17t mới đi học, cô gái làm ở bãi phế liệu thành tiến sĩ ĐH Cambridge: Đổi đời nhờ nghị lực

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi emlahoadambut9x, 11/2/20.

  1. 17t mới đi học, cô gái làm ở bãi phế liệu thành tiến sĩ ĐH Cambridge: Đổi đời nhờ nghị lực

    17t mới đi học, cô gái làm ở bãi phế liệu thành tiến sĩ ĐH Cambridge:...

    LIÊN HỆ (149 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: emlahoadambut9x
    3. Ngày đăng: 11/2/20 lúc 18:36
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Tuổi thơ sống trong khổ cực, thiệt thòi nên 17 tuổi cô gái làm ở bãi phế liệu mới được đến trường và sau đó thành Tiến sĩ đại học Cambridge. Tuy có xuất phát chậm rất nhiều so với nhiều người nhưng cô nỗ lực gấp trăm, gấp nghìn lần và gặt được thành tích đáng nể.

    Tara Westover vốn không sinh ra ở vạch đích, thậm chí bà phải bị lùi rất xa so với “vạch xuất phát” vì ông bố bảo thủ, quyết không cho các con đến trường học. Người phụ nữ này không hề biết sinh nhật của mình là ngày nào, thậm chí đôi khi bố mẹ cô cũng không nhớ chính xác con gái mình bao nhiêu tuổi. Khó khăn, bị kiềm hãm đến 17 tuổi mới đi học nhưng cô gái làm ở bãi phế liệu đã đỗ tiến sĩ đầy ngoạn mục.
    Tuổi thơ của Tara không hề được đến trường, thay vào đó, cô phải lao động vất vả và nguy hiểm tại bãi phế liệu của bố. Trải qua những tháng ngày cùng cực, đến cả việc thăm khám sức khỏe cũng bị hạn chế vì “tất cả anh em chúng tôi đều không có hồ sơ bệnh án và được sinh ra tại nhà, không bao giờ đi bác sĩ khi ốm. Chúng tôi không có học bạ vì chúng tôi chưa từng đến trường một ngày nào”, người phụ nữ này cho biết.


    (Ảnh: vietnamnet)
    Trong ký ức của Tara, thời gian trôi qua không phải tính theo ngày tháng mà theo mùa thu hoạch quả - những loại quả được mẹ cô và các anh em cô đóng hộp dự trữ dưới tầng hầm. Bố của cô tin rằng sẽ xảy ra “ngày tận thế” nên bắt cả nhà phải làm việc quần quật và dự trữ lương thực. Bố mẹ của Tara cũng định sẵn cho con trai sẽ làm việc tại bãi phế liệu và lợp mái nhà ở những công trường xây dựng. Việc của con gái là sinh con và làm nội trợ. Chính những tư tưởng hủ lậu của người bố đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các người con sau này, trong đó có Tara.
    Nói ra những điều ấy để thấy, Tara đã trải qua những tháng ngày vô cùng tăm tối và thậm chí như không lối thoát. Tuy nhiên, điều khiến cuộc đời của người phụ nữ này thay đổi toàn bộ chính nhờ anh trai của Tara. Người anh này vốn thích đọc sách, nghe nhạc cổ điển và anh cũng là người đầu tiên thoát khỏi căn nhà đầy tăm tối, giam hãm tương lai để đi học đại học. Trong tâm trí của Tara, khi chứng kiến người anh thoát khỏi vòng kiềm hãm của bố, cô tràn trề quyết tâm đi tìm cuộc sống tích cực, sáng sủa hơn.

    “Có cả một thế giới ngoài kia, Tara ạ. Nó sẽ khác rất nhiều bởi vì bố sẽ không còn thì thầm vào tai em những quan điểm của ông ấy nữa”, Tyler - anh trai của cô nói.


    Tara từ nhỏ đã phải làm việc ở bãi phế liệu, không được đến trường. (Ảnh: vietnamnet)
    Từ đó, Tara đặt ra mục tiêu thi đỗ vào trường đại học chấp nhận những trường hợp được dạy tại nhà. Thời nhỏ cô không đến trường nhưng được mẹ chỉ dạy cách đọc, viết và làm những phép toán đơn giản. Tuy nhiên, trong buổi học đầu tiên ở trường đại học, cô khiến cả lớp dồn mắt vào mình khi ngây ngô hỏi giáo sư về khái niệm đơn giản. Với những đứa trẻ khác, điều này thật ngớ ngẩn nhưng Tara lại khác, cô từ bãi phế liệu bước ra và 17 tuổi mới lần đầu đến trường học.
    Tuy khó khăn, thường xuyên bị cười chê nhưng cô gái từng làm việc ở bãi phế liệu đã hoàn thành chương trình đại học với tấm bằng xuất sắc và được nhận vào học cao học ở ĐH Cambridge. Dù thoát ra khỏi vòng kiềm hãm của bố nhưng cô vẫn bị ám ảnh và gặp khủng hoảng trong những năm hoàn thành bậc học tiến sĩ, đến nỗi phải gặp tư vấn viên của trường.



    (Ảnh: vietnamnet)
    Bản lĩnh tự tìm con đường thoát tăm tối, Tara quyết không để bản thân bị đánh gục vì bất cứ điều gì, Không hề dễ dàng để cô chạm đến giấc mơ cao học và học ở ngôi trường danh tiếng nên Tara cố nắm bắt thời cơ, khai phá mọi tiềm năng để phát triển. Kết quả thật xứng đáng với những gì đã bỏ ra, Tara tốt nghiệp cao học tại Cambridge với tấm bằng xuất sắc.
    Còn nhớ câu chuyện tương tự, kể về người đàn ông trở thành giáo sư sau thời gian sống trong rừng, trải qua quá khứ đầy tăm tối. Câu chuyện của ông hay của Tara ở trên đã chứng minh một điều, không bao giờ là quá muộn để làm lại cuộc đời và số phận vốn nằm trong tay mỗi người. Nếu ngày đó, Tara không có ý thức thay đổi cuộc đời, tìm cách tự cứu đời mình thì hôm nay hẳn cô vẫn làm việc ở bãi phế liệu, hoặc lấy chồng sinh con sống an phận.

    Ngẫm nghĩ, ở đời ai cũng có những vùng tăm tối của riêng mình nhưng người biết tìm cách thoát ra chắc chắn sẽ công thành danh toại, đạt điều như ý muốn. Câu chuyện 2 chú ếch cùng rơi xuống hố sâu, một con buông xuôi nghịch cảnh còn một con cố nhảy thật cao để thoát và cuối cùng tự cứu chính mình như một lời nhắc nhở mọi người: nghịch cảnh có thể khiến bạn đau buồn nhưng đừng thỏa thuận với chúng.

    Nguồn bài viết tham khảo: vietnamnet
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này