Trên tay B550 Vision D - một chiếc bo đẹp lịch sự, dùng Ryzen nhưng vẫn có Thunderbolt 3

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi bk9sw@hotmail.com, 30/9/20.

  1. Trên tay B550 Vision D - một chiếc bo đẹp lịch sự, dùng Ryzen nhưng vẫn có Thunderbolt 3

    Trên tay B550 Vision D - một chiếc bo đẹp lịch sự, dùng Ryzen nhưng vẫn...

    LIÊN HỆ (210 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: bk9sw@hotmail.com
    3. Ngày đăng: 30/9/20 lúc 21:49
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Hệ thống VRM trên Vision D rất chất lượng với vi điều khiển PWM Renesas RAA229004 hỗ trợ 8 phase theo thiết lập 6 + 2. Gigabyte đã thiết kế 14 Power Stage dùng giải pháp DrMOS SiC651 mỗi con 50A, tức 8 phase thật với 6 phase Vcore đi với Doubler ISL6617A nhân đôi tín hiệu đến 12 Power Stage và 2 phase trực tiếp cho 2 Power Stage cho Vsoc. Thiết kế dàn điện này sẽ cho phép anh em xài những con Ryzen 9 ở điện áp mặc định hoặc thậm chí là OC. Thực tế trên dòng B550 thì tất cả các hãng đều thiết kế bo với dàn VRM rất mạnh để đón đầu Ryzen 4000 series sắp ra mắt. Vậy nên Vision D dù mang cái mác là bo lịch sự, bo không gaming nhưng cái ruột vẫn y hệt những chiếc bo AORUS. Thiết lập 14 Power Stage (6 + 6 + 2) của Vision D tương tự như dòng B550 AORUS Pro, Elite
    [​IMG]
    Phần I/O cover trên Vision D thiết kế siêu đơn giản và cũng không có đèn như hầu hết các bo mạch chủ dòng gaming cao cấp. Phía trên là một khung bằng nhựa trắng khắc dòng chữ Gigabyte Creators Series - mục tiêu của khung này là để che đi cáp 8-pin ATX 12 V cấp điện cho CPU.

    [​IMG]
    Socket AM4 trên B550 Vision D hỗ trợ Ryzen 3000 CPU lẫn APU. Danh sách CPU hỗ trợ này gồm có Ryzen 3 3100/3300X, Ryzen 5 3500/3500X/3600/3600 PRO/3600 X/3600XT, Ryzen 7 3700/3700X/3800X/3800XT, Ryzen 9 3900/3900 PRO/3900X/3900XT/3950X và đặc biệt là mình còn thấy sự xuất hiện của các APU như con Ryzen 3 4350G, Ryzen 5 4650G Pro và Ryzen 7 4750G Pro. Đây là các APU dòng Renoir chưa được AMD bán ra chính hãng tại Việt Nam.

    [​IMG]
    Heatsink cho chipset cũng vậy, nó chỉ là một tấm kim loại phẳng với diện tích bề mặt lớn để khuếch tán nhiệt. Thiết kế này với dòng W480 và Z490 thì có thêm các cấu trúc nhọn để tăng bề mặt khuếch tán nhưng nhìn chung vẫn rất đơn giản, không có nhiều đường cắt xẻ như dòng Designare trước đây.

    [​IMG]
    4 khe RAM đều được bọc kim loại gia cường, nó hỗ trợ tối đa 128 GB với những kit RAM tốc độ cao, OC đến DDR4-5200. Thực tế với dòng Ryzen 3000 series hiện tại thì anh em chỉ cần mức xung 3600 MHz là đủ bởi nó khớp với xung của cầu Infinity Fabric từ đó cho hiệu năng năng tối ưu.

    [​IMG]
    2 khe M.2 trên chiếc bo này có heatsink vuông vắn đẹp mắt, chiếc bo mình mượn được thì lạc mất đâu 1 cái heatsink rồi nên nhìn hơi trống trải, lắp cả 2 heatsink thì toàn bộ không gian ở giữa bo kín hơn.

    [​IMG]
    Chiếc bo có 3 khe PCIe x16, 2 khe trên cùng được bọc kim loại gia cường để có thể chịu được trọng lượng của các card đồ họa hiện nay vốn có heatsink dày và nặng. Thiết kế 2 khe PCIe x16 bọc kim loại chủ yếu phục vụ cho nhu cầu chạy đa GPU. Dùng với Ryzen 3000 CPU thì anh em có thể khai thác băng thông lớn của PCIe 4.0. Với 2 khe này khi gắn 1 card đồ họa dùng PCIe 4.0 thì nó sẽ chạy ở băng thông đầy đủ PCIe 4.0 x16, nếu gắn 2 card thì nó sẽ chạy ở PCIe 4.0 x8 = PCIe 3.0 x16 - vẫn là mức băng thông tiêu chuẩn trên phần lớn card đồ họa hiện tại trừ dòng Radeon RX 5000 series và RTX 30 series mới của Nvidia. Dù vậy cần lưu ý bo chỉ hỗ trợ CrossFire, không hỗ trợ SLI. Khe dưới cùng thì không có bọc kim loại gia cường, nó chạy ở x4 với 4 lane PCIe 3.0 x4, anh em có thể dùng với SSD PCIe 3.0 x4 NVMe dạng card Add-in.

    [​IMG]
    Đây là card Wi-Fi 6 Intel AX200 - như vậy nó hỗ trợ sẵn Wi-Fi 6 và Bluetooth 5. Dây tín hiệu được đấu từ card ra đầu cắm SMA trên I/O sau của bo.

    [​IMG]
    Với kiểu thiết kế đơn giản và "sạch" thì Vision D sẽ lý tưởng để anh em build dàn trắng hoặc non-RGB. Dù vậy nếu thích đèn thì anh em vẫn có thể dùng linh kiện có đèn RGB qua các header 12 V RGB hoặc 5 V Addressable RGB trên bo. Chiếc bo này có tổng cộng 4 header cho đèn. Mình nghĩ build sẽ đẹp nhất nếu anh em chuyển hết đèn sang trắng hoặc không đèn với các linh kiện sáng màu.

    [​IMG]
    Quan sát xung quanh chiếc bo này thì mình còn tìm thấy khá nhiều thứ khác chẳng hạn như Debug Code, cạnh đó là nút Flash lại BIOS không cần vào POST.

    [​IMG]
    Số lượng fan hỗ trợ lên đến 7 cái bao gồm cả quạt cho CPU hay máy bơm của tản nước. Bố cục các chân cắm quạt gồm 2 chân dưới cùng, 3 chân bên hông và 2 chân phía trên gần CPU. Mình ưu tiên dùng các chân bên cạnh phải bo hơn bởi việc đi dây sẽ tiện và đẹp hơn nhiều.

    [​IMG]
    Các header đấu ra cổng USB gồm 2 header USB 20 và 1 USB 3.2 Gen1 ra I/O trên thùng máy. Không có header cho USB 3.2 Gen2 (10 Gbps) - hơi tiếc chỗ này bởi nhiều chiếc thùng máy hiện tại đã trang bị cổng USB-C hỗ trợ USB 3.2 Gen2, đầu cắm của cáp này khác hoàn toàn so với đầu cắm USB 3.0 thông thường nên anh em cần phải để ý xem trên chiếc bo của mình có hay không. Việc có trang bị header cho USB 3.2 Gen2 trên bo hay không tùy vào thiết lập của nhà sản xuất, chipset B550 có cấp một số lane tự do để hãng làm bo dùng cho nhu cầu riêng.

    [​IMG]
    Nó vẫn có header để đấu ra cổng Serial! Mình không rõ năm 2020 này thì còn thiết bị nào vẫn sử dụng cổng Serial. Tuy nhiên việc trang bị một cổng đặc biệt sẽ mang lại lợi thế cho Vision D với những ai cần dùng với các hệ thống cũ.

    [​IMG]
    Chiếc bo này chỉ có 3 cổng SATA 6 Gbps và 1 cổng màu cam được gọi là SATA DOM. Cho anh em chưa biết thì DOM viết tắt của Disk on Module - một dạng ổ SSD dùng giao tiếp SATA 3 nhỏ gọn như chiếc USB, gắn trực tiếp vào cổng SATA xài. Cổng SATA DOM này mình hay thấy trên mấy cái bo công nghiệp. Loại ổ SSD siêu nhỏ này cũng dùng nguồn riêng và ở cạnh cái cổng SATA DOM có một cái socket nhỏ 3-pin - nó cấp điện 5 V cho ổ SATA DOM.

    [​IMG]
    I/O sau có rất nhiều cổng gồm, I/O shield được gắn sẵn rất tiện và điều mình thích là trên mỗi cổng đều có chú thích nó là gì. Từ trái qua phải theo từng hàng sẽ là các cổng PS/2, 2 x USB 2.0 cho chuột và phím, HDMI và DisplayPort dành cho các APU Ryzen tích hợp GPU Radeon RX Vega, 2 cổng USB-C (USB 3.2 Gen2 10 Gbps), 4 cổng USB-A màu xanh (USB 3.2 Gen1 5 Gbps), 2 cổng USB-A màu đỏ (USB 3.2 Gen2 10 Gbps), 2 cổng RJ-45 và các jack âm thanh. Có thể thấy chiếc bo Vision D này được thiết kế thiên cho người làm việc với các cổng kết nối tốc độ cao.

    [​IMG]
    Chưa hết, chiếc bo này có giá hơn 7 triệu và một trong những thứ khiến nó đắt là Thunderbolt 3. 2 cổng USB-C trên chiếc bo này ngoài việc hỗ trợ USB 3.2 Gen2 10 Gbps thì nó cũng hỗ trợ Thunderbolt 3 với tốc độ truyền tải 40 Gbps, hỗ trợ cả tính năng liên kết nối giữa các thiết bị Thunderbolt 3 với nhau (Daisy Chain). Nếu đang làm công việc sáng tạo nội dung thì anh em chắc chắn sẽ biết vai trò của Thunderbolt 3 ra sao khi mà ngày một nhiều các thiết bị lưu trữ, màn hình, thiết bị giải mã, gia tốc mã hóa video … sử dụng chuẩn này. Điều đáng khen ở đây là một chiếc bo nền tảng AMD nhưng Gigabyte vẫn trang bị Thunderbolt 3 cho nó với giải pháp vi điều khiển Titan Ridge từ Intel. Vậy nên 7 triệu cho một chiếc bo có Thunderbolt 3 tích hợp, có sẵn Wi-Fi 6 và Bluetooth 5.0, có nhiều cổng tốc độ cao và dàn VRM tốt, mình nghĩ đáng tiền.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này