10 nhà leo núi tử vong trên đỉnh Everest, số tử vong nhiều nhất trong nhiều năm

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi Hassler, 27/5/19.

  1. 10 nhà leo núi tử vong trên đỉnh Everest, số tử vong nhiều nhất trong nhiều năm

    10 nhà leo núi tử vong trên đỉnh Everest, số tử vong nhiều nhất trong...

    LIÊN HỆ (270 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Hassler
    3. Ngày đăng: 27/5/19 lúc 20:13
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Hassler

    Hassler Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Anh em chắc cũng nghe đến vụ 10 nhà leo núi chuyên nghiệp đã chết trong quá trình leo núi Everest với lý do lãng xẹt là bị... tắc đường trong lúc đi lên và xuống đỉnh núi. Dưới đây là 1 vài lý do giải thích tại sao những người có khả năng leo tận lên đến trên đó mà lại để bị chết một cách khá tức tưởi như vậy.
    Nguyên nhân chính của các ca tử vong khi leo lên nóc nhà thế giới đó là do kiệt sức mà không được nghỉ ngơi ở trên độ cao 8,848m so với mặt nước biển, ngoài ra cũng có thể do họ đã mắc phải các căn bệnh liên quan đến độ cao trong quá trình leo núi.

    Theo như giáo sư Andrew Luks của trường đại học Y Washington thì có khoảng 77% người leo núi sẽ bị bệnh say độ cao hay say núi cấp tính, acute mountain sickness AMS khi họ trèo lên đến độ cao từ trên 1850m đến 5895m. Những người này sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, lờ đờ hay chóng mặt. Để xử lý được căn bệnh này thường thì người leo núi sẽ uống thuốc chữa say độ cao như Acetazolamide hoặc dùng thuốc giảm đau chống viêm Dexamethasone, còn nếu không có thuốc thì bắt buộc phải đi xuống độ cao thấp hơn thì bệnh mới thuyên giảm, không nên quá cố gắng bởi khi vừa mắc bệnh vừa gắng sức thì khả năng cơ thể bị suy kiệt là rất cao.

    Các dạng say núi cấp tính khác hiếm gặp nhưng nếu chẳng may bị dính phải thì nguy cơ tử vong rất cao có thể liệt kê đó là phù não do độ cao, high-altitude cerebral edema (HACE), hay phù phổi do độ cao high-altitude pulmonary edema (HAPE). Bệnh phù não do độ cao có ảnh hưởng đến ít hơn 1% những người trèo lên trên ngưỡng 3,000m, họ có thể bị mất thăng bằng, mất phương hướng và có các vấn đề về nhận thức, có những trường hợp còn có thể bị hôn mê nữa. Còn với phù phổi do độ cao có khoảng 8% người bị ảnh hưởng khi leo quá ngưỡng 2,500m đến 5,500m, những người này sẽ bị hụt hơi, sẽ có các phản ứng ho và nếu chú ý thì khi khạc đờm ra sẽ có màu hơi hồng và sùi bọt.

    [​IMG]
    Rất nhiều người chưa chuẩn bị đủ về thể chất lẫn tinh thần nhưng vẫn leo Everest
    [​IMG]
    Nhà leo núi Fisher, một trong những người tử vong sau khi lên đến đỉnh Everest trong mùa leo núi năm nay


    Tất cả những người gặp vấn đề về sức khỏe tốt nhất nên tìm cách hạ độ cao càng nhanh càng tốt, và thế là câu chuyện tắc đường trên đỉnh Everest đã trở thành bi kịch khi nhiều người sau khi vắt kiệt sức để leo lên đỉnh đã không có thể đi xuống để hoàn thành chặng đường của mình. Việc phải đứng yên nhích từng bước trong khoảng 12 giờ, đối mặt với các triệu chứng như hạ thân nhiệt, tê cóng, kiệt sức mà không được ăn uống hay nằm xuống nghỉ trong khi lượng oxy mang theo cạn kiệt dần đã khiến 10 nhà leo núi tử vong.
    Có thể trách là sao họ không lo cho chính sinh mạng của mình nhưng với 1 người đã lên đến trên đó, nhìn thấy đỉnh núi họ mơ ước được chinh phục thì chắc chắn họ sẽ cố đứng chờ để có thể lên tới đỉnh chứ chẳng mấy ai lại từ bỏ ước mơ ngay trước mặt mình.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này