Anh em đừng mua smartphone màn dẻo vội, hỏng chưa chắc đã có đồ thay

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi P.W, 6/5/19.

  1. Anh em đừng mua smartphone màn dẻo vội, hỏng chưa chắc đã có đồ thay

    Anh em đừng mua smartphone màn dẻo vội, hỏng chưa chắc đã có đồ thay

    LIÊN HỆ (352 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: P.W
    3. Ngày đăng: 6/5/19 lúc 14:18
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. P.W

    P.W Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Đã từ lâu có một lời khuyên đối với anh em mê đồ công nghệ: Món đồ chơi có công nghệ mới càng “dị”, thì anh em lại càng nên chờ một thời gian trước khi sắm nó. Đã từng có thời một chiếc smartphone ra mắt là một lần anh em thấp thỏm ngồi nhà hóng họp báo giới thiệu trên mạng internet. Còn bây giờ smartphone ra mắt gần như hàng tuần, tràn lan mọi khoảng giá từ bình dân cho đến cao cấp. Giờ xem họp báo giới thiệu smartphone mới cũng chẳng háo hức như xưa nữa. Không riêng gì chúng ta, mà các tập đoàn cũng đang lo toát mồ hôi. Doanh số máy giảm, nghiễm nhiên các hãng cũng muốn tạo ra trào lưu mới với những sản phẩm độc đáo, có sức hút chưa từng có trước đó.

    Galaxy Fold là một trong số đó.

    [​IMG]

    Như mình đã viết hồi CES 2019, khi những đối tác quan trọng của Samsung được cầm vào nguyên mẫu Galaxy Fold tại sự kiện này, họ đều háo hức, giống hệt như lần đầu tiên chiếc Nokia 9900 Communicator lần đầu được giới thiệu 20 năm về trước vậy. Nếu, chỉ là nếu thôi, Galaxy Fold thành công trong việc lôi cuốn những reviewer mà Samsung gửi máy, nó hoàn toàn có thể trở thành món đồ chơi hot kế tiếp kể từ khi smartphone thay đổi thị trường vào năm 2007.

    Nhưng cuộc sống thì không có “nếu”.

    Những màn hình cảm ứng dẻo lần lượt bị hỏng vì nhiều lý do. Đôi khi nó hỏng vì sự lỡ tay của người đánh giá sản phẩm (cái ông MKBHD hiếu động thực sự), một lần khác thì nó đơn giản là tắt ngấm dần mà chẳng có lý do nào rõ ràng. Hệ quả, Samsung phải tạm hoãn việc bán Galaxy Fold vô thời hạn. Hôm thứ 2 vừa rồi, họ tuyên bố sẽ có cập nhật cho sản phẩm này trong những tuần tới. Bây giờ anh em vào trang chủ Samsung, mục đặt hàng Galaxy Fold sẽ thấy một con số 404 rất to và rõ ràng.

    [​IMG]

    Lời khuyên ở đầu bài viết vẫn còn nguyên giá trị. Bất chấp việc Samsung rồi sẽ sửa được những vấn đề của Galaxy Fold, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chiếc điện thoại đã sẵn sàng thương mại hóa, và anh em cũng không nên xuất hầu bao mua luôn. Vấn đề của nó không chỉ dừng ở màn hình dẻo, mà như bài viết đã bị gỡ của iFixit, Galaxy Fold tồn tại những lỗi thiết kế khá nghiêm trọng. Nói dại mồm, nếu anh em bỏ ra 1.980 USD để mua chiếc điện thoại này và một ngày xấu trời đánh rơi úp màn hình xuống đất thì cũng chưa chắc đã có linh kiện để sửa. Hiện giờ sản lượng màn hình dẻo của Samsung còn chưa đủ để làm Galaxy Fold ở số lượng lớn, chứ đừng nói đến việc làm linh kiện sửa chữa hay cung cấp cho đối tác.

    [​IMG]

    Cực chẳng đã, nếu không muốn chờ vài năm để các hãng sản xuất panel dẻo cung ứng được linh kiện thay thế, anh em sẽ phải mua một chiếc Galaxy Fold mới, nghĩa là tiêu thêm 1.980 USD nữa.
    Có thể không liên quan, nhưng chính câu chuyện của Galaxy Fold lại dẫn chúng ta đến một vấn đề khác cũng đang nóng không kém khi điểm tin tức công nghệ: Quyền tự do sửa chữa thiết bị. Matt Zieminski, một trong những giám đốc của nhóm Repair Association, một nhóm đấu tranh cho quyền tự do sửa chữa thiết bị và đồ đạc tại Mỹ cho rằng: “Sẽ phải chờ cỡ 2 đến 3 năm nữa, những nhà sản xuất linh kiện tự do mới nhảy vào thị trường màn hình OLED dẻo.” Trong khi đó Shay Kripalani, CEO của Injured Gadgets, một đơn vị phân phối linh kiện điện tử lớn thì cho rằng: “Nếu Apple không nhảy vào cuộc đua smartphone màn gập, thì còn lâu các hãng sản xuất linh kiện mới chạy theo để đáp ứng nhu cầu linh kiện sửa chữa thay thế. Hiện giờ nhu cầu chưa đủ lớn để họ chạy theo cuộc đua.”

    [​IMG]

    Thế nếu bỏ tiền mua linh kiện chính hãng của Samsung thì đắt cỡ nào? Phía OneZero đã gọi cho ba tiệm sửa chữa thiết bị tại Lincoln, Nebraska để hỏi giá một màn hình thay thế cho chiếc Galaxy S8. Hai trong số ba tiệm báo giá 250 USD, tiệm thứ 3 báo giá 220 USD. Bây giờ lên mạng anh em có thể mua Galaxy S8 bản refurbished với giá 220 USD, thậm chí rẻ hơn, dựa theo một cú tìm kiếm nhanh trên ebay.

    Bỏ qua những cụm camera phức tạp hay bộ SoC mạnh mẽ, màn hình mới chính là một trong số những linh kiện đắt nhất trong một chiếc smartphone. Theo Bloomberg, màn hình OLED mà Samsung bán cho Apple để làm iPhone X có giá 110 USD theo giá mua số lượng lớn. Mức giá này đắt gấp đôi mọi linh kiện khác bên trong chiếc điện thoại của Apple. Để anh em tiện so sánh thì SoC A11 Bionic cũng chỉ có giá 27,50 USD một chiếc mà thôi.

    [​IMG]

    Hệ quả, sau khi ra mắt, các nhà sản xuất linh kiện sửa chữa điện thoại bắt đầu loay hoay để tạo ra màn hình OLED cho iPhone X. Không dễ làm việc đó, và vài hãng bắt đầu làm màn… LCD cho iPhone X. Chất lượng hình ảnh không ngon bằng, cả màu sắc lẫn góc nhìn đều tệ hơn OLED, nhưng chí ít là nó rẻ hơn. Vấn đề nằm ở chỗ, thay màn hình LCD vào iPhone X phá hỏng hoàn toàn mục tiêu ban đầu của Apple khi tạo ra chiếc smartphone này rồi còn đâu!

    Quanh đi quẩn lại vấn đề, cũng chỉ để chứng minh rằng, màn hình smartphone càng hiện đại và mới, thì càng khó tạo ra linh kiện thay thế. Điều này có nghĩa là nếu anh em hứng lên mua máy sớm và lỡ tay làm hỏng, thì cũng khó sửa chữa vô cùng. Từ thời Galaxy màn hình uốn cong đã đắt rồi, đến Galaxy Fold, không loại trừ khả năng màn hình dẻo để thay thế sẽ có giá ngót nghét ngàn Đô!

    [​IMG]

    Cái giá khiếp hồn của màn hình thay thế cho smartphone hiện giờ dễ khiến chúng ta tìm đến những lựa chọn rẻ hơn, với linh kiện không chính hãng. Và điều đó lại dẫn chúng ta về với vấn đề quyền được sửa chữa thiết bị của chủ sở hữu. Giờ đây người bỏ tiền mua sản phẩm công nghệ chưa chắc đã “sở hữu” nó. “Sở hữu” một món đồ đồng nghĩa với việc anh em được quyền tháo tung nó ra, sửa chữa những linh kiện bị hỏng bên trong với việc chấp nhận mất quyền lợi bảo hành.
    Nhưng giờ chuyện đó gần như rất khó xảy ra. Hẳn anh em còn nhớ vụ sửa máy iPhone ở tiệm ngoài đường và máy bị Error 53 không dùng nổi vì Apple sử dung phần mềm kiểm tra ID của từng phần cứng bên trong, dẫn đến việc thay nút home không trùng khớp serial là không dùng được chức năng Touch ID. Tương tự với những chiếc điện thoại Android. Từng có vài trường hợp root máy xong không dùng được camera trên vài chiếc HTC và Moto, còn Samsung thì không dùng được ứng dụng Sức khỏe trên những chiếc Galaxy bị root.

    [​IMG]

    Galaxy Fold không chỉ là một scandal đơn thuần, một cái drama đến và đi giữa cái thời đại mạng xã hội ngày nào cũng có “biến” để hóng. Nó chứng minh được cho chúng ta rằng thế giới thiết bị công nghệ đã và đang hiện hữu một vấn đề bất cập mà chưa có cách giải quyết ổn thỏa nhất. Nó sở hữu một chiếc màn hình tối tân, siêu đắt và chỉ có Samsung mới có hàng thay thế trong hai đến ba năm tới, và chúng ta đơn giản là không có lựa chọn nào khác cả.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này