm chí gấp đôi.

    [​IMG]

    Kết quả vừa được công bố mới đây, quĩ ngoại theo trường phái đầu tư giá trị Vietnam Holding báo cáo tỉ suất lợi nhuận đầu tư âm 5,6%, gấp đôi mức giảm 2,5% của VN-Index.

    Hai quĩ qui mô trung bình khác là PXP Vietnam Smaller Companies Fund PXP Vietnam Emerging Equity Fund cũng ghi nhận tỉ suất lợi nhuận đầu tư là âm 5,18% và âm 5,29% trong tháng đầu tiên của năm 2020.

    Với kết quả này, các quĩ ngoại trên "bay mất" toàn bộ thành quả kiếm được trong năm 2019 chỉ trong tháng 1. Được biết, tỉ suất lợi nhuận đầu của PXP Vietnam Smaller Companies Fund đạt 2,94% trong năm 2019, trong khi PXP Vietnam Emerging Equity Fund (0,89%) và Vietnam Holding (1,8%).

    Mắc kẹt với cổ phiếu đầu tư giá trị và vốn hóa trung bình (midcap)


    Nguyên nhân chính khiến các quĩ đầu tư có qui mô vừa trên có mức giảm cao hơn thị trường chung là việc phân bổ tỉ trọng lớn vào các cổ phiếu vốn hóa trung bình và sự vắng mặt của các cổ phiếu vốn hóa lớn.

    Trong khi khi đó, nhóm vốn hóa trung bình và vốn hóa nhỏ trong tháng 1 đều ghi nhận mức giảm cao hơn so với thị trường chung. Cụ thể, hai nhóm này giảm lần lượt là 3,42% và 6,51%. Tích cực hơn, nhóm vốn hóa lớn (LargeCap) chỉ giảm 1,05% trong tháng 1.

    [​IMG]

    Như vậy, việc nắm giữ tỉ trọng lớn các mã vốn hóa trung bình đã khiến các quĩ ngoại gặp bất lợi ngay khi thị trường bị bán tháo. Một đặc điểm bất lợi khác ở các quĩ trên là việc vắng mặt các cổ phiếu ngân hàng trong danh mục đầu tư, khi nhóm Ngân hàng ngược dòng thị trường và tăng 3,2% trong tháng đầu tiên năm nay.

    Tính đến cuối tháng 1, danh mục đầu tư của Vietnam Holding có giá trị 133,2 triệu USD, phân bổ vào 22 cổ phiếu. Cổ phiếu FPT và PNJ đang chiếm tỉ trọng lớn nhất, lần lượt là 12,5% và 11,6%. Cổ phiếu ngân hàng duy nhất trong danh mục của Vietnam Holding là MBB với tỉ trọng 6,9%.

    Ngoài ra, danh mục đầu tư của Vietnam Holding còn có các cổ phiếu vốn hóa trung bình và lớn khác như HPG, KDH, SCS, DXG và TLG. Quĩ ngoại này cũng đang phân bổ 4,6% danh mục đầu tư vào cổ phần của công ty chưa niêm yết là ABA Cooltrans.

    [​IMG]

    Top10 cổ phiếu chiếm tỉ trọng lớn nhất trong danh mục của Vietnam Holding tính đến cuối tháng 1. Nguồn: VNH


    Đối với PXP Vietnam Emerging Equity Fund, quĩ ngoại này có qui mô khoảng 77 triệu USD, phân bổ vào các nhóm Chứng khoán, Vật liệu và Xây dựng. Những cổ phiếu ưa thích trong danh mục đầu tư của quĩ ngoại này là HCM (Chứng khoán HSC), VCI (Chứng khoán Bản Việt).

    Trong tháng 1, hai mã Chứng khoán là HCM và VCI đều giảm sâu do những lo ngại của nhà đầu tư rằng thị trường sẽ bị tác động tiêu cực bởi dịch cúm do virus corona, từ đó tác động đến hoạt động kinh doanh và đầu tư của các công ty chứng khoán.

    Ngoài ra, danh mục đầu tư của PXP Vietnam Emerging Equity Fund còn nắm giữ các cổ phiếu của các công ty sản xuất khác như DRC, HPG, NNC, VSC.

    Với việc hướng đến các cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ, quĩ ngoại qui mô 17,5 triệu USD - PXP Vietnam Smaller Companies Fund tập trung phân bổ danh mục vào các cổ phiếu ngành Công nghiệp, Vật liệu, Vật liệu xây dựng.

    Các cổ phiếu đang chiếm tỉ trọng lớn trong danh mục đầu tư của PXP Vietnam Smaller Companies Fund là VHC, DHC, PC1, NLG, PTB, SCS, HDC và AST.

    Từ những phân tích trên cho thấy rằng danh mục của các quĩ đầu tư nước ngoài đang chịu sức ép lớn khi vắng bóng các mã bluechip và vốn hóa lớn.

    Đáng nói hơn, việc nắm giữ các cổ phiếu thuộc các nhóm đang chịu các động tiêu cực trong ngắn hạn từ dịch cúm do virus corona như Bán lẻ, Chứng khoán, Hàng không, Dịch vụ sân bay, Thủy sản... càng làm gia tăng thêm áp lực cơ cấu danh mục của các quĩ trong thời gian tới.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này