Trước khi mua lại Tiktok, Microsoft đừng quên những lần vung tiền qua cửa sổ này

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi huyenvan96@gmail.com (Lê, 2/8/20.

  1. Trước khi mua lại Tiktok, Microsoft đừng quên những lần vung tiền qua cửa sổ này

    Trước khi mua lại Tiktok, Microsoft đừng quên những lần vung tiền qua...

    LIÊN HỆ (206 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: huyenvan96@gmail.com (Lê
    3. Ngày đăng: 2/8/20 lúc 22:22
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Gân đây chủ đề Microsoft đang có định mua lại Tiktok từ ByteDance (Trung Quốc) nhưng gặp phải trở ngại bởi tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng sẽ cấm TikTok hoạt động tại nước này đang được nhiều anh em quan tâm. Điều này làm mình tình cờ nhớ lại những thương vụ thâu tóm đình đám trước đây của gã khổng lồ phần mềm Mỹ, không phải lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió”. Bên cạnh việc thành công “nuốt chửng" nhiều cái tên mới nổi, lẫn danh tiếng ngon lành, thì cũng có những lần Microsoft phải ngậm ngùi nếm thất bại với cái kết khó xơi. Bài viết này mình sẽ nhìn lại 5 cái kết buồn từ những thương vụ mua lại nhưng không hiệu quả của Microsoft.
    Cái kết "đau thương" với Nokia

    [​IMG]
    Đầu tiên, mình sẽ nhắc về thương vụ mua lại đình đám, gây xôn xao và tốn nhiều giấy mực của Microsoft với Nokia. Đây được xem là thương vụ làm ăn "hớ" nhất mọi thời đại của Microsoft khi phải vác lên mình thêm một cái “của nợ", mua vào với giá trên mây và bán tháo đại hạ giá.
    Tháng 9/2013, Microsoft đã công bố hoàn tất mua lại bộ phận sản xuất điện thoại và các dịch vụ liên quan của Nokia với giá 5 tỷ USD, đồng thời chi gần 2,2 tỷ USD khác để mua lại các bằng sáng chế mà Nokia đang nắm giữ. Tổng cộng con số ước tính lên tới 7,2 tỷ USD. Chủ đích của Microsoft khi mua lại Nokia là nhằm mở rộng kinh doanh Windows Phone cho các thiết bị Lumia của Nokia và hướng người dùng đến với việc sử dụng phần mềm trong hệ điều hành Windows Phone của hãng. Tuy nhiên, đời không như là mơ, thương vụ mua bán này không không giúp thị phần của Windows Phone tăng thì thôi đi, ngược lại nó còn khiến Microsoft phải gánh khoản lỗ khổng lồ. Cuối cùng, Microsoft cũng phải thừa nhận những sai lầm của mình công khai sa thải khoảng 7.800 nhân viên và giảm bút toán 7,6 tỷ USD vào năm 2015.

    Để giảm bớt gánh nặng từ sai lầm này, cuối cùng Microsoft cũng đã bán lại được Nokia cho FIH – một chi nhánh của tập đoàn Foxconn Đài Loan và HMD Global - một công ty Phần Lan với giá chỉ 350 triệu USD, thấp hơn gấp 20 lần so với số tiền phải bỏ ra mua. Đúng là đáng tiếc cho một quyết định tưởng chừng làm nên lịch sử huy hoàng ai ngờ lại là một cục nợ muốn dứt càng nhanh càng tốt.

    Thương vụ thâu tóm Hotmail

    [​IMG]
    Vào tháng 12/1997, Microsoft đã bỏ ra khoảng 400 – 500 triệu USD để mua lại Hotmail - một startup về email có trụ sở tại Sunnyvale. Đây được xem là một thương vụ lớn nhất thời đó. Hotmail cũng được xem là nền tảng khởi đầu cho kỷ nguyên dịch vụ email miễn phí cho người dùng. Ban đầu được tích hợp vào dịch vụ trực tuyến MSN của Microsoft, trở thành vụ mua lại không tồi, nhưng sau đó ngày càng có nhiều sự cố xảy ra xảy ra về lỗi phát sinh, về spam và hàng loạt vấn đề vi phạm bảo mật và quyền riêng tư ngày càng nghiêm trọng.
    Bên cạnh đó, sự ra đời của Gmail vào năm 2004 cùng với việc cạnh tranh với Yahoo đã khiến Hotmail ngày càng lép vế, thu mình và tiến dần vào ngõ cụt. Trong nỗ lực cứu vãn tình hình, Microsoft đã đi đến quyết định cải tổ và biến Hotmail thành Outlook.com. Và thế là Hotmail đã nói lời chào tạm biệt và kết thúc thời đại của nó với việc chỉ là là một mảng kinh doanh chỉ hòa vốn, Microsoft thừa nhận như vậy.

    Mua lại aQuantive

    [​IMG]
    aQuantive là một công ty phần mềm và dịch vụ quảng cáo được Microsoft bỏ ra 6 tỷ USD để mua lại vào năm 2007 để đối đầu với Google. Đây cũng được xem là một trong những quyết định tồi tệ và sai lầm trả giá đắt nhất của Microsoft cho đến nay.
    Thương vụ này càng ngày càng cho thấy Microsoft dường như chỉ là đang “ném tiền qua cửa sổ" khi mà liên tục chứng kiến sự thua lỗ gần như là toàn bộ chi phí mua lại ban đầu, con số ước tính là giảm 6,2 tỷ USD. Microsoft cũng đã thử sử dụng một số công nghệ của aQuantive vào chính nền tảng quảng cáo của mình nhưng sau đó thì không có sau đó nữa

    Vụ làm ăn hớ với Tellme Networks

    [​IMG]
    Trong lịch sử của mình, Microsoft cũng đã từng hớ khi chi 800 triệu USD để mua lại hãng cung cấp công nghệ nhận dạng giọng nói Tellme Networks vào tháng 3/2007, và từng xem đó như là một giao dịch mua đầy hứa hẹn.
    Bước đi này của Microsoft nhắm đến mục tiêu cho phép con người sử dụng giọng nói thay vì phải nhập liệu bằng tay. Hãng đã có kế hoạch tích hợp công nghệ của Tellme vào trong dịch vụ tìm kiếm Internet trên điện thoại di động, phần mềm giao tiếp thoại tự động, cung cấp dịch vụ tìm kiếm các thông tin như giá cổ phiếu, thời tiết dạng website qua dịch vụ trả lời tự động trên điện thoại và giúp các tập đoàn lớn cắt giảm chi phí nhân sự ở mảng dịch vụ khách hàng,..

    Tuy nhiên, cách thức hoạt động của Tellme không như mong đợi, nó không phù hợp với xu hướng phát triển của mobile web. Trong khi mục đích của công ty là nhắm vào mô hình hỗ trợ tìm kiếm trên di động bằng giọng nói, kiểu như Siri và Google Now ngày nay, Tellme không làm được điều đó.

    Mặc dù đối với Microsoft đó là một thương vụ thất bại, quá hớ nhưng đối với nhà đồng sáng lập Tellme, Mike McCue thì đây là một vụ làm ăn quá hời. Vì nhờ số tiền có được ông đã lập ra Flipboard - một ứng dụng tạp chí xã hội đến nay nó vẫn được ưa chuộng.

    Thất bại với Navision

    [​IMG]
    Sau khi mua lại Great Plain Software, công ty sản xuất ứng dụng kế toán có giá trị ước tính khoảng 1,1 tỷ USD vào năm 2001, Microsoft đã tiếp tục mua lại Navision, một công ty Đan Mạch sản xuất các sản phẩm tương tự Great Plain Software nhưng có chỗ đứng tốt hơn ở thị trường châu Âu.
    Sau khi mua lại, cả hai đều được đưa vào Microsoft Dynamics, trở thành trợ thủ đắc lực cho Microsoft trong lĩnh vực ứng dụng kinh doanh. Để chiếm lĩnh thị trường Microsoft đã phải bỏ ra đến 3 tỷ USD để đối đầu với các đối thủ như SAP, Salesforce và Oracle. Nỗ lực cũng khá nhiều, nhưng cuối cùng nó cũng thất bại khi Microsoft chỉ chiếm vị trí thứ 4 với 6,4% thị phần, thua xa người đứng đầu là SAP với 22,5 % (theo báo cáo năm 2009).
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này