[Bạn có biết] Kem chống nắng bảo vệ da của chúng ta như thế nào?

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi MinhTriND, 22/5/19.

  1. [Bạn có biết] Kem chống nắng bảo vệ da của chúng ta như thế nào?

    [Bạn có biết] Kem chống nắng bảo vệ da của chúng ta như thế nào?

    LIÊN HỆ (469 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: MinhTriND
    3. Ngày đăng: 22/5/19 lúc 21:56
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. MinhTriND

    MinhTriND Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Từ lâu, chúng ta đã xác định được những tác hại của tia cực tím (UV) từ Mặt Trời đến làn da và ngày càng nhận biết được các rủi ro này, các nhà khoa học lại càng có nỗ lực để nghiên cứu xem điều gì đang xảy ra với tế bào khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng, từ đó tìm ra những phương pháp hiện đại nhằm tránh các tổn hại đó.
    Và một trong số những giải pháp được sử dụng phổ biến nhất tính đến thời điểm hiện tại có lẽ là kem hoặc chai xịt chống nắng. Nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc những hoá chất này hoạt động như thế nào chưa? Để hiểu rõ vấn đề, có lẽ chúng ta nên bắt đầu với việc tìm hiểu xem ánh nắng từ Mặt Trời đã tạo ra những thay đổi gì lên bề mặt da.

    [​IMG]

    Điều gì xảy ra khi tia tử ngoại từ Mặt Trời chạm vào da chúng ta?

    Bên trong ánh sáng Mặt Trời có chứa các gói năng lượng được gọi là photon. Trong khi những màu sắc có thể nhìn được bằng mắt thường tương đối vô hại với da thì những chùm photo của tia cực tím (UV) lại là tác nhân tạo ra những tổn hại trên da. Ánh sáng tia tử ngoại được chia thành 2 loại: UVA (nằm trong dải bước sóng từ 320-400 nm) và UVB (thuộc dải bước sóng từ 280-320 nm).

    Da người mang các phân tử có cấu trúc hoàn hảo để hấp thụ năng lượng của các photon UVA và UVB. Việc này khiến cho các phân tử luôn ở trạng thái kích thích khi chúng tiếp xúc với các loại tia nói trên. Và có vào thì phải có ra, để giải phóng năng lượng thu được, những phân tử sẽ phải trải qua các phản ứng hoá học và như một hệ quả, da của chúng ta sẽ bắt đầu có những thay đổi về mặt sinh học. Điều thú vị là trước đây, một vài ảnh hưởng trong số này được xem như sự thích nghi của da với môi trường thì bây giờ, các nhà khoa học đã xem nó như một tổn thương.

    [​IMG]

    Chẳng hạn, rám nắng xảy ra khi hàm lượng hắc tố melanin sản xuất nhiều hơn bởi tác nhân kích thích là tia UVA. Tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời cũng làm thay đổi mạng lưới chống oxy hoá tự nhiên của da, loại bỏ các chất oxy hoá hoạt tính cao (ROS) và các gốc tự do. Nếu không được kiểm soát, chúng có thể gây tổn hại cho tế bào và gây hiện tượng căng thẳng oxy hoá trong da.

    Tia UVA được cho là có khả năng thâm nhập sâu vào da hơn so với UVB, phá huỷ cấu trúc protein được gọi là collagen. Khi collagen bị thiệt hại, da của chúng ta mất tính đàn hồi và mượt mà, tạo ra các nếp nhăn.

    UVA chịu trách nhiệm cho nhiều dấu hiệu lão hoá da có thể nhìn thấy trong khi UVB được xem là nguồn gốc của cháy nắng. Ngay cả DNA cũng có thể hấp thụ cả tia UVA lẫn UVB và điều này sẽ gây ra những đột biến. Nếu không được điều trị, đột biến sau đó có thể dẫn đến ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư tế bào vảy hoặc hình thành u ác tính.

    "Lọc" các chùm photon trước khi chúng có cơ hội gây tổn hại

    [​IMG]

    Tất nhiên, nguy cơ ung thư da các các dấu hiệu lão hoá có thể được giảm thiểu qua việc tránh tiếp xúc quá nhiều với tia UV. Khi bạn không thể tránh khỏi ánh nắng Mặt Trời, kem chống này là một giải pháp. Có thể nói kem chống nắng chính là một bộ lọc tia UV, bên trong nó chứa các phân tử đặc biệt nhằm giảm lượng tia UV đi qua bề mặt da.

    Một lớp mỏng được cấu thành từ những phân tử này sẽ tạo ra hành rào bảo vệ hoặc hấp thụ (bộ lọc hoá học), hoặc là phản xạ các photon (bộ lọc vật lý) trước khi chúng được hấp thụ bởi DNA và các phân tử khác nằm sâu hơn trong da chúng ta.

    Tại Mỹ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm quy định kem chống nắng là một loại thuốc nhằm gia tăng tính nghiêm ngặt trong việc cấp phép những sản phẩm thuộc nhóm này. FDA cũng đã ban hàng các yêu cầu khắt khe về những thông tin được in trên bao vì của kem chống nắng, đặc biệt là SPF (Sun Protection Factor) chỉ số thể hiện khả năng chống nắng.

    Xuất hiện trên bao bì của sản phẩm chống nắng từ năm 1971, SPF biểu hiện cho thời gian tương đối mà ai đó có thể tiếp xúc với ánh nắng trước khi phải chịu những tổn hại từ tia UVB. Mỗi một đơn vị SPF tương ứng với 10 phút chống nắng, ví dụ như một chai kem chống nắng có ghi SPF 30 thì sẽ có công dụng bảo vệ da 300 phút trước khi bị cháy nắng, nhưng mọi thứ chỉ hoàn hảo như vậy nếu bạn sử dụng đúng cách.

    [​IMG]

    Theo các nhà khoa học, lượng kem chống nắng cần cho cơ thể một người trưởng thành là khoảng 28g, và một lượng cỡ 5g cho mặt và cổ (có thể chênh lệch ít nhiều tuỳ vào kích thước cơ thể của mỗi người). Hầu hết mọi người đều chỉ sử dụng 1/4 hoặc 1/2 lượng kem chống nắng theo khuyến nghị, khiến cho da có nguy cơ bị cháy nắng và chịu những tổn hại từ tia tử ngoại. Ngoài ra, hiệu quả của kem chống nắng cũng giảm xuống khi người dùng tiếp xúc với nước hoặc đổ mồ hôi.

    Để hỗ trợ người tiêu dùng, FDA yêu cầu các nhà sản xuất kem chống nắng bổ sung thêm khả năng "chống nước" hoặc "chống nước mạnh mẽ" với thời gian hiệu quả kéo dài từ 40 phút hoặc 80 phút trong nước. Các chuyên gia đến từ Viện Da liễu Hoa Kỳ cũng như nhiều tổ chức khác khuyên bạn nên thoa lại kem chống nắng ngay khi tham gia các môn thể thao dưới nước.

    Nguyên tắc chung là cần thoa lại kem khoảng 2 tiếng một lần và bắt buộc phải thoa lại nếu tiếp xúc nước hoặc bị đổ mồ hôi. Để tăng giá trị SPF, các nhà sản xuất đã tìm cách để kết hợp nhiều bộ lọc UVB thành một, tất nhiên là phải dựa trên các tiêu chuẩn an toàn cho FDA quy định.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, SPF chỉ mới là chỉ số bảo vệ da trước UVB, vậy còn UVA thì sao? Bạn sẽ thấy một số kem chống nắng được dán nhãn "Broad Spectrum" và đó là những loại có tác dụng bảo vệ da trước cả tia UVB lẫn UVA. Để được dán nhãn, kem chống nắng cần phải trải qua các bài kiểm tra của FDA được gọi là Broad Spectrum Test.

    Được FDA phê duyệt từ năm 1988, Avobenzone là một trong những chất hoá học phổ biến nhất trong các loại kem chống nắng có tác dụng chống tia UVA lẫn UVB. Bạn có thể nhìn thấy trên nhãn của một số loại kem chống nắng còn bao gồm cả phân tử ethylhexyl methoxycrylene. Nó có tác dụng giúp duy trì mức độ hiệu quả của avobenzone khi tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời, bảo vệ da của chúng ta lâu hơn trước tia UVA.

    Hiện tại, dù chỉ số SPF có cao đến mức nào thì kem chống nắng vẫn không ngăn chặn được 100% tia UV, vì vậy, cải tiến kem chống nắng chắc chắn là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu trong tương lai và một trong những giải pháp chính là bổ sung các chất chống oxy hoá. Ngoài ra, tia hồng ngoại từ ánh nắng cũng là một trong những yếu tố mà các chuyên gia đang quan tâm bởi những ảnh hưởng của nó lên da.

    Theo Tổ chức Ung thư Da thế giới, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và Học viện Da liễu Hoa Kỳ, các nghiên cứu từng thực hiện đã chỉ ra việc thường xuyên sử dụng kem chống nắng có độ SPF từ 15 trở lên không những có tác dụng ngăn ngừa cháy nắng mà còn giảm nguy cơ ung thư không ác tính đến 40%, trong khi giảm nguy cơ mắc khối u da ác tính lên đến 50%.

    Không nhất thiết là phải sử dụng kem chống nắng, có rất nhiều cách để bảo vệ da của mình miễn là bạn ý thức được bạn sẽ phải hứng chịu những tác hại không thể lường trước từ ánh nắng Mặt Trời.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này