4 bước CỨU SỐNG người bị đuối nước trong tích tắc, đừng để mất người thân mới ân hận

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi Ysi_hue.vu, 18/6/19.

  1. 4 bước CỨU SỐNG người bị đuối nước trong tích tắc, đừng để mất người thân mới ân hận

    4 bước CỨU SỐNG người bị đuối nước trong tích tắc, đừng để mất người...

    LIÊN HỆ (218 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Ysi_hue.vu
    3. Ngày đăng: 18/6/19 lúc 06:54
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Ysi_hue.vu

    Ysi_hue.vu Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Mùa hè thú vui bơi lội để giảm nhiệt khiến nhiều người gặp tai nạn đuối nước, nhất là trẻ nhỏ nếu không biết bơi mà tự ý đi tắm sông, ao, hồ rất dễ mất mạng. Ngay cả tắm tại bể bơi, nếu không có người lớn giám sát, cũng khó đảm bảo an toàn.
    Vậy nên, khi đi bơi, điều cần chú ý là đảm bảo an toàn cho bản thân, nhắc nhở trẻ nhỏ không được tự ý đi tắm khi không có người lớn đi cùng.


    Và chẳng may khi gặp người đang có dấu hiệu đuối nước, bạn nên làm những gì để cứu người bị nạn? bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thêm những kỹ năng chuẩn xác để cứu sống người bị tai nạn đuối nước, đồng thời đảm bảo an toàn tính mạng cho chính mình.
    BƯỚC 1: Xác định người đó có đang bị đuối nước không
    Một trong những dấu hiệu quan trọng để bạn xác định xem người đó có đang bị đuối nước hay không là trông người đó liên tục vùng vẫy, miệng luôn ở trên mặt nước nhưng không thể tự cứu mình hay gọi cầu cứu do bị thiếu oxy.
    Nói chung bạn phải hết sức tinh ý, nếu không chỉ trong khoảng 30-60 giây mà người đuối nước không được phát hiện thì sẽ nguy hiểm tính mạng.

    BƯỚC 2: Cách cứu

    Đây là trường hợp khẩn cấp, nên nếu biết bơi, bạn hãy ngay lập tức nhảy xuống nước cứu người. Tuy nhiên, bạn chỉ thực hiện phương án này khi bạn chắc chắn về trình độ bơi lội của mình có thể bảo toàn mạng sống cho chính mình và cứu được người gặp nạn.

    • Mặc áo phao hoặc mang theo phao (nếu có) trước khi nhảy xuống cứu. Bởi phản xạ đầu tiên của người đuối nước là túm lấy bạn để có thể ngoi lên hoặc trèo lên người bạn, nên bạn cần vật dụng hỗ trợ nổi được để đảm bảo an toàn cho cả hai.
    • Nếu không có phao, bạn hãy mang theo một cái áo hoặc khăn… để nạn nhân có thể bám vào.
    • Sau khi đã đến được gần chỗ người bị đuối nước, ném phao hoặc dây/khăn/áo… về phía họ và bạn bơi thẳng về phía bờ, kéo nạn nhân ở phía sau. Lưu ý nên giữ khoảng cách an toàn với nạn nhân.
    • Ngoài ra cần chú ý sử dụng kĩ thuật bơi phù hợp để tránh bị sóng đánh bật lại.

    Trong trường hợp không biết bơi, bạn hãy kêu thật to để nhờ sự giúp đỡ từ những người quanh đó.
    Trong lúc chờ sự hỗ trợ, bạn hãy cứu nạn nhân theo các cách sau:
    1. Nằm sấp trên thành/bờ của bể bơi/ao/hồ

    Cách này chỉ nên áp dụng khi người gặp nạn đang ở gần thành bể bơi/bờ sông/ao hồ.

    • Bạn nằm sấp xuống thành bể bơi, chân dang rộng để đảm bảo bạn đang ở vị trí thăng bằng. Nếu có vật gì để bám như cột, gờ thành… thì càng tốt. Nhưng bạn không nên rướn người quá mức về phía hồ nước vì sẽ khiến bản thân gặp nguy hiểm.
    • Với tay của mình ra phía bị nạn và hô thật lớn để họ nghe thấy hoặc nhìn thấy (chẳng hạn: Bám lấy tay của tôi…). Nhắc lại nhiều lần nếu nạn nhân chưa nghe thấy.

    2. Dùng gậy kéo nạn nhân
    Nếu nạn nhân đang ở phía xa tầm với của bạn, thì nên sử dụng thêm bất cứ vật gì dài để nạn nhân có thể nắm được hoặc sử dụng như một thiết bị để cuốn quanh nạn nhân trong trường hợp nạn nhân không thể tự nắm được. Chẳng hạn như: gậy, vợt, dây, cành cây, mái chèo…

    • Đứng cách mép nước một đoạn, nhớ đứng thật vững, chắc chắn và đủ xa để không bị kéo ngược xuống nước.
    • Giữ gậy thật chắc để người đuối nước có thể nắm lấy và gọi lớn để nạn nhân nghe thấy mà nắm lấy. Nếu họ không thể nắm, thì bạn đẩy gậy xuống nước sâu hơn và quấn quanh thân người đó, ngay dưới nách của nạn nhân (không để móc gậy ở sát cổ tránh gây thương tích cho người gặp nạn).
    • Kéo nạn nhân về phía bạn hoặc đẩy họ về phía bờ an toàn.

    3. Ném phao
    Cách này hữu ích khi nạn nhân còn đang tỉnh. Nếu có phao, áo phao, khúc gỗ, sợi dây… hãy ném đến nơi mà nạn nhân có thể với được. Chú xem hướng gió và dòng nước ở phía nào trước khi ném để đảm bảo nạn nhân có được vật ứng cứu.

    Hãy thông báo cho nạn nhân biết bạn đang chuẩn bị ném và họ cần phải nắm lấy nó.

    CÁC BƯỚC SƠ CỨU NGƯỜI BỊ ĐUỐI NƯỚC

    Sau khi nạn nhân được đưa lên bờ, hãy thực hiện các bước sơ cứu sau:

    1. Cho nạn nhân nằm trên mặt phẳng (ở nơi thoáng khí nhưng không nên có gió lùa thì càng tốt để cơ thể không bị lạnh). Nếu nạn nhân bất tỉnh, tim ngừng đập (sờ mạch không có)thì nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo: Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, dị vật, chất thải có trong miệng và mũi cho nạn nhân. Sau đó nhanh chóng hà hơi thổi ngạt.
    2. Sau 5 lần hà hơi thổi ngạt mà bắt mạch nạn nhân vẫn không thấy đập, bạn cần tiến hành hô hấp nhân tạo kèm ép tim ngoài lồng ngực, bằng cáchd hai tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức bên trái. Ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái (nếu có 2 người thực hiện), hoặc ép tim 30 cái thì thổi ngạt 2 cái (nếu có một người). Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và nạn nhân thở trở lại.
    3. Nạn nhân sẽ nôn ói ra nhiều nước sau khi tỉnh lại, nên cần đặt họ ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh bị sặc và ngạt thở.
    4. Trước khi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để xử lý các bước tiếp theo, bạn hãy lau khô người, thay quần áo và ủ ấm cho nạn nhân.

    Lưu ý: Sau sơ cứu ban đầu người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra xem nạn nhân có bị phù phổi cấp sau khi đuối nước không.
    Ngoài ra tuyệt đối không dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy. Vì nước trong phổi chỉ được tống ra ngoài khi nạn nhân được hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và thở trở lại.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này