Báo chí chính thống trong kỷ nguyên truyền thông xã hội: Sức nặng của sự thật

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 20/6/20.

  1. Báo chí chính thống trong kỷ nguyên truyền thông xã hội: Sức nặng của sự thật

    Báo chí chính thống trong kỷ nguyên truyền thông xã hội: Sức nặng của...

    LIÊN HỆ (396 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 20/6/20 lúc 12:43
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Trong lịch sử báo chí Việt Nam, từ những năm 60 của thế kỷ 19, Gia Định Báo và một số báo khác đã lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Tuy nhiên, sự kiện tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên vào ngày 21/6/1925 mới đánh dấu sự ra đời chính thức của Báo chí Cách mạng Việt Nam. Nền báo chí được gọi tên là “Báo chí Cách mạng” nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và định hướng rõ tư tưởng chủ nghĩa xã hội độc lập, tự do và hạnh phúc.

    Cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí chính thống và các nền tảng truyền thông mới

    Nhìn vào lịch sử, một người làm nghề quan hệ công chúng và truyền thông như tôi cảm thấy tự hào khi được làm việc với ngành báo chí trong nhiều năm, nhìn thấy sự chính trực, minh bạch, nhiệt huyết và phát triển mạnh mẽ của nền báo chí nước nhà khi bước qua từng giai đoạn của xã hội với những chuyển biến không ngừng.

    Tôi thuộc thế hệ sau, được tìm hiểu về lịch sử báo chí Việt Nam qua sách báo và chỉ thực sự trải nghiệm sự phát triển của báo chí từ cuối những năm 90 của thế kỷ 20.

    Tôi có may mắn là ngay khi mới vào nghề đã được huy động tham gia hỗ trợ tổ chức và trau dồi kiến thức từ Dự án Đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam do Bộ Văn hóa - Thông tin hợp tác với Chính phủ Thụy Điển qua Viện Fojo (Đại học Kalmar) thực hiện trong giai đoạn 1998 - 2009. Chính chương trình này đã góp phần đổi mới báo chí, truyền thông của nước ta khi xuất hiện Internet, đẩy mạnh phát triển các công cụ truyền tin.

    Từ thời điểm đó, báo chí chứng kiến sự ra đời của rất nhiều tiến bộ về công nghệ và nội dung, từ báo điện tử, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số, các kênh radio giải trí, các diễn đàn (chatters), blogs (hình thức truyền thông xã hội thế hệ đầu tiên)… Tiếp sau đó, các nền tảng truyền thông xã hội mang tính đột phá như Facebook, Youtube và Netflix đã thay đổi cách con người giao tiếp, kết nối, chia sẻ thông tin và giải trí cá nhân. Bên cạnh các nền tảng truyền thông, còn có sự ra đời của vô số nhà sản xuất nội dung cho các nền tảng đó.

    Bối cảnh này dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa những nền tảng truyền thông mới và báo chí chính thống, khi một người xem/nghe chỉ có chừng đó “băng thông” trong đầu để tiếp nhận và chia sẻ thông tin, và chừng đó thời gian trong ngày để xem hay đọc. Vậy báo chí chính thống tiếp nhận thách thức đó như thế nào làm và gì để tồn tại và phát triển?

    Hiện nay, báo chí chính thống vẫn giữ vững vai trò quan trọng của mình, cho dù công nghệ thông tin có phát triển đến đâu. Các ứng dụng xã hội có đột phá ấn tượng như Facebook, Youtube, Netflix đã thay đổi cách mọi người giao tiếp với nhau, tiếp nhận thông tin qua mạng xã hội, song báo chí chính thống vẫn có chỗ đứng không thể thay thế của mình. Bởi, tin tức chính xác, được kiểm chứng, nguồn tin xác thực đều được phát hành từ những cơ quan báo chí chính thống. Đây ít nhất là điều mà những người hâm mộ báo chí chính thống hy vọng.

    Trong thời đại này, định nghĩa cũ về “báo chí chính thống” bị lung lay. Chính thống là được cấp phép theo quy định của pháp luật, được biết đến một cách rộng rãi, hay tự khẳng định uy tín của mình để được coi là chính thống?

    Dường như, những gì phổ biến như các mạng xã hội đang trở thành chính thống khi nhìn vào độ phủ và sự tương tác cao của chúng. Mặt trái là, chính từ những đặc điểm kết nối của mạng xã hội, khiến tin tức giả - “fake news” - ngày càng được phát tán rộng rãi. Chỉ cần một người dùng đăng tải một thông tin không có thật, thì ngay lập tức, hàng trăm bạn bè có thể tương tác với thông tin đó bằng việc thích (like), chia sẻ (share), bình luận (comment), đánh dấu thẻ (tag) bất kỳ ai vào chủ đề đó và nâng lượng tiếp cận thông tin lên cấp số cộng, cấp số nhân.

    Nhưng định nghĩa thế nào là “fake news” là một việc không hề dễ dàng. “Lan truyền thông tin bịa đặt, thất thiệt, xúc phạm, bôi nhọ người khác” có vẻ là một định nghĩa khá đơn giản. Một số chuyên gia truyền thông có những định nghĩa rộng hơn về “fake news” như: thông tin chưa được kiểm chứng; thông tin không có cơ sở khoa học, gây nhầm lẫn, hoang mang… Đến đây, thì câu chuyện đang dần trở nên phức tạp.

    Sức nặng của sự thật và uy tín của nhà báo

    Vừa qua, trong diễn đàn trực tuyến của Mạng lưới Quan hệ công chúng Việt Nam (VNPR) bàn về những thay đổi của xã hội và công chúng sau đại dịch Covid-19, các chuyên gia trong ngành đã thảo luận, đưa ra những quan điểm đáng suy ngẫm và trái ngược như: “công chúng có vẻ đang tìm lại báo chí chính thống để có các nguồn tin đáng tin cậy”, hay “đặc thù của công chúng Việt Nam là hay quên” và “qua đại dịch Covid-19, công chúng thay đổi nhận thức, nhưng có thể chỉ là tạm thời và truyền thông xã hội sẽ lại thắng thế”…

    Thế nên, báo chí truyền thống dường như sẽ áp lực hơn trong việc phát triển nội dung và tận dụng các nền tảng số hóa để đáp ứng xu thế cập nhật tin tức của người đọc mọi lứa tuổi. Làm thế nào để thông tin vừa được kiểm chứng, đáng tin cậy mà không khô khan, có tính “viral” (lan tỏa), giúp người đọc dễ dàng chia sẻ? Làm thế nào để bài viết trực quan trở nên sinh động hơn, chất lượng hình ảnh đẹp mắt hơn, nhưng không mất đi bản chất của bài báo mang lại thông tin hữu ích?

    Dù mạng xã hội có ưu thế nhanh, nhạy, tính tương tác cao, sức lan tỏa lớn và đang cạnh tranh quyết liệt với báo chí truyền thống, nhưng nhìn nhận một cách khách quan, vai trò của báo chí chính thống không những không suy giảm, mà ngày càng quan trọng trong một xã hội bùng nổ thông tin. Ở đó, có một yếu tố “bất bại” mà mạng xã hội không bao giờ chạy đua được, đó là sức nặng của sự thật, uy tín của nhà báo - là những thứ không thể thiếu trong đạo đức nghề nghiệp của ngành báo chí.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này