Việc nghiên cứu Mặt Trời của chúng ta đang bước vào thời kì hoàng kim

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi lephukhuong@gmail.com, 15/2/20.

  1. Việc nghiên cứu Mặt Trời của chúng ta đang bước vào thời kì hoàng kim

    Việc nghiên cứu Mặt Trời của chúng ta đang bước vào thời kì hoàng kim

    LIÊN HỆ (147 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: lephukhuong@gmail.com
    3. Ngày đăng: 15/2/20 lúc 17:14
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Theo nhà vật lý thiên văn David Alexander, hiện tại chúng ta đang có nhiều công cụ và kĩ thuật để có thể khám phá những điều chưa từng được biết đến ở Mặt Trời. Rõ ràng việc này là điều rất quan trọng, Mặt Trời là ngôi sao gần Trái Đất nhất, không có nó, chúng ta không thể tồn tại. Việc hiểu rõ bản chất và sự vật của ngôi sao này đem lại nhiều ý nghĩa rất lớn trong thiên văn học vũ trụ dẫu biết điều này rất khó khăn.
    Xung quanh Mặt Trời là một điều kiện cực kì khắc nghiệt: nhiệt độ cao, trọng lực lớn, các tia bức xạ và những hiện tượng nguy hiểm xảy ra trên bề mặt của nó rất thường xuyên. Tại thời điểm hiện tại, con người đã bắt đầu sử dụng thêm một kính viễn vọng mới trên mặt đất là Daniel K. Inouye và hai đài quan sát không gian ở gần nó để quan sát dễ dàng hơn.

    Bằng khẩu độ lên tới 4 mét của kính Daniel K. Inouye, kính viễn vọng này đã chụp được một bức ảnh rõ nét nhất về bề mặt mặt trời mà con người từng chụp được. Daniel K. Inouye được đặt tại Maui, Hawaii, ở cao độ 3084 mét, đây là kính viễn vọng lớn nhất để quan sát mặt trời. Anh em có thể thấy rõ bề mặt lồi lõm như sa mạc của mặt trời, có thể thấy những dòng tia plasma khuếch tán từ bề mặt ngôi sao.

    [​IMG]

    Kế tiếp chúng ta có Parker Solar Probe, một tàu thăm dò được phóng lên cùng Delta IV Heavy vào năm 2018 với nhiều vụ cung cấp nhiều dữ liệu và hình ảnh Mặt Trời với khoảng cách khoảng 7 lần bán kính của ngôi sao này. Sau đó vào tối Chủ nhật ngày 9/2 này, chúng ta sẽ phóng vệ tinh Solar Orbiter, đưa nó vào quỹ đạo của Sao Thuỷ bằng tàu vũ trụ Atlas V. Vệ tinh này sẽ không ở gần mặt trời như Parker Solar Probe nhưng việc nó bay trên Sao Thuỷ, hành tinh gần mặt trời nhất sẽ giúp chúng ta có nhiều cái nhìn toàn cảnh về Mặt Trời cũng như các cực của nó. Solar Orbiter là kết quả của công sức làm việc và nghiên cứu giữa NASA và Cơ Quan Vũ trụ Châu Âu.

    [​IMG]

    Parker Solar Probe đang làm việc, là vật thể nhân tạo gần Mặt Trời nhất mà con người từng đưa lên đây

    Như vậy, cùng với những thông tin và dữ liệu hiện có, kết hợp với những công cụ mới, chúng ta được xem là đang bước vào thời kì hoàng kim của việc nghiên cứu ngôi sao chủ của Hệ Mặt Trời. Điều này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về mặt trời nói riêng và một ngôi sao nói chung. Theo Alexander, trong vòng 5 đến 10 năm tới, chúng ta sẽ nghiên cứu và có nhiều kiến thức hơn, mở rộng sự hiểu biết đáng kể về các môi trường ngoại hành tinh.
    [​IMG]

    Vệ tinh Solar Orbiter sẽ được đưa lên vũ trụ cùng tàu Atlas V vào ngày 9/2 này
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này