5 điều xảy ra trong cơ thể nếu bạn thường xuyên đeo tai nghe: Cả tai và não đều 'ốm yếu' từ từ

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi DauTayMom, 21/2/20.

  1. 5 điều xảy ra trong cơ thể nếu bạn thường xuyên đeo tai nghe: Cả tai và não đều 'ốm yếu' từ từ

    5 điều xảy ra trong cơ thể nếu bạn thường xuyên đeo tai nghe: Cả tai và...

    LIÊN HỆ (205 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: DauTayMom
    3. Ngày đăng: 21/2/20 lúc 12:47
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. DauTayMom

    DauTayMom Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Mấy tuần nghỉ học ở nhà ông xã toàn cho con gái đeo tai nghe khi xem tivi để không gây tiếng ồn khi thằng cu hơn tháng tuổi nhà mình đang ngủ. Mình thấy đây cũng là biện pháp hoàn hảo khi phải trông 1 lúc 2 đứa vào thời điểm này. Thế nhưng hôm qua mấy chị đồng nghiệp tới nhà thăm em bé mới sinh nhà mình, thấy con bé lớn cứ ngồi lì trên sofa xem tivi và đeo tai nghe liên tục cả ngày, thì nhắc nhở mình cần hạn chế vì sẽ gây nhiều bệnh nguy hiểm từ thói quen này đó.

    Thực ra lâu nay mình vẫn cho bé đeo tai nghe thường xuyên, cũng vì để tránh việc con mè nheo, quấy quả, nhưng không hề nghĩ đến tác dụng phụ của việc này. Vậy nên tối qua mình vào ngay mạng để tìm hiểu thông tin, hóa ra thường xuyên đeo tai nghe có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm lắm đó các mẹ ạ.

    Ảnh minh họa/Nguồn: Internet


    Vậy thường xuyên đeo tai nghe có thể gây bệnh gì?
    Chị em có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh người nào đó sử dụng tai nghe trong văn phòng, quán nước hay ngay cả khi đang di chuyển trên đường. Khi sử dụng tai nghe, họ thường không quan tâm đến ngoại cảnh xung quanh bởi âm lượng quá lớn và tập trung cao độ vào nội dung được phát ra từ thiết bị công nghệ. Thế nhưng việc này có thể gây nên nhiều mối nguy hiểm như sau:

    Suy giảm thính giác

    Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, sử dụng tai nghe liên tục, kéo dài khiến ốc tai thu nhận các kích thích sóng âm, có nhiều tế bào thính giác, trong đó nhiều tế bào chịu trách nhiệm nghe các tần số khác nhau. Âm thanh, tiếng ồn quá mạnh, kéo dài sẽ gây ra trạng thái kích thích liên tục, làm mệt thính giác.

    Bác sĩ Dinh cảnh báo, nghe nhạc quá to khi dùng tai nghe không gây ảnh hưởng ngay, tuy nhiên lâu dài chúng sẽ làm suy giảm thính lực. Trường hợp nguy hiểm nhất có thể dẫn đến điếc đột ngột, đau viêm mống tai ngoài. Bác sĩ Dinh khuyến cáo cường độ âm thanh không nên vượt quá 80 dB, đặc biệt khi nghe nhạc.

    Nhiễm trùng tai

    Đeo chung tai nghe với người khác có thể làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng hơn, do lay nhiếm vi khuẩn và ráy tai.Bên cạnh đó, nút tai nghe thường bị ẩm, dễ sang chấn da cửa tai làm vi trùng, vi nấm phát triển, gây viêm ống tai ngoài. Nếu đeo tai nghe không vừa vặn sẽ khiến cho ống tai và cửa tai bị ê nhức, đau đầu…

    Nói về điều này, Giáo sư sức khỏe môi trường, Kelly Reynolds cũng cảnh báo rằng, vi khuẩn ẩn trên tai có thể gây ra bệnh tật. Và để tránh điều này, bạn nên làm sach tai nghe của mình sau khi cho người khác mượn.

    Mất thính lực tạm thời


    Không ít người do do đeo tai nghe kéo dài ngày nọ qua ngày kia gây tình trạng “mất thính lực tạm thời” sau khi tai bị tác động bởi âm thanh quá lớn. Đây là cơ chế “tự bảo vệ” của tai.

    Nguyên nhân do khi những sợi lông li ti ở tai trong bị tổn thương, chúng sẽ tiết ra một chất làm giảm độ phân giải của âm thanh. Bằng cách này, tai sẽ “tạm nghỉ” trước những kích thích âm thanh gây phiền nhiễu.

    Để khắc phục, bạn cần dừng việc đeo tai nghe và đến một nơi tĩnh lặng, đợi đến khi thính lực trở lại như cũ. Đặc biệt tránh để tình trạng này lặp lại, vì rất có nguy cơ bạn sẽ bị mất thính lực vĩnh viễn.

    Xuất hiện những cơn đau trong tai


    Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc lạm dụng tai nghe chính là nguyên nhân khiến tai bị đau dữ dội và tê buốt. Ngoài ra, bạn còn có thể nghe thấy những âm thanh khác lạ tựa như tiếng ù ù trong tai, hoặc có cảm giác tai bị tê cóng.

    Vậy nên, những người sử dụng tai nghe quá thường xuyên phải đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khi thấy xuất hiện những cơn đau dữ dội trong tai.

    Ảnh hưởng tiêu cực tới não

    Tai nghe khi đeo vào sẽ sản xuất ra sóng điện tử được cho là có khả năng gây hại đến não bộ của con người. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có những bằng chứng khoa học hoặc kết quả nghiên cứu quy mô nào đủ sức chứng minh cụ thể về vấn đề này.

    Nhưng những người thường sử dụng tai nghe mỗi ngày, dù dưới bất kỳ hình thức nào (nhét tai, trùm tai hay dạng bluetooth) đều có xu hướng mắc phải những rắc rối có liên quan đến não. Đặc biệt với những người có thói quen đeo tai nghe khi ngủ sẽ kích thích não bộ làm việc liên tục. Lúc thức dậy sẽ mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ, mất tập trung, làm việc kém chất lượng, dễ gây tai nạn khi làm một nghề trên cao, điều khiển máy móc hay lái xe…


    Ảnh minh họa/Nguồn: Internet


    Lời khuyên sử dụng tai nghe an toàn
    Nên chọn mua tai nghe vừa vặn với tai của mình. Nếu tai nghe có miếng bọc bên ngoài, bạn nên thay định kỳ mỗi tháng/lần.

    Khi nghe nhạc, không nên nghe quá to.

    Khi đeo, cứ sau 15 phút bạn nên bỏ ra để tai được nghỉ ngơi một chút. Không nên đeo tai nghe quá 2 giờ/ngày và đặc biệt không nên đeo khi đi ngủ.

    Người mắc bệnh về tai ngoài, tai giữa không nên đeo tai nghe lâu dài vì làm cho viêm tai dễ tái phát.

    Tránh để tai nghe ở những nơi mất vệ sinh và thường xuyên vệ sinh tai nghe để tránh nhiễm khuẩn.

    Nếu gặp tình trạng đau tai, chảy nước trong tai phải đi khám ngay.

    Nguồn: Tổng hợp
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này