[Ảnh] Sân khấu Tuồng ở Khánh Hoà - Mr. Cốt chụp bằng Oppo F11

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi Non@me, 4/5/19.

  1. [Ảnh] Sân khấu Tuồng ở Khánh Hoà - Mr. Cốt chụp bằng Oppo F11

    [Ảnh] Sân khấu Tuồng ở Khánh Hoà - Mr. Cốt chụp bằng Oppo F11

    LIÊN HỆ (485 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Non@me
    3. Ngày đăng: 4/5/19 lúc 20:56
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Non@me

    Non@me Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Tuồng – Một loại hình nghệ thuật sân khấu mang tính cổ điển khá độc đáo của Việt Nam. Ngôn ngữ của tuồng là văn chương bác học kết hợp nhuần nhuyễn văn chữ Hán với văn nôm. Theo một số tư liệu thì tuồng ảnh hưởng của hí khúc (Trung Quốc) do quân lính nhà Nguyên bị giữ làm tù binh dưới thời nhà Trần (thế kỷ XIII) biểu diễn. Nhưng tuồng Việt Nam có nét riêng của nó. Lúc đầu, tuồng chỉ xuất hiện ở miền Bắc, sau đó theo binh lính chúa Nguyễn vào Đàng Trong và phát triển cực thịnh ở đó. Tuồng phát triển mạnh vào thế kỷ XVII -XVIII. Sang triều Nguyễn (thế kỷ XIX) tuồng vẫn giữ vị trí xứng đáng trong đời sống văn hoá ở cung đình và trong dân dã.

    Nghệ thuật Tuồng - một loại hình sân khấu độc đáo của Việt Nam ẩn chứa những giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc, những giá trị nghệ thuật mang tính chất bền vững, đã, đang và sẽ còn là những người bạn tri âm, tri kỷ của các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Xin giới thiệu loạt ảnh chụp các Sân khấu Tuồng ở Khánh Hoà, Nha Trang của @Mr. Cốt - Nguyễn Thanh Dương, chụp bằng điện thoại Oppo F11.

    [​IMG]
    Tại Khánh Hòa, hiện nay vẫn còn duy trì được những sân khấu tuồng ở nhiều nơi, được đóng góp bởi sự yêu nghề của các nghệ sỹ và nhu cầu thưởng thức trong nhân dân. Trong thời gian ngắn tiếp cận và tìm hiểu, tôi ghi nhận được những sân khấu tuồng đang hoạt động với nhiều đặc điểm khác nhau. Có những sân khấu tuồng mộc mạc và giản đơn, có những sân khấu tuồng được dựng lên hoành tráng, có sân khấu chỉ phục vụ vài ngày và có những sân khấu vẫn đang phục vụ mỗi tuần, các nghệ sỹ rất gần gũi và thân thiện với người coi…

    Sân khấu tuồng tại lễ hội cầu ngư Cửa Bé
    [​IMG]
    Theo chân các nghệ sỹ, tôi đến với một sân khấu tuồng tại lễ hội cầu ngư Cửa Bé.

    Hàng năm, từ ngày 11-13/2 âm lịch, ngư dân làng biển Cửa Bé (Vĩnh Trường, Nha Trang, Khánh Hòa) lại tưng bừng tổ chức lễ hội Cầu Ngư. Lễ hội diễn ra đầy màu sắc với nhiều hoạt động thú vị. Bên cạnh các nghi lễ truyền thống thì hát tuồng cổ là một trong những sự kiện được người dân địa phương chào đón nồng nhiệt.

    Tại làng chài Cửa Bé, sân khấu tuồng cổ được dựng lên khá đơn giản và mộc mạc ngay trong ngôi đình làng (Đình Trường Đông).

    [​IMG]
    Hoạt động hát tuồng cổ được diễn ra suốt thời gian lễ hội, đặc biệt phục vụ khán giả vào các buổi tối.

    [​IMG]
    Đoàn Nghệ thuật tuồng cổ Phước Thành đang biểu diễn phục vụ người khán giả

    [​IMG]
    Khán giả đang xem hát tuồng.
    Đa số khán giả của buổi biểu diễn đều là bà con ngư dân của làng chài Cửa Bé.

    [​IMG]
    Khán giả đang xem hát tuồng

    [​IMG]
    Phía sau sân khấu

    [​IMG]
    Một nữ nghệ sỹ đang soi gương kiểm tra lại phần hóa trang khuôn mặt, bên cạnh là con trai cô

    [​IMG]
    Không gian phòng hóa trang thay đồ

    [​IMG]
    Các nghệ sỹ trang điểm và chuẩn bị trang phục trước buổi diễn

    [​IMG]
    Hai nghệ sỹ trẻ đang chăm chú chơi game trên điện thoại

    [​IMG]
    Một nghệ sỹ tranh thủ ngồi nhậu giao lưu với bà con bên hông sân khấu trong đình làng

    [​IMG]
    Nghệ sỹ cùng người dân chăm chú theo dõi buổi diễn

    [​IMG]
    Khán giả đang xem hát tuồng

    [​IMG]
    Các nghệ sỹ đang biểu diễn trên sân khấu

    [​IMG]
    Khán giả đang xem hát tuồng

    [​IMG]
    Các nghệ sỹ đang biểu diễn trên sân khấu bên cạnh đó là một người đàn ông bị các nghệ sỹ chọc cười

    [​IMG]
    Chân dung một nghệ sỹ trẻ của đoàn nghệ thuật tuồng cổ Phước Thành

    Sân khấu tuồng tại lễ hội Am Chúa
    [​IMG]
    Tiếp đến là một sân khấu tuồng khác mà tôi không thể bỏ qua đó là sân khấu tuồng tại lễ hội Am Chúa. Đây là một sân khấu được dàn dựng công phu và được biểu diễn bởi các nghệ sỹ chuyên nghiệp của đoàn tuồng Khánh Hòa để phục vụ cho lễ hội.

    Lễ hội Am Chúa hay còn gọi là Lễ hội Thiên Y A Na được tổ chức từ ngày mùng 1 đến 3/3 âm lịch hằng năm tại khu di tích lịch sử văn hóa Am Chúa (núi Đại An, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa ). Đây là dịp sinh hoạt văn hóa linh tính, để người dân Khánh Hòa nói riêng, khách thập phương cả nước nói chung biểu thị tấm lòng “Uống nước nhớ nguồn”. Nhớ ơn Bà Mẹ Xứ Sở đã dạy cho dân Khánh Hòa biết cấy cày, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải…

    [​IMG]
    Toàn cảnh phía sau sân khấu, nơi các nghệ sỹ đang hóa trang để chuẩn bị cho buổi biểu diễn

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] Các nghệ sỹ đang hóa trang để chuẩn bị cho buổi biểu diễn

    [​IMG]
    Việc dàn dựng sân khấu được chuẩn bị kĩ càng ở những khâu cuối cùng

    [​IMG]
    Một nhân viên của đoàn mang trang phục từ trên xe xuống để phát cho các nghệ sỹ

    [​IMG] [​IMG]
    Chân dung một nghệ sỹ tuồng trước giờ biểu diễn

    [​IMG]
    Hai nghệ sỹ trò chuyện trước giờ biểu diễn

    [​IMG]
    Một nữ nghệ sỹ đang biểu diễn trong một khúc kịch cao trào trên sân khấu

    [​IMG]
    Một nữ nghệ sỹ theo dõi vở diễn sân khấu từ trên xe lưu động của đoàn

    [​IMG]
    Khán giả đang theo dõi vở diễn

    [​IMG]
    Khán giả đang theo dõi vở diễn

    [​IMG] [​IMG]
    Bên phía cánh gà

    [​IMG]
    Tiếp tục thay đổi y phục để vào các vai tiếp theo trong cùng một vở diễn

    [​IMG] [​IMG]
    Chân dung nghệ sỹ

    [​IMG]
    Hai nữ nghệ sỹ đang đợi tới lượt diễn

    Sân khấu tuồng tại Lễ hội Tháp Bà Ponagar
    [​IMG] Theo dòng thời gian tôi tiếp tục tới tham gia một buổi buổi diễn tuồng khác tại Lễ hội Tháp Bà Ponagar.
    Lễ hội Tháp Bà Ponagar còn được gọi là lễ hội Thiên Yana Thánh mẫu hay Vía Bà, được tổ chức hàng năm từ 20 – 23/3 âm lịch tại di tích Tháp Bà PoNagar, thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đây là một trong những lễ hội đặc sắc nhất của thành phố Nha Trang, đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản phi vật thể cấp Quốc gia.

    [​IMG]
    Bên cạnh các nghi thức lễ hội diễn ra cả ngày lẫn đêm thì hát tuồng cũng là một chương trình nằm trong lễ hội và được đông đảo người dân theo dõi và hưởng ứng.

    [​IMG] [​IMG]
    Sân khấu tuồng tại lễ hội Tháp Bà

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Các nghệ sỹ trang điểm và chuẩn bị trang phục trước buổi diễn

    [​IMG] [​IMG]
    Chờ đợi giờ diễn

    [​IMG]
    Một nghệ sỹ thắp nhang trên bàn thờ tổ được dựng ngay phía sau sân khấu

    [​IMG]
    Một nghệ sỹ dựa lung vào gốc cây nghỉ ngơi và tỏ ra khá mệt mỏi do thời tiết nóng bức

    [​IMG] [​IMG]
    Khán giả theo đang theo dõi buổi biểu diễn

    [​IMG]
    Màn múa kết thúc buổi diễn, 4 nghệ sỹ giơ cao 4 chữ “Quốc – Thái – Dân – An”

    [​IMG]
    Bàn thờ tổ phía sau sân khấu

    [​IMG]
    Trang phục của một nghệ sỹ vừa được thay ra

    Sân khấu nghệ thuật dân gian của nhà hát truyển thống tỉnh Khánh Hòa

    Cuối cùng là sân khấu nghệ thuật dân gian của nhà hát truyển thống tỉnh Khánh Hòa được dựng trước cửa nhà hát lớn ở quảng trường 2-4. Đây là một sân khấu được dựng lên và hoạt động thường xuyên để phục vụ khán giả, đặc biệt là du khách đến với thành phố biển Nha Trang. Với mong muốn đem đến cho công chúng và du khách món ăn tinh thần và biết đến tuồng nhiều hơn đồng thơi giữ gìn một loại hình nghệ thuật độc đáo cho mai sau thì hiện nay sân khấu tuồng của đoàn nghệ thuật truyền thống tỉnh Khánh Hòa vẫn miệt mài sang đèn vào các tối thứ 5 -7 và chủ nhật hàng tuần…

    [​IMG] [​IMG]
    Sân khấu trước giờ diễn

    [​IMG] [​IMG]
    Chân dung các nghệ sỹ

    [​IMG]
    Không khí đằng sau cánh gà sân khấu

    [​IMG]
    Tâm trạng chăm chú của một nghệ sỹ khi nghe MC giới thiệu mở màn đêm diễn

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Toàn cảnh sân khấu

    [​IMG]
    Hai nghệ sỹ đang đợi tới lượt diễn của mình

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Các nghệ sỹ chụp ảnh với du khách khi kết thúc buổi biểu diễn

    [​IMG]
    Chân dung nghệ sỹ

    Hiện nay, nghệ thuật tuồng truyền thống của Khánh Hòa nói riêng và của Việt Nam nói chung đang gặp nhiều khó khăn trong việc phục hồi, duy trì và phát triển, nhưng chính phủ và các ngành hữu quan ở nước ta đang có những nỗ lực nhằm bảo tồn và phát huy bộ môn nghệ thuật truyền thống này trên tinh thần giữ gìn bản sắc Văn hóa dân tộc, giữ gìn những cái hay cái đẹp do cha ông ngàn xưa để lại.

    Thực hiện bởi Mr. Cốt _ Chụp bằng Oppo F11 Pro
    Mr. Cốt _ Anh Nguyễn Thanh Dương hay mọi người hay gọi vui bằng anh Dương Hài Cốt là một nhiếp ảnh gia đường phố/ tư liệu hiện đang làm việc tại Nha Trang. Tác phẩm của anh chủ yếu khai thác về hệ quả của việc phát triển du lịch ồ ạt tại thành phố biển xinh đẹp nơi anh đang sinh sống. Bên cạnh đó anh cũng đang theo đuổi các đề tài về gia đình và các vấn đề về con người. Anh hiện là thành viên ban quản trị của Nhóm Vietnam Street Photography , Vietnam Hardcore Street Photography đồng thời là thành viên của dự án Everyday Vietnam.
    Anh em có thể kết nối với anh Dương tại: FacebookInstagram.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này