Alphanam Group: Tái cấu trúc, tập trung phát triển ngành nghề mũi nhọn

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 18/6/19.

  1. Alphanam Group: Tái cấu trúc, tập trung phát triển ngành nghề mũi nhọn

    Alphanam Group: Tái cấu trúc, tập trung phát triển ngành nghề mũi nhọn

    LIÊN HỆ (443 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 18/6/19 lúc 14:53
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam (ĐTCK) Đứng trước bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng cùng độ mở không giới hạn của thị trường, liên tục tái cấu trúc chính là lời giải cho bài toán phát triển bền vững mà mọi doanh nghiệp phải hướng tới nhằm nâng cao sức cạnh tranh, giành lấy lợi thế trong cuộc đua căng thẳng trên thương trường.


    Một trong những đề tài về tái cấu trúc doanh nghiệp được nhắc tới nhiều nhất thời gian gần đây phải kể đến câu chuyện của Alphanam Group khi tập đoàn này quyết định giải thể một trong các đơn vị thành viên của mình là Công ty cổ phần Đầu tư Alphanam (mã CK: ALP) sau hơn 5 năm hủy niêm yết.

    ALP từng là cổ phiếu "hot" trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2009 – 2010 với thanh khoản cao và biến động giá liên tục. Khi đó, Công ty cổ phần Đầu tư Alphanam là một trong những đơn vị thành viên hoạt động năng nổ nhất của Tập đoàn Alphanam, với ngành nghề kinh doanh chính là đầu tư tài chính trên nhiều lĩnh vực từ sản xuất thiết bị điện và vật liệu điện; cho thuê ôtô, buôn bán gạo,...

    Các hoạt động đầu tư của ALP giúp Tập đoàn Alphanam phát triển nhanh chóng, với gần 20 công ty con và liên doanh. Tuy nhiên, đến giai đoạn 2013, một số công ty thành viên hoạt động không còn hiệu quả trước những biến chuyển của thị trường trong khi các hoạt động đầu tư cần thời gian “ngấm” để xác định hiệu quả nên dẫn đến việc ALP lỗ và quyết định hủy niêm yết tự nguyện vào năm 2013.

    Sau đó, Ban lãnh đạo Tập đoàn Alphanam đã tiến hành nhiều đợt tái cơ cấu cả về ngành nghề kinh doanh và quản trị doanh nghiệp nhằm huy động nguồn lực cho các lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn, phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nền kinh tế.

    Đến nay, một số công ty thành viên đã hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là đối với một số ngành nghề truyền thống của Tập đoàn như sản xuất sơn thương hiệu Kansai Paint tại Công ty TNHH Sơn Kansai – Alphanam; sản xuất thang máy thương hiệu ALPEC tại Công ty cổ phần Liên doanh Alpec. Đây là hai công ty liên doanh thuộc Tập đoàn Alphanam đã có kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng trong những năm vừa qua.

    [​IMG]
    Lĩnh vực sản xuất, bảo trì thang máy của ALPEC là một trong những mũi nhọn của Tập đoàn Alphanam


    Bên cạnh những thành quả đáng ghi nhận từ các ngành nghề kinh doanh lâu đời, Alphanam Group đã bước sang lĩnh vực đầu tư, xây dựng và kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng tiêu chuẩn quốc tế từ năm 2015.

    Đến nay, một đơn vị thành viên khác của Tập đoàn là Công ty cổ phần Địa ốc Alphanam đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trên vai trò là một nhà đầu tư, phát triển bất động sản cao cấp hàng đầu tại Việt Nam.

    Thành công nổi bật của Công ty này là đã đầu tư, xây dựng và đưa một khách sạn quốc tế tiêu chuẩn 5 sao với thương hiệu Four Points by Sheraton tại Đà Nẵng và một khách sạn căn hộ cao cấp thương hiệu Altara Suites Managed by Ri-Yaz tại Đà Nẵng đi vào vận hành từ năm 2018. Tổ hợp căn hộ cao cấp Luxury Apartment do Alphanam làm chủ đầu tư cũng được đánh giá là một trong những dự án bất động sản thành công lớn tại Đà Nẵng.


    Những thành công trong lĩnh vực đầu tư, phát triển bất động sản, khách sạn cao cấp cùng tiềm lực tài chính mạnh mẽ được tích lũy từ nhiều năm đang giúp Alphanam nhận được sự tín nhiệm của nhiều đối tác quốc tế lớn như Marriott International, InterContinental Hotels Group. Được biết, Alphanam hiện đang cùng 2 tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới này triển khai gần 20 dự án khách sạn hạng sang tại nhiều địa phương

    [​IMG]
    Alphanam và Marriott International vừa ký kết hợp tác dự án khách sạn Courtyard by Marriott Sapa vào tháng 5/2019


    Chia sẻ về quyết định giải thể Công ty cổ phần Đầu tư Alphanam, ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch HĐQT cho biết, quyết định này đã có từ rất lâu, ngay từ trước thời điểm hủy niêm yết tự nguyện cách đây 5 năm. Đây cũng là một phần của chiến lược phát triển dài hạn mà Alphanam Group đã tính toán và đề ra từ trước đó là Alphanam Group sẽ dừng hoạt động đầu tư tài chính để tập trung cho lĩnh vực sản xuất, đầu tư và xây dựng Khách sạn.

    Trong khi đó, Công ty cổ phần Alphanam E&C, một đơn vị thành viên khác của Tập đoàn Alphanam hiện đang là một nhà thầu có uy tín trong lĩnh vực xây lắp các công trình điện trên khắp các tỉnh thành cả nước.

    [​IMG]
    Trạm biến áp 500 kV Cầu Bông – một trong những công trình điện trọng điểm quốc gia do Alphanam E&C thi công


    Tương tự như các doanh nghiệp khác, trong bối cảnh phát triển mới, Alphanam Group cần một "thể trạng tốt hơn để hoạt động hiệu quả hơn trên những nền tảng về sứ mệnh sẵn có và tầm nhìn, định hướng chiến lược mới. Việc giải thể một công ty không hiệu quả là điều phải thực hiện dù có thể sẽ gây ra những xáo trộn trong một thời gian ngắn.

    Hơn nữa, trong chiến lược phát triển của Alphanam Group, đặc biệt là ở giai đoạn chuyển giao lãnh đạo từ ông Nguyễn Tuấn Hải sang 2 con là Nguyễn Minh Nhật, Nguyễn Ngọc Mỹ thì tập đoàn này đang được định hướng theo mô hình hoạt động tập trung trọng điểm, các công ty thành viên sẽ hướng đến mức độ chuyên môn hóa cao, không đầu tư dàn trải.

    Bên cạnh đó, nhằm chuẩn bị cho việc kỷ niệm 25 năm thành lập Tập đoàn vào năm 2020, Alphanam dự định sẽ thay đổi nhận diện, công bố tầm nhìn chiến lược và kế hoạch phát triển mời. Theo đó, Alphanam sẽ hướng đến hình mẫu của một doanh nghiệp gia đình, phát triển bền vững để mang đến nhiều lợi ích hơn nữa cho cộng đồng.

    "Với bất kỳ doanh nghiệp nào, công việc tái cấu trúc (trong đó có sáp nhập, chuyển nhượng hay giải thể) luôn là thường xuyên và liên tục bởi thị trường luôn biến động, hôm nay hoạt động của anh có thể phù hợp, nhưng ngay ngày mai vì một biến động nào đó, hoạt động của anh có thể sẽ không còn phù hợp và cần phải thay đổi, thậm chí phải đào thải", ông Hải cho biết về quan điểm khi thị trường sẽ có nhiều phản ứng tiêu cực với việc giải thể ALP.

    Theo quan điểm ông Hải, việc Công ty cổ phần Đầu tư Alphanam giải thể tại thời điểm Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 ghi nhận lãi 226 tỷ đồng chắc chắn sẽ không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông và còn là động lực thúc đẩy để các công ty thành viên của Alphanam Group đạt được thành tích cao hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

    Để giải thể một Doanh nghiệp có vốn hơn 2.000 tỷ đồng là rất khó, Ban lãnh đạo Công ty cũng đã rất tích cực trong 5 năm vừa qua để trả hết các nghĩa vụ tài chính của Công ty đồng thời cũng đang rốt ráo triển khai Nghị quyết của ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 về việc giải thể Công ty và đưa ra các giải pháp tài chính tối ưu cho Cổ đông.

    Việc hỗ trợ cổ đông đổi cổ phiếu ALP sang cổ phiếu AME (Công ty cổ phần Alphanam E&C) hiện đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với tỉ lệ 1:1 là một phướng án mà HĐQT đang cân nhắc để thực hiện. Theo đó, các cổ đông sở hữu ALP không giao dịch được trong 5 năm vừa qua có thể đổi cổ phiếu và giao dịch ngay. Ông Hải cũng chia sẻ sẽ sớm công bố một phương án giải thể thuận tiện cho Cổ đông.

    Các cổ đông có thể tham khảo Báo cáo và liên hệ Công ty về việc giải thể tại: http://dautualphanam.com.vn/

    Thanh Thủy
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này