FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí An Viet House với đôi ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp cùng xưởng sản xuất đồ gỗ tại Hà Nội tự tin mang đến bạn những thiết kế nội thất độc đáo, riêng biệt cùng quá trình thi công nhanh chóng, chính xác, uy tín Phòng bếp không chỉ là nơi nấu những bữa ăn ngon mà còn là không gian sinh hoạt ấm cúng cho các thành viên trong gia đình. Cũng giống như các không gian khác trong ngôi nhà để căn bếp thêm đẹp và ấm áp, thiết kế nội thất phòng bếp cần đảm bảo một số yêu cầu thiết kế như sau: Phong cách thiết kếBạn cần định hình phong cách thiết kế đầu tiên trước khi bạn lên ý tưởng về nội thất. Phong cách thiết kế sẽ quyết định đến màu sắc, bố cục cũng như hình dáng nội thất được sử dụng trong phòng bếp. Hiện nay có 3 phong cách thiết kế chủ đạo đang được ưa chuộng: hiện đại, tân cổ điển và cổ điển. Phong cách thiết kế nội thất phòng bếp cũng nên đồng nhất với phong cách thiết kế của toàn bộ ngôi nhà để tạo nên sự hòa hợp về tổng thể cho căn nhà. Bố cục phòng bếpBố cục phòng bếp nhằm phân chia rõ ràng ranh giới phòng bếp với các không gian khác trong căn nhà. Đồng thời bố cục khi thiết kế nội thất phòng bếp cũng giúp bạn định hình được việc sắp sếp đồ nội thất trong không gian bếp. Bố trí căn bếp sẽ phụ thuộc vào kích thước, hình dáng, vị trí của cửa sổ và cửa chính. Hầu hết các căn bếp được chia làm 4 loại cơ bản: đường đơn, đường đôi, hình chữ L và hình chữ U. Khi thiết kế phòng bếp bạn cần chú ý đến quy tắc tam giác chính là 3 điểm hay sử dụng trong phòng bếp: bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh. Tổng của các cạnh của tam giác đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 3.6m và nhỏ hơn 8m. Mỗi cạnh tam giác lớn hơn 1.2m nhưng nhỏ hơn 2.7m Phòng bếp thiết kế hoàn hảo khi bạn có thể thoải mái di chuyển giữa 3 vị trí này. Tủ bếpVới tủ bếp dưới: chiều cao từ 80-85cm, rộng 60cm. Khoảng cách từ mặt tủ bếp dưới đến đáy tủ bếp trên là 60-65cm. Các thông số trên là tỷ lệ vàng dùng cho người Việt, phù hợp với chiều cao trung bình của phụ nữ Việt. Bạn cần lưu ý khi chọn lựa chiều cao tủ bếp dưới để phù hợp với không gian lưu trữ các thiết bị gia dụng như lò nướng hay máy rửa chén bát. Tủ bếp trên: Chiều cao 60-80cm hoặc có thiết kế cao đến trần. Việc thiết kế cao đến trần vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như tận dụng không gian để lưu trữ. Chiều sâu của tủ bếp trên thường bằng nửa tủ bếp dưới vào khoảng 30-35cm. Đá mặt bếpVới ưu điểm chống ẩm tốt, dễ thi công, độ cứng gấp 4 lần đá tự nhiên, khả năng chịu nhiệt lên tới 155 độ C đá Marble nhân tạo sẽ là vật liệu hàng đầu cho bề mặt bếp. Đa dạng về màu sắc hình dáng và có thể uốn cong của đá Marble nhân tạo sẽ giúp bạn có nhiều lựa chọn màu sắc cho bề mặt bếp. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về các loại đá mặt bếp qua bài viết sau: Đá mặt bếp loại nào tốt? Bố trí thiết bị gia dụngBếp nấu cách chậu rửa ít nhất 60cm Khoảng cách giữa 2 bếp ít nhất 30cm để tay cầm không chạm nhau Bạn cũng không nên bố trí bếp gần cửa mở hoặc dưới cửa sổ hoặc gần những vật dụng lớn. Nên đặt máy rửa chén gần chậu rửa để tiện cho việc sử dụng. Đảm bảo cho ổ điện cách mặt bếp từ 15cm trở lên Tránh đặt thiết bị gia dụng ở góc bếp Máy hút mùi tích hợp với tủ bếp trên, song song với bếp Hệ thống ánh sángPhòng bếp là nơi chế biến các món ăn trong gia đình nên nhu cầu về ánh sáng trong thiết kế nội thất phòng bếp cao hơn những căn phòng khác. Ngoài ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ và cửa ra vào bạn nên kết hợp với ánh sáng nhân tạo để đem lại chất lượng ánh sáng tốt nhất cho phòng bếp. Hai khu vực cần chiếu sáng nhiều nhất là bàn bếp để nấu ăn và bàn ăn. Do đó ở 2 vị trí này nên sử dụng thêm đèn chiếu sáng công suất nhỏ cùng đèn tổng thể của cả bếp để mang lại lượng ánh sáng đủ sử dụng. Khu vực bàn ăn có thể sử dụng kết hợp đèn chùm vừa mang lại không gian ấm cúng, sang trọng vừa tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Sàn trong không gian bếpNên sử dụng sàn riêng cho không gian bếp để đảm bảo công năng sử dụng cũng như nâng cao tính thẩm mỹ trong không gian. Sàn bếp phải đảm bảo yếu tố chịu ẩm tốt, dễ lau chùi cũng như việc di chuyển nhiều trên mặt sàn. Sàn nhựa giả vân gỗ là một trong những lựa chọn tối ưu cho sàn không gian bếp. Lưu ý khi bố trí bàn ăn trong không gian bếpDiện tích tối thiểu cho phòng ăn khoảng 5m2 trở lên, đủ để có không gian đi lại và đặt bộ bàn ăn. Ánh sáng ở bàn ăn rất quan trọng, nên sử dụng thêm hệ thống đèn chiếu sáng khu vực bàn ăn để tăng tính thẩm mỹ cũng như cung cấp đầy đủ ánh sáng cho không gian. Cần có tính kết nối giữa phòng bếp và phòng ăn , không nên xa quá 3m. Vị trí bàn ăn không nên đặt gần nhà vệ sinh hay những khu vực không thiện cảm. Những lưu ý khi thiết kế nội thất phòng bếp về mặt phong thủyNhà bếp tránh được gió là lưu ý phong thủy. Nhà bếp mà nhìn thẳng ra cửa chính hoặc phía sau bếp có cửa sổ là không tốt. Bếp không nên đặt lộ liễu và rất kỵ ngay cửa chính. Nên đặt tựa vào tường chứ không nên đặt ngay trước cửa sổ. Cửa bếp cần tránh hướng vào cửa nhà vệ sinh. Sắp cửa bếp với cửa nhà vệ sinh đối diện nhau không đảm bảo an toàn về mặt thực phẩm. Cửa bếp tránh đối diện với phòng ngủ. Kiêng đặt bếp ngược hướng nhà Trên đây là những lưu ý cần thiết để có thể thiết kế nội thất phòng bếp đẹp, hợp phong thủy, đầy đủ công năng và tính thẩm mỹ cao. Nếu có nhu cầu về thiết kế và thi công nội thất phòng bếp hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Tham khảo thêm: thiết kế nội thất chung cư thi công nội thất chung cư trọn gói thiết kế nội thất phòng khách đẹp thiết kế nội thất căn hộ 3 phòng ngủ