FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Công ty này cho rằng đại dịch Covid-19 đang mở ra cơ hội cho những nhà bán lẻ tại Đông Nam Á. Amazon đang đẩy mạnh những chương trình hỗ trợ để thu hút người bán hàng từ Việt Nam. Theo Nikkei, gã khổng lồ thương mại điện tử của Mỹ muốn giành giật những nhà bán lẻ Việt từ tay Alibaba của Trung Quốc. Việt Nam là một phần trong chiến dịch thu hút những nhà bán lẻ trên toàn châu Á của Amazon. Chiến lược này đang cho những kết quả rất khả quan. Amazon cho biết số lượng nhà bán lẻ xuất khẩu hơn 1 triệu USD từ Việt Nam tăng gấp 3 lần trong năm qua. Theo Amazon, số lượng nhà bán lẻ Việt Nam có doanh thu trên 1 triệu USD ở nền tảng này đã tăng gấp 3 trong một năm. Ảnh: Nikkei. Công ty này không tiết lộ con số chính xác, nhưng cho biết các mảng tăng trưởng mạnh là công cụ, đồ làm bếp, sản phẩm thủ công, đồ trang trí và quần áo. “Những công ty Việt Nam giúp chúng tôi đa dạng hóa sản phẩm toàn cầu”, Gijae Seong, trưởng phòng kinh doanh toàn cầu của Amazon tại Việt Nam chia sẻ với Nikkei. Việt Nam có lợi thế về xuất khẩu quần áo, cà phê và hải sản từ nhiều năm qua. Sự phát triển của thương mại điện tử đồng nghĩa các công ty Việt Nam ngày nay có thể xuất khẩu trực tiếp nhiều mặt hàng khác như nội thất tới tay người dùng. Amazon muốn làm trung gian để thúc đẩy quy trình đó. Chương trình thương mại toàn cầu của Amazon được tạo ra để thu hút những nhà bán lẻ từ nhiều quốc gia, đã mở rộng tại châu Á trong vài năm qua. Tại Việt Nam, Amazon đã mở thêm văn phòng tại Hà Nội vào tháng 3 năm nay. Văn phòng tại TP.HCM đã được thànhlập từ năm 2019. Các cơ sở này có nhiệm vụ chính là hỗ trợ nhà bán lẻ Việt Nam cách bán hàng trên Amazon. Ông Seong cho rằng các công ty sản xuất tại Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về giá và có ít nguy cơ bị kiểm soát xuất khẩu so với sản phẩm tới từ Trung Quốc. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, năm 2015, Việt Nam đứng thứ 11 trong các nước xuất khẩu vảo Mỹ, theo số liệu của UN Comtrade. Tới năm 2020, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 6. Hiếu Đinh, doanh nhân có nhiều kinh nghiệm trong ngành thương mại điện tử cho rằng Alibaba là người tiên phong trong việc đưa hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc. Amazon đang làm điều tương tự với thị trường Mỹ. “Càng có nhiều đơn vị bán hàng thì sàn càng cạnh tranh. Điều đó giúp cho giá giảm xuống, người dùng quan tâm hơn. Khách hàng đông lên thì lại càng có thêm nhà bán lẻ tham gia”, ông Hiếu nhận xét. Các hội thảo về thương mại điện tử tổ chức tại Việt Nam đều kết luận Covid-19 làm thay đổi mạnh mẽ hành vi người tiêu dùng, tạo cú hích để bứt phá trong lĩnh vực thương mại điện tử. Ảnh: Thanh Thương. Theo Amazon, đại dịch Covid-19 khiến các công ty Việt Nam quan tâm đến thương mại điện tử hơn. Số liệu của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam cho thấy có 22% doanh nghiệp bán hàng trên các nền tảng trực tuyến vào năm 2020. Con số đó năm 2015 chỉ là 13%. Amazon mở nhiều chương trình đào tạo, hỗ trợ nhà bán lẻ trên nền tảng này. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, thuộc Bộ Công Thương cũng từng tổ chức hội thảo với chủ đề xuất khẩu hàng Việt Nam ra thế giới thông qua Amazon. Đào tạo nhà bán lẻ cũng là chiến lược của Alibaba. Nền tảng này vào tháng 3 cho biết họ ẽ lựa chọn những doanh nghiệp tiềm năng để hỗ trợ về bán hàng qua livestream và các hình thức kinh doanh trực tuyến khác. Tuy nhiên Amazon, cũng giống như Alibaba, phải đối mặt với tình trạng hàng giả, nhái khá tràn lan. Nhiều công ty thương mại điện tử lớn trong khu vực tham gia thị trường Việt Nam qua các công ty con hoặc ký kết đầu tư. Lazada thuộc về Alibaba, Shopee thuộc sở hữu của Sea, trong khi Tiki cũng được JD.com đầu tư. ZING Tiếp tục đọc...