Bàn tròn chứng khoán: Tìm chiến lược cho những nhà đầu tư mới

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 17/5/20.

  1. Bàn tròn chứng khoán: Tìm chiến lược cho những nhà đầu tư mới

    Bàn tròn chứng khoán: Tìm chiến lược cho những nhà đầu tư mới

    LIÊN HỆ (229 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 17/5/20 lúc 16:42
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Dù các chỉ số điều chỉnh ở 2 phiên cuối tuần nhưng một cách tổng quan, thị trường đã có một tuần giao dịch khá tích cực. Dòng tiền tham gia sôi động đã giúp thanh khoản thị trường tăng mạnh trong qua. Ông/bà có góc nhìn như thế nào về xu hướng thị trường trong tuần tới?

    Ông Dương Hoàng Linh, Trưởng phòng phân tích công ty chứng khoán Sacombank (SBS)

    Về cơ bản, nhịp tăng đang diễn ra vẫn trong 1 nhịp hồi phục đã được dự báo trước đây (bắt đầu từ ngày 1/4, kéo dài đã 1.5 tháng), các phiên điều chỉnh gần đây chỉ phản ánh hoạt động chốt lời hết sức tự nhiên (phần nào do ảnh hưởng từ diễn biến chứng khoán thế giới), do vậy chưa thể khẳng định xu thế tích cực ngắn hạn đã kết thúc.

    Nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng nhịp hồi phục này để tham gia lướt sóng, tuy nhiên không nên kỳ vọng quá cao, và luôn sẵn sàng hạ tỷ trọng bất cứ lúc nào có tín hiệu đảo chiều. Lưu ý những diễn biến từ TTCK toàn cầu, bởi tôi đánh giá cao những tác động này tới TTCK trong nước ở thời điểm hiện tại.

    Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta

    Tôi cho rằng thị trường vẫn sẽ duy trì đà tăng trong tuần giao dịch tới, nhưng lưu ý là dòng tiền vẫn có khả năng sẽ vẫn còn phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Hiện tại, tôi cho rằng các nhịp điều chỉnh chỉ mang tính chất kỹ thuật ngắn hạn và chưa ảnh hưởng lên xu hướng chung của thị trường.

    Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

    Thị trường đã trải qua hơn 1 tháng tăng điểm trong nghi ngờ, hiện đang trong giai đoạn "thích nghi" và tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới.

    Về mặt thị trường chung, với việc VN-Index giảm liên tục 3 phiên vừa qua khiến tâm lý thị trường có thể chững lại, bên cạnh việc thị trường Mỹ cũng đang biến động mạnh tại vùng đỉnh ngắn hạn.

    VN-Index có thể có nhịp điều chỉnh trong tuần tới, nhưng khả năng sẽ không quá mạnh do dòng tiền nội vẫn khá mạnh, đây chủ yếu là "tiền tươi thóc thật" chứ ít bao gồm margin, trong khi khối ngoại đã chuyển sang mua ròng. Dòng tiền vẫn sẽ phân hóa và những cổ phiếu có "game" hoặc có các thông tin tích cực đáng để kỳ vọng.

    Thanh khoản tăng là một dấu hiệu tích cực, nhưng điều này cũng khiến cho nhiều nhà đầu tư đặt dấu hỏi về khả năng thị trường đang ở giai đoạn phân phối, cũng như cảm thấy mơ hồ về biến động giá của các cổ phiếu tăng bất chấp tình hình kinh doanh chưa có gì cải thiện. Ông/bà có góc nhìn như thế nào về hiện tượng này?

    Ông Dương Hoàng Linh, Trưởng phòng phân tích công ty chứng khoán Sacombank (SBS)

    Xét 1 cách khách quan, đà tăng của VN-Index (ngay cả với TTCK toàn cầu) thời gian gần đây dường như khá bất hợp lý với những thông tin kinh tế vĩ mô cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được công bố. Điều này được lý giải bởi tương quan cung cầu, dòng tiền tham gia TTCK, đặc biệt khi NHNN tung hàng loạt các biện pháp (các gói hỗ trợ, hạ lãi suất cơ bản) hoặc thậm chí với lý thuyết “TTCK không phải là nền kinh tế” của P.Krugman!

    [​IMG]
    Ông Dương Hoàng Linh


    Thanh khoản tăng nhanh cho thấy dòng tiền đầu cơ đang quay trở lại thị trường khi nhận thấy có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận lướt sóng, chính dòng tiền này đã thúc đẩy nhịp tăng vừa qua, tuy nhiên về lâu dài, tôi không đánh giá tích cực điều này bởi dòng tiền này cũng sẽ rút khỏi thị trường rất nhanh khi xuất hiện những dấu hiệu rủi ro.

    Về dài hạn, ảnh hưởng của dịch bệnh tới kinh tế toàn cầu vẫn rất phức tạp, chưa thể đánh giá mức độ ảnh hưởng cũng như thời điểm kết thúc. Vì vậy, ngay cả khi dịch bệnh tại Việt Nam được công bố đẩy lùi, sức bật của kinh tế trong nước vẫn là một dấu hỏi lớn khi toàn cầu hóa kinh tế ngày càng được mở rộng.

    Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta

    Khó có thể khẳng định đây là những phiên phân phối vì dòng tiền đang phân hóa và chưa rút khỏi thị trường. Đồng thời, tôi cho rằng khi nào thị trường hình thành đỉnh hay nói cách khác là xu hướng giảm ngắn hạn được xác lập thì mới có thể kết luận giai đoạn nào là giai đoạn phân phối.

    Hiện tại, tôi cho rằng đây chưa phải là giai đoạn phân phối và cơ hội tìm kiếm lợi nhuận vẫn hiện hữu.

    Ngoài ra, thị trường trong giai đoạn trước đã giảm mạnh vào tháng 3 bởi tác động từ yếu tố tâm lý quá lớn thì trong giai đoạn này thị trường lên cũng sẽ phản ánh bởi yếu tố tâm lý hơn là yếu tố định giá của cả thị trường và cổ phiếu riêng lẻ.

    Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

    Thị trường chứng khoán là câu chuyện của kỳ vọng và điều này thể hiện rõ trong hơn 1 tháng vừa qua. Mặc dù nhà đầu tư ai cũng biết kết quả kinh doanh quý I và quý II sắp tới của các doanh nghiệp sẽ rất thê thảm, nhưng các chính sách kích thích cũng như việc dập dịch hiệu quả hàng đầu thế giới đã tăng cường niềm tin của nhà đầu tư.

    Ảnh hưởng của Covid-19 tới hoạt động doanh nghiệp liệu có kết thúc sớm và quay sang hồi phục trong quý III hay không vẫn là vấn đề khó đoán, nhưng niềm tin chiến thắng đại dịch của chúng ta đang tăng cao và lan tỏa tới thị trường chứng khoán.

    Thực tế về mặt định giá, nếu đại dịch sớm kết thúc thì cú shock này theo tôi đánh giá là one-off và mức định giá giảm vừa rồi là rất hấp dẫn. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là hy vọng, khi mà đại dịch vẫn đang hoành hành toàn thế giới trong khi vaccine vẫn còn rất xa vời.

    Khối ngoại đã quay lại mua ròng trên sàn HSX khá mạnh trong tuần vừa qua, sau 15 tuần bán ròng liên tiếp. Các cổ phiếu trong các quỹ ETF như Diamond, Finselect và Finlead được khối ngoại mua mạnh. Có quá sớm để tin rằng khối ngoại đang quay trở lại với TTCK Việt Nam khi mà nhiều nhận định cho rằng, bán ròng vẫn sẽ là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới?

    Ông Dương Hoàng Linh, Trưởng phòng phân tích công ty chứng khoán Sacombank (SBS)

    Đúng là trong vài phiên gần đây, hoạt động giao dịch của khối nhà đầu tư nước ngoài đã được cải thiện rõ rệt, đây được coi là những động thái hỗ trợ tích cực, ít nhất là về mặt tâm lý cho các nhà đâu tư ở thời điểm hiện tai. Tuy nhiên, giá trị mua ròng khá thấp và chủ yếu tập trung ở 1 vài cổ phiếu.

    Chắc chắn hoạt động này sẽ phải được tiếp tục theo dõi kỹ hơn trong những phiên tới, tuy nhiên tôi đánh giá nhiều khả năng đây chỉ là động thái tạm thời. Khi kinh tế toàn cầu vẫn được nhìn nhận là trong thời kỳ khó khăn và phức tạp, điều sẽ ảnh hưởng lớn tới chiến lược đầu tư trung-dài hạn của các quỹ đầu tư nước ngoài, do vậy xu hướng bán ròng chủ đạo sẽ sớm quay trở lại.

    Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta

    Vẫn còn rất sớm để khẳng định khối ngoại sẽ kéo dài đà mua ròng này. Tuy nhiên, tôi nhận thấy khối ngoại đang cơ cấu lại danh mục bằng việc họ đã bán ra và đang tìm cơ hội hoặc đã giải ngân vào các cổ phiếu để gia tăng tỷ trọng trở lại vì nguyên tắc các quỹ không thể được để tỷ trọng tiền mặt quá cao hoặc trong thời gian dài. Tuy nhiên, điểm tích cực là khối ngoại đã giảm bán ròng đáng kể trong các phiên đầu tuần trong tháng 05/2020.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Thế Minh


    Điểm sáng là khối ngoại đang mua ròng mạnh vào các chứng chỉ quỹ ETF mới niêm yết, nhất là chứng chỉ quỹ FUEVFVND vì đây cũng là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài có thể gián tiếp sở hữu cổ phần của nhóm cổ phiếu ngân hàng mà không bị giới hạn room ngoại theo quy định là tối đa 30%. Do đó, tôi vẫn kỳ vọng khối ngoại sẽ tiếp tục mua ròng vào nhóm các chứng chỉ quỹ ETF này trong giai đoạn tới.

    Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

    Xu hướng bán ròng của khối ngoại trong 3 tháng qua tôi nhìn nhận chủ yếu đến từ các quỹ ETF hoặc mutual fund, bán tại các thị trường mới nổi để cứu thanh khoản tại thị trường gốc. Trong khi thị trường Mỹ đang ở đà hồi phục tốt và FED bơm tiền không giới hạn, yếu tố cứu thanh khoản đã giảm đáng kể trong 1 tháng qua và khiến đà bán ròng suy yếu.

    Tôi cho rằng, đà bán ròng khối ngoại sẽ kết thúc và có thể chuyển sang mua ròng nhẹ, tuy nhiên để dòng tiền này trở lại mạnh mẽ thì tôi chưa nhìn thấy trong vài tháng tới, vì bản chất mặc dù thị trường Việt Nam ổn định, hấp dẫn nhưng dù sao vẫn ở quy mô nhỏ và vẫn thuộc nhóm "cận biên", "rủi ro" nếu chiếu theo view của các quỹ lớn.

    Vì vậy, sau đà rút mạnh vừa rồi, các quỹ sẽ cần mất một khoảng thời gian để tái cơ cấu lại và quyết định giải ngân.

    Trong điều kiện thị trường đang chịu áp lực bán tập trung vào nhóm cổ phiếu bluechip, ông/bà chọn chiến lược nào? Với những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường, nếu chọn giải ngân thì nên nhắm vào nhóm cổ phiếu nào?

    Ông Dương Hoàng Linh, Trưởng phòng phân tích công ty chứng khoán Sacombank (SBS)

    Khi các cổ phiếu bluechip đang bị chốt lời khá mạnh khiến việc lướt sóng trở nên không hiệu quả, dòng tiền đang có xu hướng chảy vào các cổ phiếu vừa và nhỏ nhiều hơn, điều này có thể nhận thấy ở 1 số thời điểm chỉ số giảm nhưng số lượng mã tăng vẫn chiếm ưu thế.

    Nhà đầu tư có thể quan tâm tới một số ngành ngành nghề có kết quả kinh doanh khá tích cực và ít bị ảnh hưởng bởi vấn đề dịch bệnh như Thép, Nhựa, Phân đạm, Cao su thành phẩm, Chăn nuôi lợn… vốn đang thu hút dòng tiền và cho sức tăng tốt hơn thị trường chung.

    Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta

    Tôi cho rằng chiến lược đầu tư vào các nhóm cổ phiếu tăng trưởng vẫn là nhóm ổn nhất trong giai đoạn này như thực phẩm (DBC, KDC, FMC), hóa chất (DGC, DPM), điện (HND, PPC), vật liệu xây dựng cơ bản (HPG, HSG, NKG).

    Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Anh Khoa


    Thị trường đã không còn ở giai đoạn tăng điểm đồng loạt như 1 tháng qua và cơ hội đầu tư giai đoạn này sẽ khó khăn hơn. Việc tham gia thị trường giai đoạn hiện tại có thể hàm chứa nhiều rủi ro nếu không chọn đúng nhóm phù hợp.


    Tôi cho rằng nhóm cổ phiếu có câu chuyện dài như nhóm nông nghiệp, phân đạm hoặc cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công vẫn sẽ thu hút dòng tiền và đem lại cơ hội cho các nhà đầu tư.

    Bên cạnh đó nhà đầu tư có thể chú ý tới các cổ phiếu đầu ngành, vẫn có kết quả kinh doanh khả quan trong quý I bất chấp đại dịch; đây là nhóm cổ phiếu có nền tảng mạnh và thậm chí có khả năng thâu tóm thị phần của các đối thủ khác khi đại dịch qua đi.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này