Bảo hiểm xe máy: Lãi khủng nhưng không mặn mà

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 28/5/20.

  1. Bảo hiểm xe máy: Lãi khủng nhưng không mặn mà

    Bảo hiểm xe máy: Lãi khủng nhưng không mặn mà

    LIÊN HỆ (324 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 28/5/20 lúc 15:42
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Doanh thu phí bảo hiểm xe máy bắt buộc đạt 765 tỷ đồng trong năm 2019, nhưng tỷ lệ bồi thường chỉ khoảng 6%. Như vậy, nghiệp vụ này có tỷ lệ lãi lớn?

    Theo số liệu của Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), năm 2019, tổng doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe máy là 765 tỷ đồng. Số tiền bồi thường bảo hiểm (chưa tính dự phòng bồi thường cho các tổn thất chưa phát sinh theo quy định) đối với xe máy ước tính 45 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Ông Đỗ Hồng Sơn


    Tỷ lệ bồi thường 6% là đáng mơ ước của các nghiệp vụ khác trong ngành bảo hiểm, thường dao động quanh mức 15%. Nghĩa là, cứ 100 đồng thu được từ phía khách hàng thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bỏ ra khoảng 15 đồng để tiến hành giải quyết bồi thường.

    Theo quy định, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trích 1% doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hàng năm để đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới (trước đây là 2%).

    Chi phí quản lý, hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm tạm tính dao động từ 14 - 24 đồng trên doanh thu 100 đồng, tuỳ vào cách tính toán của mỗi doanh nghiệp.

    Tổng chi phí cho bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy phổ biến từ 27 - 40 đồng trên 100 đồng thu được. Như vậy, lợi nhuận khi kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy là siêu khủng, từ 60 - 73%.

    Tuy nhiên, trên thực tế, khi nói đến phát triển lĩnh vực bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm lại không mặn mà, thậm chí “chán chả buồn làm”.

    Vì sao công ty bảo hiểm lại không mặn mà với bảo hiểm xe máy?

    Tôi xin không nhận xét, mà chỉ kể một vài câu chuyện thực tế như sau. Các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bán bảo hiểm xe máy qua các đại lý bảo hiểm, nhưng các đại lý này không trực tiếp bán, mà giao lại cho các đối tượng gọi là cộng tác viên.

    Các cộng tác viên thì bao gồm đủ thành phần, từ ông bán xăng, bà bán báo, đôi khi là thợ sửa xe, người bán nước ven đường… Những người này không được đào tạo bài bản về bảo hiểm, họ chỉ chăm chăm bán được sản phẩm nhằm kiếm hoa hồng. Vì vậy, để bán bảo hiểm nhanh và dễ, họ thường bảo khách đi xe máy rằng: “Mua đi, không đoạn trên kia có công an đấy, sẽ bị phạt còn nhiều tiền hơn là mua cái bảo hiểm này”. Họ không giải thích được quyền lợi và cách thức giải quyết khi xảy ra bồi thường.

    Doanh nghiệp bảo hiểm biết tình trạng khai thác qua cộng tác viên như vậy, biết sai luật, nhưng có thể vì lý do doanh thu nên bỏ qua, làm ngơ.

    Ở thành phố, hoạt động khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy thuận tiện, nhưng tại các tỉnh, muốn bán được sản phẩm bảo hiểm này, các đại lý, cán bộ doanh nghiệp bảo hiểm phải đi tới những nơi xa xôi, hẻo lánh để đặt các điểm bán. Cộng tác viên bán bảo hiểm đôi khi chỉ biết ghi giấy, có khi giấy than để ngược nên không lưu lại được thông tin khách hàng. Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng công nghệ thông tin để khai báo đã cấp được ấn chỉ qua điện thoại, nhưng những cộng tác viên này “IT vô cực”, họ bảo rằng, nếu vậy sẽ giả lại ấn chỉ, không bán nữa, trình độ công nghệ thông tin kém nên không làm được. Có một số người bảo với tôi, họ làm vì đam mê, chứ cực khổ lắm.

    Một quyển bảo hiểm xe máy có 10 ấn chỉ, mỗi một ấn chỉ phải nhập liệu (điền thông tin vào chương trình phần mềm) khoảng 10 trường. Nếu máy tính tốt, mạng Internet nhanh, thì mất khoảng 1 phút cho mỗi ấn chỉ nhập liệu, trường hợp mạng Internet có vấn đề, phải nhập lại, thì mất 2 - 3 phút. Có thể nhẩm tính, việc nhập liệu cho 10.000 ấn chỉ xe máy sẽ mất trung bình 20.000 phút, tương ứng với 41 ngày công của 1 người (1 ngày làm việc 8 tiếng). Các đơn vị bảo hiểm thành viên trong đợt cao điểm phải huy động toàn bộ cán bộ, nhân viên đang làm công việc khác chỉ để nhập liệu dữ liệu bảo hiểm xe máy cho kịp thời gian, bởi nếu nhập liệu muộn, hệ thống sẽ khoá, không nhập được.

    Vì vậy, việc nhập liệu này là bài toán đau đầu với các doanh nghiệp bảo hiểm. Tôi đã từng được tiếp cận một “cao thủ IT” tham gia bán bảo hiểm xe máy, do nhập liệu mất công đã nghĩ ra phương pháp đổ dữ liệu trên bảng Exel vào phần mềm và cho chạy dữ liệu ngẫu nhiên biển số và tên người để nhập liệu, lưu vào hệ thống. Các bạn có thể hình dung khâu nhập liệu và lưu trữ giấy tờ của bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy khổ như thế nào.

    Khổ như vậy, chắc thu nhập của nhân viên bảo hiểm sẽ xứng đáng?

    Khổ thì mọi người sẽ nghĩ nhân viên bảo hiểm có phần 60 - 73% lợi nhuận trên kia làm lương, phải lao động thì mới có phần thưởng chứ, kêu ca làm gì. Tuy nhiên, nghiệp vụ bảo hiểm này có lợi nhuận cao nên các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh ngầm với nhau, đôi khi giao đến cộng tác viên cơ chế 60 - 70% hoa hồng (có nơi hơn 75%), nghĩa là bán được 100 đồng thì cộng tác viên được hưởng 60 - 70 đồng. Cán bộ trực tiếp của doanh nghiệp bảo hiểm làm nghiệp vụ bảo hiểm xe máy chỉ được nhận khoảng 5 đồng.


    Ngày 25/5/2020, Bộ Tài chính có Thông báo số 349/TB-BTC, tuyền đạt chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng về việc hoàn thiện chính sách, tăng cường quản lý, giám sát nhằm nâng cao chất lượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

    Theo đó, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm nhanh chóng hoàn thiện dự thảo Nghị định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP) trong tháng 5/2020 để Bộ Tài chính trình Chính phủ.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này