Bàn tròn chứng khoán: Chọn chiến lược đầu tư nào trong mùa dịch bệnh?

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 9/2/20.

  1. Bàn tròn chứng khoán: Chọn chiến lược đầu tư nào trong mùa dịch bệnh?

    Bàn tròn chứng khoán: Chọn chiến lược đầu tư nào trong mùa dịch bệnh?

    LIÊN HỆ (294 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 9/2/20 lúc 11:09
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Sau những phiên trồi sụt mạnh bởi những tác động của thị trường quốc tế, các chỉ số đã trở về cân bằng và tích cực hơn trong hai phiên cuối tuần. Dù vậy, trong tuần tới, thị trường được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến dao động trong biên độ hẹp với nhiều lần trồi sụt trong phiên. Quan điểm của ông/bà?

    Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta

    Tôi cho rằng thị trường đã xác lập xu hướng tăng ngắn hạn, nhưng tâm lý nhà đầu tư vẫn chưa hoàn toàn lạc quan nên khả năng rung lắc trong phiên sẽ còn tiếp diễn. Xu hướng chung là tăng và chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm tiến về vùng 950 điểm trong tuần tới.

    Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)

    Nếu tính từ đáy 890 được thiết lập ở đầu tuần thì đến nay chỉ số VN-Index đã hồi phục được gần 1/2. Vùng đáy hỗ trợ giai đoạn trước quanh 950 đã trở thành ngưỡng kháng cự hiện tại và tôi cho rằng thị trường sẽ mất nhiều thời gian hơn để vượt qua lại mốc này.

    Tình hình dịch cúm dù đã phần nào kiểm soát nhưng vẫn chưa đi vào giai đoạn đỉnh điểm và những thông tin hàng ngày liên tục sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư. Thị trường sẽ còn dao động mạnh liên tục theo một biên độ rộng hơn từ 920 - 950 đi theo diễn biến tâm lý mỗi ngày.

    Các chỉ số chứng khoán từ DJ cho đến khu vực châu Á như ShangHai, Hang Seng, Nikkei và quan trọng nhất vẫn là thông tin từ dịch cúm. Có lẽ điều nhà đầu tư quan tâm nhất lúc này đó là tình hình diễn biến dịch bệnh đi đến đâu vì chỉ khi nào được kiểm soát hiệu quả thì kinh tế mới có cơ hội phục hồi sớm hơn.


    Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Anh Khoa


    Thị trường phản ánh nhanh chóng những ảnh hưởng của dịch cúm Corona lên nền kinh tế. Mặc dù đã về lại trạng thái cân bằng, nhưng nếu chưa có thêm thông tin tích cực nào về kỳ vọng kiểm soát được mức độ lây lan của Corona thì rủi ro tiềm ẩn vẫn còn hiện hữu.

    Theo dự báo của nhiều chuyên gia y tế thì việc sống chung với dịch có thể còn diễn ra trong các tháng tới. Do vậy, thị trường tuần tới có khả năng giằng co mạnh và tỏ ra phân vân, chờ đợi thông tin, khó có thể xác nhận cho tín hiệu xác nhận xu hướng mới.


    Ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Dịch vụ đầu tư, CTCK VNDIRECT

    Tôi cho rằng, kỳ vọng này là hợp lý khi tâm lý nhà đầu tư vẫn chưa ổn định trở lại và các thông tin tiêu cực về dịch cúm còn tiếp diễn trong thời gian tới. Diễn biến này cũng hoàn toàn tương đồng với bối cảnh chung của thị trường chứng khoán toàn cầu.

    Ngoài ra, hoạt động bán ròng khá mạnh trở lại của khối nhà đầu tư ngoại cũng tạo thêm rào cản hồi phục và áp lực cho thị trường khi gặp thông tin bất lợi. Dù sao, những biến động trong biên độ hẹp trong giai đoạn này là cần thiết để ổn định tâm lý thị trường và vẫn được coi là khá tích cực khi rủi ro giảm sâu đã ít đi.


    Tuần qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục ghi nhận mức tăng tốt như VPB, CTG SHB…, nhưng nhóm cổ phiếu này cũng đang chịu áp lực chốt lời ngắn hạn. Ông/bà đánh giá như thế nào về cơ hội đối với nhóm cổ phiếu này ở thời điểm hiện tại?

    Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta

    Tôi cho rằng, mức tăng trưởng của nhóm cổ phiếu ngân hàng được đánh giá tích cực và đà tăng sẽ tiếp tục duy trì trong giai đoạn hiện tại.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Thế Minh


    Điểm tích cực tôi nhận thấy hiện nay là dòng tiền đã có sự lan sang nhóm cổ phiếu ngân hàng thương mại tư nhân thay vì tập trung ở nhóm ngân hàng quốc doanh trước đó nên tính bền vững của đà tăng ở nhóm cổ phiếu này sẽ tích cực hơn trong ngắn và trung hạn.


    Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)

    Khi kinh tế trong giai đoạn khó khăn đặc biệt là trong tình thế như hiện tại thì ngành ngân hàng là hy vọng cứu cánh lớn nhất cho nền kinh tế. Hoạt động ngân hàng sẽ càng được đẩy mạnh để giải cứu doanh nghiệp và hỗ trợ kéo tăng trưởng trở lại.

    Trong bối cảnh ngành ngân hàng năm nay có nhiều câu chuyện khác bao gồm việc tăng vốn, đẩy mạnh số hóa, hoàn thiện quy chuẩn Basel II…, thì ngay trong giai đoạn căng thẳng hiện tại lại càng thể hiện vai trò anh cả, trở thành nhóm dẫn dắt thị trường.

    Dĩ nhiên những cổ phiếu đã có một giai đoạn tiến quá xa sẽ di chuyển chậm lại và nhường vị trí cho những cổ phiếu khác nhưng mặt bằng chung của nhóm ngân hàng hiện tại vẫn khá hấp dẫn. Vẫn có nhiều cổ phiếu mà mặt bằng giá thấp hơn năm ngoái từ 10% - 20% do bị kẹt vấn đề tăng vốn hay xử lý nợ xấu….

    Những ngân hàng có chất lượng nhưng nằm giá khá lâu trong cả năm qua sẽ có cơ hội bức phá trong thời gian tới. Tôi cho rằng, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là một trong những nhóm ngành đáng đầu tư nhất giai đoạn hiện tại.


    Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

    Đây là nhóm cổ phiếu dẫn dắt tâm lý thị trường hồi phục trong nhịp hồi phục vừa qua, thâm chí đã tăng vượt qua đỉnh ngắn hạn cũ, thể hiện sức mạnh nổi trội so với thị trường. Tại vùng giá cao mới hình thành, một số trường hợp nói trên đã xuất hiện dấu hiệu chốt lời và nhiều khả năng đi vào giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn.

    Dòng tiền dường như đang tạm thời đảo lớp sang nhóm cổ phiếu khác. Vì vậy, trước mắt chưa nên mua đuổi ở vùng giá cao mà cần tiếp tục chờ đợi hoàn thành nhịp điều chỉnh. Cũng cần chú ý rằng, câu chuyện của riêng từng cổ phiếu trong nhóm khá tách biệt, nên cần xem xét kỹ câu chuyện cơ bản về triển vọng sắp tới.


    Ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Dịch vụ đầu tư, CTCK VNDIRECT

    Đây là điều dễ lý giải bởi những cổ phiếu này mang lại lợi nhuận khá tốt cho nhà đầu tư trong tuần qua trong khi hầu hết các cổ phiếu mang lại thua lỗ.

    Không chỉ mang lại lợi nhuận "ngược dòng" cho nhà đầu tư trong thời điểm khó khăn, các cổ phiếu này còn đóng vai trò tạo điểm tựa tâm lý và dòng tiền cho thị trường.

    Thông thường, những cổ phiếu đóng vai trò dẫn dắt sẽ có đà tăng tốt hơn thị trường chung. Xu hướng ngắn hạn của các cổ phiếu này khá tích cực và chưa có sự rút lui của dòng tiền nên khả năng tiếp diễn đà tăng giá được cá nhân tôi đánh giá cao.


    Nhìn một cách tổng quan, những ảnh hưởng từ virus Corona tác động đến nền kinh tế và TTCK vẫn khó có thể đo lường. Một số ngành nghề chịu tác động tiêu cực lẫn tích cực cũng đã được báo cáo của nhiều CTCK đưa ra. Còn đâu là góc nhìn của ông/bà?

    Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta

    Chắc chắn dịch bệnh sẽ tác động tiêu cực lên nền kinh tế Việt Nam và TTCK, tiêu biểu là tăng trưởng GDP quý 1/2020 nhiều khả năng sẽ thấp hơn số tăng trưởng cùng kỳ khi ngành dịch vụ được dự báo là chịu tác động mạnh nhất. Đồng thời, ngành nông nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởng kéo theo.

    Đối với TTCK, dịch bệnh cũng sẽ tác động tiêu cực lên nhiều nhóm ngành và khiến tâm lý nhà đầu tư sẽ vẫn còn rất lo ngại với mức tác động này cho nên thị trường cũng sẽ phải mất thời gian lâu mới có thể khôi phục lại được tâm lý lạc quan của nhà đầu tư.

    Nhìn chung, tôi đánh giá mức tác động của dịch bệnh do virus Corona là tiêu cực trong ngắn và trung hạn, nhưng đà giảm của TTCK trong thời gian qua đã phản ánh phần lớn từ tác động tiêu cực của dịch bệnh. Do đó, tôi cho rằng TTCK đang trở nên hấp dẫn, đặc biệt là đối với các ngành được đánh giá tích cực trong trung hạn như ngân hàng, công nghệ, giấy, hàng tiêu dùng cá nhân…

    Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)

    Những thiệt hại do dịch bệnh sẽ gây thiệt hại cho rất nhiều ngành nghề kinh tế cả những ngành trực tiếp lẫn các ngành đứng sau.

    Ngay trong lĩnh vực y tế, bệnh viện, người ta suy nghĩ sẽ tăng trưởng mạnh nhưng không phải là tất cả. Nhiều người sẽ để ý rằng những ngày này người dân rất ngại đến bệnh viện nếu không quá cần thiết, vì vậy nhiều bệnh viện chuyên khoa vắng bệnh nhân hẳn.

    Những nhóm ngành tuyến đầu như du lịch, hàng không, khách sạn bị ảnh hưởng là chắc chắn nhưng kéo theo hàng loạt các hoạt động khác như Logistics, cảng biển, dịch vụ ăn uống, mua sắm, giải trí… đều suy giảm theo.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Hồng Khanh


    Những ngành sản xuất công nghiệp quy mô nhân công lớn cũng đình trệ sẽ ảnh hưởng sâu rộng các chuỗi cung ứng toàn cầu. Các quốc gia nằm ngoài tâm dịch nhưng có mối quan hệ chặt chẽ kinh tế với Trung Quốc sẽ bị tổn thương nặng nhất so với phần còn lại vì nguồn cung thiếu hụt trong khi xuất khẩu thì khó khăn.


    Về dài hạn, chúng ta có thể thấy những nhóm ngành như bảo hiểm, bất động sản khu công nghiệp sẽ có lợi thế tăng trưởng nếu Việt Nam ngăn chặn dịch hiệu quả tạo uy tín cao sẽ thu hút dòng vốn FDI đổ vào nhiều hơn nhờ nhiều tập đoàn bị tổn thương sau nạn dịch sẽ tìm kiếm những thị trường an toàn hơn như Việt Nam để dự phòng.


    Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

    Mặc dù còn quá sớm để định lượng đầy đủ, nhưng có thể nhận thấy ảnh hưởng của dịch bệnh khiến cho nền kinh tế toàn cầu chịu nhiều tác động tiêu cực. Là một nền kinh tế mở, nằm sát sườn với tâm điểm của dịch và cũng là bạn hàng trên nhiều ngành nghề, ảnh hưởng của Corona tới nền kinh tế Việt Nam là khó tránh khỏi.

    Theo tôi, hầu hết các ngành nghề đều chịu tác động trong bối cảnh kinh tế chung giảm tốc, không chỉ những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp mà nhiều người đã nhắc đến. Mặc dù vậy, một số nhóm ngành chịu ảnh hưởng ít và mang tính ngắn hạn, là cơ hội để xem xét chiều mua ở vùng giá rẻ, cho mục tiêu trung và dài hạn.


    Ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Dịch vụ đầu tư, CTCK VNDIRECT

    Tác động của dịch virus 2019-nCoV tới các ngành liên quan tới lĩnh vực du lịch như: Hàng không, dịch vụ khách sạn, nhà hàng... là rõ rệt nhất.

    Ngoài ra, các doanh nghiệp liên quan tới hoạt động xuất khẩu nông sản, thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn và sụt giảm gây ảnh hưởng gián tiếp tới ngành vận tải.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Trung Du


    Trên thị trường chứng khoán, tác động của dịch khiến tâm lý trở lên lo sợ và thận trọng tạo áp lực cho dòng tiền rút ra tìm nơi trú ẩn và khiến nhiều cổ phiếu vốn không chịu tác động cũng giảm điểm. Do đó, có thể thấy tác động của dịch bệnh thường khá sâu rộng, nhưng điều may mắn khi nhìn vào lịch sử các đợt dịch bệnh thì các tác động này thường chỉ mang tính ngắn hạn.


    Trong bối cảnh khó khăn cho người đầu tư ngắn hạn khi số lượng cổ phiếu có xu hướng tăng ở tỷ lệ quá thấp và phần nhiều cổ phiếu hồi phục với biên độ quá hẹp, đâu là chiến lược phù hợp?

    Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta

    Chiến lược phù hợp trong giai đoạn này là tích lũy và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu trở lại. Tuy nhiên, tỷ trọng cổ phiếu phân bổ chỉ nên ở mức 30 - 40% trong giai đoạn hiện tại. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng chưa nên sử dụng margin.

    Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)

    Các chiến lược đầu tư, sự kỳ vọng vào các nhóm ngành nghề rõ ràng là có chút thay đổi so với trước khi có dịch bệnh. Với các nhà đầu tư dài hạn có thể tận dụng các phiên giảm mạnh để tích lũy dần với những cổ phiếu không bị ảnh hưởng nhiều bởi nạn dịch và dĩ nhiên ưu tiên những cổ phiếu có hoạt động tài chính lành mạnh.

    Hoạt động kinh tế năm nay nhìn chung khó khăn hơn và đặc biệt trong bối cảnh hiện tại thì những doanh nghiệp có nợ vay lớn sẽ rất dễ bị mất thanh khoản. Dịch cúm trong giả định bi quan nhất sẽ kéo dài đến gần mùa hè khi khí hậu ấm hơn sau đó suy yếu dần, vì vậy xu hướng đầu tư nên hướng vào những ngành tài chính, bán lẻ, vật liệu xây dựng khi khả năng hồi phục sản xuất kinh doanh sẽ nhanh hơn so với phần còn lại.


    Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

    Thị trường đã hồi phục khá về vùng 940, tạm thời chưa nên mua đuổi và hạn chế giao dịch ngắn hạn, nhất là khi các thông tin tiêu cực vẫn còn tiềm ẩn, khó lường.

    Đây là giai đoạn giành cho nhà đầu tư dài hạn, tập trung xem xét kỹ triển vọng riêng của doanh nghiệp, mẫn cảm với ảnh hưởng từ dịch bệnh và bị bán chung cho áp lực thị trường về vùng giá rẻ.


    Ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Dịch vụ đầu tư, CTCK VNDIRECT

    Theo góc nhìn của cá nhân tôi thì bối cảnh chung của thị trường trong ngắn hạn vẫn đang nằm trong xu hướng giảm. Quá trình tạo đáy thường mất nhiều thời gian để thị trường ổn định trở lại. Trong khi đó, dịch bệnh vẫn đang ở giai đoạn mở rộng tạo ra các thông tin bất lợi cho thị trường cho tới khi dịch chưa được kiểm soát.

    Các tin tức vĩ mô trong quý I đa số sẽ theo hướng bất lợi cho thị trường do ảnh hưởng từ dịch cúm. Số lượng cổ phiếu có xu hướng tăng giá lúc này là quá hiếm hoi và phần nhiều các cổ phiếu mang tính hồi phục nhẹ trở lại trong xu hướng giảm.

    Môi trường như hiện tại thì tương quan giữa khả năng kiếm lợi nhuận ngắn hạn là quá thấp so với rủi ro có thể gánh chịu thua lỗ và thông thường giai đoạn như hiện tại sẽ phù hợp hơn với nhà đầu tư giá trị dài hạn. Do đó, quan điểm của cá nhân tôi với nhà đầu tư ngắn hạn nên ưu tiên chiến lược phòng vệ tài sản hơn là cố gắng kiếm lợi nhuận lúc này.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này