Bác bảo vệ nghèo được 'tặng' 130tr trước mặt vẫn quyết trả lại và bài học của thiên trả địa

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi vythanh1201, 4/6/19.

  1. Bác bảo vệ nghèo được 'tặng' 130tr trước mặt vẫn quyết trả lại và bài học của thiên trả địa

    Bác bảo vệ nghèo được 'tặng' 130tr trước mặt vẫn quyết trả lại và bài...

    LIÊN HỆ (220 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: vythanh1201
    3. Ngày đăng: 4/6/19 lúc 15:58
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. vythanh1201

    vythanh1201 Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Bữa giờ đọc được không ít vụ nhặt được tiền trả lại người bị mất nhưng lần đầu tiên nghe được một câu nói rất đúng và ưng ghê các mẹ ạ.
    [​IMG]

    Chuyện là vào lúc 14h ngày 28/5, khi ông Nguyễn Hữu Hạnh (53 tuổi, ngụ thôn Gò Găng, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) đang ngồi trong nhà thì thấy một phụ nữ điều khiển xe máy chạy với tốc độ nhanh ngang qua đánh rơi một bọc nilon.


    "Lúc đó, ngồi trong nhà tôi thấy giấy tờ bay ra nên có chạy lại để nhặt giấy tờ giúp họ. Khi tôi đem bọc nilon đó vào trong thì thấy bên trong để cái gì nặng nặng. Mở ra xem tôi thấy một cọc tiền rất lớn rồi gọi vợ tôi ra”, ông Hạnh kể lại.
    Hai vợ chồng mở ra xem thì thấy có 130 triệu đồng, toàn giấy bạc 500 ngàn và 100 ngàn, hai chứng minh nhân dân và một số giấy tờ quan trọng khác. Căn cứ hình ảnh trên giấy tờ, ông Hạnh bàn với vợ là bà Nguyễn Thị Bích nhờ hàng xóm tìm kiếm người đánh rơi để trao trả lại số tiền này. Theo đó, vài giờ sau đã có chủ nhân của số tiền trên đến nhận lại. Được biết, người đánh rơi tiền gia đình cũng khá khó khăn và họ vừa mới đi vay mượn để đáo nợ ngân hàng, trên đường về thì đánh rơi, rất may gặp được cặp vợ chồng tốt bụng.
    [​IMG]

    "Lương tâm tôi không cho phép giữ lại số tiền nhặt được. Dù có nghèo thì vợ chồng tôi cũng không thể làm việc đó. Hơn nữa, biết đâu người đánh rơi số tiền này cũng còn đang khổ sở hơn mình. Đồng tiền mình tự kiếm tự tiêu sẽ thấy có giá trị hơn rất nhiều. Bởi vậy, không có lý do gì để tôi giữ lại số tiền nhặt được đó. Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ nhặt được số tiền lớn như vậy", ông Hạnh tâm sự.

    Vợ chồng ông Hạnh trước đây là giáo viên đã nghĩ hưu trước tuổi, hiện anh đang làm bảo vệ tại trụ sở xã Tân Thắng với đồng lương ít ỏi. Bản thân hoàn cảnh kinh tế của gia đình ông cũng không khá giả gì, nhưng ông cho biết nếu bọc tiền có nhiều hơn gấp đôi hay gấp ba thì vợ chồng ông vẫn chọn cách trả lại cho người đánh rơi. Và đáng ngưỡng mộ hơn nữa, đối với vợ chồng ông, hành động trả lại số tiền 130 triệu đồng cho người đánh rơi là việc làm bình thường, không có gì to tát.

    Bởi khi còn đứng trên bục giảng, ông đã từng dạy bảo học sinh không tham của rơi và cứ nghĩ đến việc người đánh rơi tiền là người nghèo, khó khăn họ sẽ đau khổ như thế nào khi mất số tiền lớn như vậy. Và hơn hết, về nguyên tắc, đạo đức cơ bản ban đầu rằng những gì không thuộc về mình thì không được phép lấy, đó đã là bài học vỡ lòng của bất kỳ đứa trẻ nào.

    [​IMG]

    Từ bao giờ mà những hành động thiên kinh địa nghĩa, những việc làm phải là hiển nhiên ấy dần trở nên hiếm hoi đến mức đông đảo dư luận hết lời ca tụng khi nó xảy ra? Từ khi nào mà những việc làm thuộc phạm trù đạo đức cơ mà mỗi cá nhân cần có lại trở nên “xa xỉ” đến vậy? Trong khi đó, những việc như chém giết, trộm cướp, lừa đảo lại dần trở nên “chai mặt” khắp các phương tiện thông tin đại chúng.

    Phải chăng, với việc xã hội ngày càng phát triển, mang theo nhiều luồng tư tưởng, văn hóa, công nghệ mới… khiến cho những bài học cơ bản của việc làm người bị mai một, lãng quên dần. Còn đâu cái ý nghĩa của việc cha mẹ dạy con không được nói dối, không được tham lam, khi mà chính các bậc phụ huynh cũng làm trái với lời răn dạy con. Người lừa gạt lẫn nhau để tranh giành lợi ích, kẻ bày trò hãm hại nhau cũng vì tiền tài… Để giờ đây, xã hội lâu lâu lại phải thốt lên sự ngưỡng mộ dành cho những tấm gương người tốt việc tốt còn sót lại khi thực hiện đúng lời cha mẹ dạy ngày xưa: Không tham của rơi, không được lấy những gì không thuộc về mình.

    [​IMG]

    Rõ ràng, trong câu chuyện vừa rồi, ông Hạnh thừa sức giấu nhẹm số tiền trên và tiêu xài, việc mà có lẽ không ít người trong xã hội này sẽ nghĩ đến. Nhưng chính lòng tự trọng, chính cái tâm không bị vấy bẩn giữa cám dỗ cuộc đời và quan trọng hết là sự ghi nhớ về bài học đầu đời của mình đã thôi thúc ông làm điều đúng đắn.

    Đến bao giờ, những tư tưởng như của ông Hạnh mới phủ đầy khắp xã hội, đến khi nào những câu chuyện nhặt được của rơi trả người bị mất không còn được xem là chuyện to tát mà đó là chuyện đương nhiên, hiển nhiên phải làm? Đó là khi mỗi người đừng bao giờ quên đi bài học đạo đức mình đã từng được dạy khi còn ấu thơ, đừng đánh mất chính mình vì đồng tiền. Và quan trọng hơn hết hãy nhớ rằng, “của thiên trả địa”. Những gì đến quá dễ dàng, thì cũng sẽ dễ dàng ra đi, tiền bạc không do công sức mình tạo ra thì cũng sẽ có ngày tiêu tan nhanh chóng, thậm chí đôi lúc còn làm hại bản thân phải trả những cái giá đắt hơn.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này