Bà mẹ Khánh Hòa hối hận vì đẻ đứa con mù lòa nhưng 12 năm sau, cậu bé giành kỷ lục Châu Á

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi raumuongxaotoi33, 11/6/19.

  1. Bà mẹ Khánh Hòa hối hận vì đẻ đứa con mù lòa nhưng 12 năm sau, cậu bé giành kỷ lục Châu Á

    Bà mẹ Khánh Hòa hối hận vì đẻ đứa con mù lòa nhưng 12 năm sau, cậu bé...

    LIÊN HỆ (357 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: raumuongxaotoi33
    3. Ngày đăng: 11/6/19 lúc 17:10
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Không ai có thể phủ nhận Bùi Ngọc Thịnh là một cậu bé thiên tài, bởi em có thể chơi được 14 loại nhạc cụ, em còn có khả năng viết nhạc tài ba, em cũng từng được ghi danh vào kỷ lục Châu Á.
    Thế nhưng, để có được ngày hôm nay, cậu bé đã phải nỗ lực gấp 10, thậm chí gấp 100 lần so với bạn bè cùng trang lứa… bởi vì khi sinh ra, Thịnh bị mù bẩm sinh.

    Biết thế này, tôi đã không sinh con!
    Bố mẹ của em Thịnh là anh Bùi Văn Lộc và chị Lê Thị Thủy – cả hai đều là những người mù bẩm sinh và đều cùng hoạt động trong cơ sở sản xuất chổi, tăm tre của Hội Người mù Ninh Hòa (Khánh Hòa). Vào năm 2000 mang thai cậu bé Thịnh, cả hai người vừa mừng vui, chờ mong ngày đứa bé chào đời vừa mơ hồ lo lắng.

    [​IMG]
    Bùi Ngọc Thịnh là cậu bé tài hoa trong âm nhạc.

    “Chúng tôi tin rằng trong cuộc đời tăm tối vì thiếu ánh sáng của mình, trời sẽ thương tình cho một đứa con có một đôi mắt bình thường để nhìn và cảm nhận cuộc sống xung quanh thay phần cha mẹ của nó” - anh Lộc thổ lộ.
    Vậy mà, ông trời như muốn trêu ngươi, đặt số phận anh chị vào một thử thách đầy nghiệt ngã. Đến tháng thứ 7 của thai kỳ, trên đường đi bán chổi, chị Thủy bị sụp xuống lề đường. Các bác sĩ đã phẫu thuật và cậu bé Bùi Ngọc Thịnh ra đời sớm hơn những đứa trẻ bình thường 2 tháng.

    Lúc mới sinh (năm 2000), Thịnh nhỏ như con mèo, phải nuôi trong lồng kính. Đến 6 tháng tuổi, mỗi lần đưa đồ chơi cho con, không trúng tay thì đứa bé không cầm, đút cơm không đúng miệng thì bé không há miệng, chị Thủy bắt đầu sinh nghi nhưng không dám tin về nỗi bất hạnh mà vợ chồng mình phải gánh chịu nay lại giáng xuống đầu con trẻ.

    Cho tới một ngày, khi con gần 1 tuổi, trong một lần đưa con đi khám bệnh, bác sĩ cho biết bé Thịnh bị mù bẩm sinh, mọi hi vọng của anh chị sụp đổ tan tành. “Tôi gần như ngã gục, không còn điều gì đau đớn hơn. Biết thế này, tôi đã không sinh con”.


    [​IMG]
    Biết tin con bị mù bẩm sinh, cả hai anh chị đều rất đau lòng

    Hạnh phúc bên tiếng đàn.

    Tuy không nhìn thấy gì nhưng từ năm 3 tuổi, Thịnh đã biết đánh trống, dù tiếng trống chưa vào khuôn nếp nhưng âm thanh phát ra một nhịp điệu. Những lần hội có đợt diễn văn nghệ, cậu bé Thịnh hay dỏng tai nghe rồi bò theo nhịp nhạc, với được chiếc dùi trống, Thịnh đánh liên hồi, tỏ ra vô cùng sảng khoái.

    Càng lớn, cậu bé càng cố gắng tiếp xúc với âm nhạc nhiều hơn. Cậu bé còn thường xuyên được cha mẹ đi nghe chương trình văn nghệ do Hội Người mù Ninh Hòa biểu diễn.

    Rồi bỗng một ngày cuối tháng 4 năm 2005, anh Bùi Quang Lộc ngớ người khi thấy đứa con trai mù lòa bẩm sinh của mình xưa nay chỉ biết lặng câm chẳng nói chẳng rằng về nằng nặc đòi bố mua cho mấy loại đàn để chơi.

    [​IMG]
    Bùi Quốc Thịnh rất có năng khiếu về âm nhạc và nhạc cụ

    Mặc dù anh Lộc cho đây là sở thích hão huyền nhưng Thịnh vẫn nhất quyết giữ nguyên ý định của mình. Mọi nguồn cơn về sở thích đặc biệt của cậu bé này cũng bắt nguồn từ chiếc đài radio cũ kỹ ông Lộc giữ lại từ những năm 1980.
    Thịnh bộc bạch: "Nhà em nghèo xác xơ, em lại mù cả hai mắt từ nhỏ. Con đường từ nhà đến Viện Mắt Trung ương Hà Nội là con đường chứa đầy nước mắt. Bao nhiêu lần gia đình đưa em ra đó khám chữa nhưng bác sỹ đều lắc đầu bất lực. Thanh quản của em lại không tốt, rất khó phát âm, thành ra chẳng mấy khi muốn giao tiếp nữa”.

    Trở về lầm lũi, bố mẹ suốt ngày đi bán vé số mưu sinh nên Thịnh chỉ còn mỗi việc ôm chiếc đài radio nghe suốt ngày đêm, đặc biệt chỉ nghe những chương trình nhạc truyền thống:

    Em cũng không lý giải được tại sao. Nhưng ngay từ khi tấm bé đó cứ nghe những bản nhạc xập xình ầm ầm nhưng các hàng quán người ta mở là không thể nào chịu được. Em đắm đuối vào các bản nhạc dân ca cổ truyền. Thích nghe cả cải lương, tuồng, chèo. Nghe hết ngày nọ đến ngày kia không biết chán”.

    [​IMG]
    Thịnh có niềm đam mê mãnh liệt với nhạc cụ dân tộc
    Đã là đam mê, nhất định phải thực hiện!
    Để chứng minh cho bố mẹ tin, Thịnh tự mò mẫm sang nhà ông Nguyễn Hành là người chuyên chơi nhạc thuê cho các đám cưới. Vừa thương vừa tò mò về cậu bé này, ông Hành quyết định nhận dạy miễn phí cho Thịnh một tháng.

    Sau một tháng đó ông Hành đi hết ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác khi Thịnh không những lĩnh hội trọn vẹn những kiến thức, những bản nhạc ông trực tiếp dạy mà còn thành thạo nhiều bản nhạc khác từ những lần theo ông đi dự các đám cưới mà Thịnh đã học lỏm được.

    [​IMG]
    Bố Thịnh luôn theo con trong suốt chặng đường dài
    Theo ông Hành, một người bình thường muốn đánh được vài chục bản nhạc đã phải học hết mấy tháng. Thế mà cậu bé ấy học một tháng đánh thành thạo 30 bản nhạc piano, 20 bản nhạc guitar. Nhạc lý thì căn bản đều nắm hết.
    Đến lúc này thì bố mẹ của Thịnh mới tin vào khả năng kỳ lạ của con trai mình. Cứ thế, Thịnh miệt mài tập luyện bên các nhạc cụ. Đến năm 2012, Thịnh được vinh danh vào kỷ lục châu Á vì chơi được 7 loại nhạc cụ khác nhau.

    Còn tính đến thời điểm hiện tại, cậu bé Bùi Ngọc Thịnh chơi được 14 loại nhạc cụ gồm: Trống, đàn guitar phím lõm, đàn organ, đàn sến, đàn tranh, đàn kìm, đàn cò, đàn piano, đàn bầu, đàn gáo, đàn viôlông, đàn măngđôlin, đàn bass, tiêu.

    [​IMG]
    Một khán giả rơi nước mắt khi nghe tiếng đàn của Thịnh.

    Hạnh phúc là sự nỗ lực không ngừng nghỉ!
    Để có được cậu bé Bùi Ngọc Thịnh ngày hôm nay, đầu tiên phải cảm ơn đến cha mẹ của bé. Họ là những người mù nhưng có tấm lòng trong sáng và thiện lương.

    Sinh con ra ai cũng muốn con lành lặn nhưng bố mẹ của em thì không có được may mắn đó. Bù lại, họ rất thương em và giáo dục em đàng hoàng, tử tế.

    Bố mẹ của em, tuy có khiếm khuyết về mặt cơ thể nhưng lao động chân chính, dù bán vé số vẫn nuôi em thành người. Đây là điều đáng hoan nghênh và ngưỡng mộ.

    Còn Thịnh – em chính là cậu bé với tấm gương sáng cho những ai đang thiếu đi nghị lực sống! Nhìn cách em cười rạng rỡ, nhìn những ngón tay chơi đàn điêu luyện, không ai còn nghĩ em là một người khuyết tật.

    [​IMG]
    Thịnh thường xuyên đàn hát cho bố mẹ cùng nghe.

    Hoàn cảnh sống tuy khó khăn nhưng Thịnh đã vượt lên nó, thậm chí em còn tận hưởng nó, em nhìn cuộc đời bằng cả trái tim và bằng tình yêu âm nhạc! Đến cả những người lớn lành lặn, bình thường cũng chưa chắc đã làm được như em.
    Và có lẽ ông trời vốn rất công bằng, nếu đã lấy của bạn cái này thì sẽ bù cho bạn những điều tốt đẹp khác, chỉ có điều, bạn có đủ tỉnh táo để đón nhận hay không!
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này