Vụ án Ngân hàng Đông Á giai đoạn 2: Bài học đắt giá về tài sản thế chấp

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 17/2/20.

  1. Vụ án Ngân hàng Đông Á giai đoạn 2: Bài học đắt giá về tài sản thế chấp

    Vụ án Ngân hàng Đông Á giai đoạn 2: Bài học đắt giá về tài sản thế chấp

    LIÊN HỆ (269 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 17/2/20 lúc 08:43
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Theo cáo buộc của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, quá trình điều hành DAB, bị can Trần Phương Bình và các đối tượng liên quan khác đã thực hiện hành vi phạm tội gây thiệt hại cho Ngân hàng số tiền hơn 8.800 tỷ đồng.

    Ðây là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng ngân hàng này lỗ lũy kế 31.076 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỷ đồng, tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỷ đồng.

    Các sai phạm chủ yếu do việc cho vay theo chỉ đạo của cá nhân Trần Phương Bình mà không tuân thủ các điều kiện cho vay theo quy định của pháp luật và của nội bộ Ngân hàng và do việc đảo nợ.

    Năm 2007, DAB bảo lãnh cho CTCP vốn Thái Thịnh về khả năng hoàn trả 100 triệu USD tiền tài trợ và lãi tương ứng cho hợp đồng tài trợ vốn giữa Thái Thịnh và VinaCapital.

    Năm 2008, khi VinaCapital không gia hạn hợp đồng nhưng Thái Thịnh không có khả năng trả tiền, ông Bình đã chỉ đạo nhân viên cho các công ty và cá nhân vay 11 khoản, tổng số tiền là 1.820 tỷ đồng để Thái Thịnh lấy tiền trả nợ VinaCapital. Tài sản bảo đảm cho các khoản vay này đều có vấn đề, kê tăng giá trị tài sản, tài sản không đủ điều kiện.

    Ví dụ, khoản vay 210 tỷ đồng của Thái Thịnh Ðà Lạt có tài sản đảm bảo là 2 dự án ở Lâm Ðồng định giá 590 tỷ đồng, nhưng thực chất Thái Thịnh Ðà Lạt chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa hoàn thành thủ tục thuê đất.

    Hay khoản vay 442 tỷ đồng của CTCP Lê Minh MC có tài sản bảo đảm là Dự án Khu đô thị Hùng Vương định giá là 946 tỷ đồng. Thực tế, tài sản không đủ cơ sở pháp lý để thế chấp cho DAB, Công ty Lê Minh MC không phải là chủ dự án này.

    Ðáng chú ý hơn, DAB còn cho vay khối lượng vàng khá lớn cho nhóm khách hàng Tân Vạn Hưng, do ông Huỳnh Bá Thành (đã mất) chỉ đạo và điều hành.

    Theo đó, Công ty Tân Vạn Hưng có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, do ông Thành làm Giám đốc. Báo cáo tài chính thể hiện doanh thu mua bán vàng rất lớn, khoảng 20.000 tỷ đồng/năm.

    Công ty Tân Vạn Hưng có 2 hợp đồng kinh doanh vàng tài khoản với DAB. Từ năm 2008 - 2011, Tân Vạn Hưng giao dịch vàng tài khoản qua DAB với 4 đối tác nước ngoài bị lỗ hơn 9,3 triệu USD, nhưng việc kinh doanh vàng tài khoản không thể hiện trên báo cáo tài chính của Công ty.

    Việc kinh doanh vàng tài khoản thua lỗ khiến Tân Vạn Hưng gặp khó khăn, từ tháng 1/2010, Công ty không thanh toán nợ gốc các khoản vay tại DAB.

    Tháng 12/2012, Tân Vạn Hưng đề nghị DAB cơ cấu dư nợ vay ngắn hạn vàng thành dư nợ trung hạn bằng VND và trả nợ bằng việc bán tài sản và nguồn thu nhập của Công ty. Khi đó, Tân Vạn Hưng còn dư nợ 118.616 chỉ vàng và 28,3 tỷ đồng.

    DAB đã cơ cấu 6 hợp đồng ngắn hạn thành 3 hợp đồng trung hạn, tổng dư nợ là 579 tỷ đồng, tài sản bảo đảm là 11 bất động sản.

    Ngân hàng đã xử lý một số bất động sản để thu nợ, hiện còn lại dư nợ là 462 tỷ đồng, định giá tài sản thế chấp là 134 tỷ đồng.

    Ðiều tra về nguồn gốc mất cân đối giữa dư nợ và tài sản đảm bảo cho thấy nhiều khoản vay vàng của Công ty Tân Vạn Hưng là vay tín chấp, không có tài sản đảm bảo.

    Có 3 hợp đồng tín dụng không có tài sản bảo đảm, gồm các khoản 4.000 chỉ vàng, 5.050 chỉ vàng, 7.000 chỉ vàng.

    Một doanh nghiệp khác liên quan đến ông Huỳnh Bá Thành, là Doanh nghiệp tư nhân Vàng Kim Hiền. Doanh nghiệp này có dư nợ vàng ngắn hạn là 16.636 chỉ vàng.

    Sau này, DAB cơ cấu lại các hợp đồng ngắn hạn thành hợp đồng trung hạn, trong đó có 3.640 chỉ vàng tín chấp. Ðến nay, Vàng Kim Hiền không trả được nợ gốc.

    Ðược biết, ngoài 4 nhóm khách hàng lớn đã được cơ quan công tố kết luận trong giai đoạn 2 của vụ án và đang chờ xét xử, cơ quan điều tra còn xác định có những sai phạm liên quan đến nhóm khách hàng Nguyễn Thị Ngọ - Lê Anh Tuấn (Công ty TNHH Hoàng Lê).

    Nguyễn Thị Ngọ sử dụng các pháp nhân để vay cá nhân, thấu chi tại Ðông Á để kinh doanh phân bón, đầu tư hoạt động giáo dục dạy học, mua bán bất động sản, mua bán cổ phiếu với dư nợ còn lại là 1.529 tỷ đồng.

    Tài sản thế chấp của nhóm này có 32 bất động sản và một số loại cổ phiếu như cổ phiếu PNJ, cổ phiếu CTCP Thủy tinh Gò Vấp, cổ phiếu CTCP Bảo hiểm Viễn Ðông, cổ phiếu CTCP Thốt nốt.

    Do việc định giá các cổ phiếu này chưa xong nên cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tách rút phần này để tiếp tục xem xét xử lý sau.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này