Bà bầu phù chân khi nào bình thường, khi nào bất thường? Nghe bác sĩ mách sẽ rõ hết!

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi Bacsi_hang.vu, 12/6/19.

  1. Bà bầu phù chân khi nào bình thường, khi nào bất thường? Nghe bác sĩ mách sẽ rõ hết!

    Bà bầu phù chân khi nào bình thường, khi nào bất thường? Nghe bác sĩ...

    LIÊN HỆ (216 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Bacsi_hang.vu
    3. Ngày đăng: 12/6/19 lúc 07:19
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Phù chân là hiện tượng sinh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối của thai kỳ. Phần lớn hiện tượng phù hai chân là do chèn ép, và sự tăng sản sinh máu và nước trong cơ thể phụ nữ mang thai.
    Ngoài ra sự thay đổi nội tiết trong khi mang thai khiến cho thành mạch mềm hơn gây khó khăn cho sự vận chuyển của máu ở tĩnh mạch về tim nên thai phụ trong 3 tháng cuối thường có hiện tượng phù hai chi dưới.



    Phù chân có phải là dấu hiệu nguy hiểm cho mẹ bầu?
    Thông thường phù chân xuất hiện rõ rệt trong 3 tháng cuối, nếu là phù sinh lý do chèn ép thì thường không có ảnh hưởng gì lớn ngoài việc gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày cho mẹ bầu. Hiện tượng phù sinh lý này sẽ giảm nhiều khi mẹ bầu nghỉ ngơi, kê cao chân. Phù hai chân được gọi là sinh lý khi chỉ có hiện tượng phù đơn độc mà không kèm theo bất cứ hiện tượng bất thường nào kèm theo.

    Nhưng nếu phù chân mà không giảm khi thai phụ nằm nghỉ và kê cao chân, phù lên cả hai chi trên kèm theo những dấu hiệu như: Đau đầu, nôn, đau hai bên hạ sườn, thị lực thay đổi (nhìn mờ). Thì đây là những dấu hiệu nguy hiểm của thai phụ bị nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật. Tiền sản giật, sản giật là một cấp cứu sản khoa vì nếu không được xử trí kịp thời thì có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả thai phụ và thai nhi.

    Hiện tượng phù sinh lý thường xuất hiện khá muộn ở 3 tháng cuối thai kỳ, nhưng phù do bệnh lý lại có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, thường là xuất hiện khá sớm, ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa.

    Cách khắc phục

    Phù chân là hiện tượng phổ biến khi mang thai và sẽ mất đi sau khi sinh con. Tuy nhiên nó khiến bà bầu không thoải mái và bất tiện trong sinh hoạt. Mẹ bầu có thể khắc phục bằng những cách sau để làm giảm triệu chứng phù chân.

    • Hạn chế đứng quá lâu mà không di chuyển. Khi ngồi nên duỗi thẳng chân, không vắt chéo chân vì sẽ khiến máu khó lưu thông. Khi nằm nên kê cao chân bằng gối.
    • Thường xuyên mát xa, tập thể dục bàn chân, ngâm chân nước ấm 10 – 15’ trước khi ngủ giúp máu lưu thông.
    • Nằm nghiêng bên trái khi ngủ.
    • Mặc quần áo thoải mái.
    • Chế độ ăn giảm muối, tăng cường kali trong khẩu phần ăn, hạn chế tố đa ăn các đồ ăn đóng hộp hoặc đồ ăn nhanh.

    Ngoài ra việc khám thai định kỳ giúp mẹ bầu theo dõi tốt nhất thai kỳ cho mình, bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu phát hiện rất sớm những hiện tượng phù chân bất thường do bệnh lý thông qua việc khám thai và làm xét nghiệm nước tiểu. Vì vậy, nếu cảm thấy không khỏe hãy gặp bác sĩ ngay mà không cần chờ đến ngày hẹn tái khám nhé.
    BS Vũ Thị Hằng – PK sản phụ khoa Thịnh An
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này