Vi phạm bản quyền âm nhạc, câu chuyện không hồi kết

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi a.vu.ac94@gmail.com, 17/2/20.

  1. Vi phạm bản quyền âm nhạc, câu chuyện không hồi kết

    Vi phạm bản quyền âm nhạc, câu chuyện không hồi kết

    LIÊN HỆ (147 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: a.vu.ac94@gmail.com
    3. Ngày đăng: 17/2/20 lúc 13:35
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Việc vi phạm bản quyền âm nhạc là một vấn đề nhức nhối và khiến các nhà sản xuất âm nhạc đau đầu mỗi năm thất thoát hàng tỷ USD. Vào những năm 2000, nền công nghiệp âm nhạc bị suy giảm đến mức thoái trào đến hơn 53% từ 14.6 tỷ USD xuống còn 7 tỷ USD. Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của các dịch vụ stream nhạc mà vấn nạn vi phạm bản quyền âm nhạc đã suy giảm đi đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều vần đề khác cần phải nói đến trong thời đại âm nhạc kỹ thuật số.
    [​IMG]

    Vấn đề vi phạm bản quyền âm nhạc tồn tại kể từ khi âm nhạc được bắt đầu được thương mại hóa. Vào thời điểm sơ khái các bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc băng cassette được thu lậu và sau này là những chiếc đĩa CD được sao chép lậu.
    Khoan bàn tới vấn về về chất lượng âm thanh của các băng đĩa lậu, tuy nhiên mức giá của các băng đĩa này rẻ hơn rất nhiều so với băng đĩa gốc. Vào những năm 2000 khi máy tính và internet bắt đầu phát triển, giúp việc chia sẻ và download nhạc lậu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Một sự việc tràn lan và với nhiều người là hết sức bình thường.

    Và nguyên nhân chính khiến cho nhiều người dù biết là đang vi phạm bản quyền âm nhạc nhưng vẫn thực hiện là vì lý do kinh tế. Tuy nhiên việc vi phảm bản quyền âm nhạc gây thiệt hại kinh tế chỉ đến các nhà sản xuất, mà cũng đã ‘giết chết’ rất nhiều nghệ sỹ.
    Ngày nay, mặc dù các nhà sản xuất âm nhạc cũng như người dùng đã có ý thức hơn về các vấn đề bản quyền. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều những vấn đề còn tồn tại cần phải được giải quyết.

    [​IMG]

    1/ Download nhạc nguồn gốc không rõ ràng

    Điểm đầu tiên và vẫn là phổ biến nhất đó là việc download và chia sẻ nhạc từ những nguồn website không chính thống. Vẫn có khá nhiều người dùng vẫn kéo nhạc từ torrent, download từ các diễn đàn chia sẻ nhạc. Khá nhiều người dùng không muốn trả tiền cho các file nhạc cao cấp vì thế họ tìm đến nhiều nguồn khác nhau để download các file nhạc Lossless, Hi-Res Audio
    Tuy nhiên khi download trên các trang không chính thống hay torrent, các bạn không thể đảm bảo được file download về có phải là file chất lượng cao hay không (có thể là file lossy được upsample lên). Cũng như khi download các file trôi nổi cũng rất có khả năng bị dính virus hay malware, các vấn đề rủi ro bảo mật rất nhiều.

    [​IMG]

    2/ Mua băng đĩa lậu:

    Việc mua băng đĩa lậu gần như không còn ở những nước phát triển, tuy nhiên với những quốc gia còn đang phát triển như nước ta thì vẫn còn khá nhiều. Mặc dù đã ít hơn khá nhiều so với trước đây vì nhu cầu sử dụng và số lượng các đầu CD, DVD đang giảm đi rất nhiều. Còn đối với các dàn thiết bị âm thanh hình ảnh cao cấp thì việc mua đĩa xịn là điều cần thiết và hoàn toàn dễ hiểu.
    Băng đĩa lậu ngoài việc chất lượng nhạc không thể bằng được so với đĩa gốc cũng có thể gây ảnh hưởng đến độ bền của mắt đọc. Một số đầu CD High-End sẽ không đọc các đĩa ‘dởm’, đĩa sao chép.
    [​IMG]
    3/ Vi phạm khi sử dụng dịch vụ stream nhạc trực tuyến:


    Hiện nay đang có hai kiểu vi phạm bản quyền phổ biến khi sử dụng dịch vụ stream nhạc trực tuyến:
    • Sử dụng mua bán các tài khoản hack (thông thường là tài khoảng hack credit card) với mức giá rẻ hơn rất nhiều.
    • Sử dụng các công cụ tool để hack cái tài khoản dùng thử freetrial. Sử dụng tài khoản miễn phí nhưng vẫn chặn quảng cáo, hay kéo dài auto cài đặt tài khoản miễn phí.
    Cả hai trường hợp trên người dùng đều vi phạm điều khoản vi phạm dịch vụ và hoàn toàn có thể bị mất tài khoản bất kỳ lúc nào, chưa kể các đến khả năng bị lộ thông tin cá nhân và bảo mật các tài khoản khác. Chính điều này mà nhiều dịch vụ dành những ‘đặc quyền’ ưu ái cho thị trường Việt Nam như Netflix vừa không cho phép dùng thử 30 ngày miễn phí, Spotify không giới thiệu gói Family ở Việt Nam và Youtube Music vẫn chưa về Việt Nam dù nhiều nước Đông Nam Á khác đã có…
    [​IMG]

    4/ Tổng kết:

    Hiện nay nền công nghiệp âm nhạc đang phát triển dựa trên nền tảng các dịch vụ stream nhạc trực tuyến với số lượng người sử dụng lên đến khoảng 1 tỷ người. Nhưng vì có quá nhiều sự lựa chọn các dịch vụ stream nhạc đang cạnh tranh với nhau đã khiến nhiều người dùng phân vân không biết lựa chọn nào phù hợp với, chính việc này cũng dẫn đến vấn đề nhiều người lại quay trở lại nghe nhạc lậu
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này