Review Camera điện thoại Bphone B86: Thuật toán khá hay nhưng còn phải tiếp tục cải thiện

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi tuanlionsg@gmail.com, 4/6/20.

  1. Review Camera điện thoại Bphone B86: Thuật toán khá hay nhưng còn phải tiếp tục cải thiện

    Review Camera điện thoại Bphone B86: Thuật toán khá hay nhưng còn phải...

    LIÊN HỆ (134 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: tuanlionsg@gmail.com
    3. Ngày đăng: 4/6/20 lúc 21:15
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Camera của Bphone B86: Về phần cứng chính thức tham gia hoạt động trong việc ghi hình có một camera chính 12 MP và một camera selfie 8 MB. Mặt sau có thêm một ống kính theo công bố đó thì chỉ là camera hỗ trợ đo đạc cho các tính năng chụp bằng phần mềm (thuật toán). Về phần mềm chụp hình, B86 được bổ sung thêm một số tính năng mới ("khoảnh khắc", "sNight", "góc rộng") và nâng cấp tính năng của đời Bphone 3 (sMacro --> Sản phẩm), tất cả được gom vào một cụm được gọi là AI. Mình chụp thử ảnh và có những nhận xét tổng quát dưới đây:
    Video đánh giá tổng quát



    1 - Giao diện công cụ camera ngoài màn hình
    • Giao diện tính năng chụp
    Giao diện công cụ chụp hình của điện thoại B86 hai hình bên dưới. Ngoài những chế độ chụp cơ bản như mọi điện thoại khác: Chụp tự động, Chân dung, Quay video, thì có một mục Thêm: các tính năng chụp như ô bên trái; và một mục được gọi chung là nhóm AI như ô bên phải.
    Về lý thuyết thì tất cả đều có sự can thiệp của phần mềm thuật toán. BKAV tỏ ra tự tin chọn cách không làm nhiều camera có ống kính đa dạng tiêu cự (rộng, tele, macro), mà dùng phần mềm cho từng tính năng khác nhau (phân tích từng tính năng bên dưới). Mình vẫn mong trang bị phần cứng vật lý, các hãng sản xuất được thì nâng cấp kích thước cảm biến, chất lượng ống kính, bộ xử lý mạnh mẽ. Như hồi trước Nokia làm Lumia, hay sau đó là LG làm dòng G, V, HTC làm dòng U... mà mình từng trải nghiệm sâu, chất lượng hình ảnh rất tốt là do phần cứng đầu tư tốt. Ngày nay, phần mềm thuật toán can thiệp rất nhiều, không phủ nhận khả năng và lợi ích của phần mềm, nhưng mình nghĩ cũng cần thời gian để hoàn thiện, sau thời gian người dùng trải nghiệm thực tế.

    Ở đây có các tính năng chụp gần như là do phần mềm: sMacro, Sản phẩm Khoảnh khắc, sNight, Góc rộng là tên gọi mà nó hoàn toàn không phải chụp bằng mỗi camera có tính chất như tên gọi một cách độc lập. Mà là phần mềm xử lý giả lập tính năng. Mình sẽ phân tích ảnh ở bên dưới.

    [​IMG]

    • Chụp hình bằng nút cứng
    Cái nút cứng chụp hình mình từng dùng trên Lumia hay Sony là rất tiện dụng. Nó nằm ở vị trí 1/4 phía dưới hông mày là ngay vị trí ngón bấm chụp, hoạt động y như cái nút của máy ảnh, là bấm 1/2 nút để lấy nét và full nút là chụp, vì thói quen người chụp hình là như thế, nên cảm giác quen thuộc đang chụp hình. Không có nút cứng chụp thì dùng phim cứng tăng/ giảm âm lượng để chụp. Nút volume thì nằm vị trí hơi cao, nên dễ che khung hình, và dễ tạo rung máy khi có lực bấm chụp, nhưng tiện ích rất nhiều tình huống sử dụng.
    B86 chỉ có nút reset, không có phím volume, việc chụp hình hiện tại chỉ là bấm nút mềm trên màn hình. Phải có những khó khăn với một số trường hợp: như là không đa dạng tư thế cầm máy, sẽ chỉ giới hạn tư thể cầm chụp bằng nút mềm; không selfie bằng camera chính được nữa, cái này nhiều người dùng, mình cũng hay dùng, selfie bằng camera chính thì chất lượng ảnh tốt hơn bằng camera trước và cũng ít bị xử lý da với màu các thứ; nhiều tình huống bấm nút cứng volume khi cần nhanh, hoặc khi có nước trên bề mặt màn hình, đôi khi nhiều mồ hôi hay nước mưa... tạm mất cảm ứng, thì nút cứng chụp hình là cần thiết.

    [​IMG]

    2 - Các cảm nhận cơ bản về chất lượng hình ảnh

    • Cơ chế lấy nét
    Lấy nét tự động khi chụp điện thoại, là chỉ giơ điện thoại lên, chờ nó tự động lấy nét và bấm chụp. Mình thấy B86 lấy nét tự động trung tâm khi thay đổi các khung cảnh chụp, thử từ cảnh này sang cảnh khác thì tốc độ lấy nét chỉ ở mức khá, vào khoảng 1/2 giây lấy nét trở lại khi thay đổi cảnh chụp. Thành ra, nếu bạn cần giơ máy lên chụp ngay thì cần 1/2 giây hoặc là chạm vào lấy nét chủ động. Mình thử 2 tấm, 1 là giơ lên chụp ngay (trước 1/2 giây máy chưa kịp lấy nét tự động) và 1 tấm chờ lấy nét thì độ nét có chênh lệch. Một số flagship mình từng dùng thì tốc độ lấy nét tự động này nhanh hơn.
    Hai tấm dưới: bên trái là bấm nút chụp ngay khi giơ máy lên, và 1/2 giây sau khi máy đã lấy nét (bên phải). Từ điều này, có thể có nhiều điện thoại có tốc độ lấy nét còn chậm, chưa kể trong bối cảnh ánh sáng không tốt, hoặc vật thể ít có sự tương phản, thì người dùng phổ thông nhớ dùng tay chủ động lấy nét trên màn hình thì ảnh có kết quả tốt hơn.

    [​IMG]

    • Độ sắc nét chế độ chụp tự động
    Bên phải là ảnh nguyên khung, bên trái là crop 100% theo tỷ lệ.
    Tình huống cảnh vật ở xa. Đây là ảnh chụp cảnh ở xa, nhiều chi tiết, ánh sáng ban ngày đầy đủ. Crop 100% thì thấy chi tiết khá ổn. Ảnh chụp chế độ tự động, tắt HDR.
    [​IMG]
    Đây là ảnh chụp gần, khoảng cách 1m trở lại. Chế độ tự động. Crop 100% chi tiết cũng tốt. Tấm này thì mình có canh chờ động tác của nhân vật.
    [​IMG]

    Đây là tình huống bất chợt. Như nói bên trên, đủ sáng và chỉ cần khoảng 1/2 giây thì máy lên nét đủ tốt.
    [​IMG]
    • Độ tương phản
    Ở B86 có thêm một chế độ chụp BKAV gọi là "nâng cao" ở ngay giao diện chính. Đây là phương pháp chụp nhiều tấm rồi dùng thuật toán đo độ sáng của nhiều tấm khác nhau, chọn lựa và chồng ghép. Xem ảnh thì mình thấy có độ nét cao hơn, có chiều sâu hơn. Nhưng tương phản vùng sáng - vùng tối bị suy giảm, kiểu như sáng đều hơn, tạo cho thị giác về sự nổi khối ít đi. Cá nhân mình thấy, ở một vài tình huống, như đại cảnh mà ít mảng chi tiết, sáng tối khác nhau, cần bức ảnh có khoảng nét dày, chi tiết nhiều hơn thì tính năng "nâng cao" hữu ích; còn nếu cần tương phản vùng sáng - vùng tối kịch tính hơn, ấn tượng thị giác hơn thì cứ chế độ auto bình thường sẽ tốt hơn, nhanh hơn nữa.
    Đây là tấm mình chụp ngược hướng mặt trời chiếu sáng. Chế độ tự động bình thường. Đo sáng vào vị trí mặt trời. Ảnh crop 100% bên phải cho thấy tương phản vùng sáng tối, xử lý ánh sáng như này là tốt rồi, chẳng cần phải dùng chế độ chồng hình.
    [​IMG]

    [​IMG] [​IMG]
    Đây là so sánh tấm dùng chế độ "nâng cao" (trái), một cách dùng phương pháp trộn nhiều tấm cùng lúc, để có độ nét chi tiết nhiều hơn, và hệ quả là vùng tối cũng được nâng sáng lên khá nhiều. Tùy tình huống và sở thích mỗi người thôi. Mình thấy có hiệu quả ở tình huống ngược sáng gắt, còn bình thường thì vẫn thích chế độ auto hơn.
    [​IMG]

    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]

    • Cơ chế đo sáng
    B86 vẫn chưa tách điểm lấy nét riêng và điểm đo sáng riêng. Thành ra, khi lấy nét tại một điểm thì cũng đo sáng tại điểm đó. Hiện tại thì không phải tất cả điện thoại đều tách cơ chế này, nhưng mình nghĩ là nếu làm được thì rất nên làm. Thường thì những bức ảnh dễ tạo ấn tượng thị giác là do chênh lệch vùng sáng / tối. Điểm cần lấy nét lại không trùng với ý muốn đo sáng tại một vùng sáng hay tối khác. Thuật toán đo sáng cũng phải đủ thông minh để cân bằng hài hòa nếu khung ảnh có nhiều vùng chênh sáng khác nhau, không để mất chi tiết vùng sáng như rất nhiều tình huống chụp tự động bằng B86.
    [​IMG]

    Ví dụ như này nếu để đo sáng tự động, thì B86 chưa làm tốt trong những bối cảnh chênh sáng mạnh, và nó sẽ ưu tiên giữ cho vùng tối được an toàn, thành ra vùng sáng gắt dễ bị "cháy sáng", mất chi tiết tại những vị trí chênh sáng.

    [​IMG]

    Tư động lấy nét trung tâm và đo sáng, B86 sẽ ưu tiên nâng vùng tối, và chấp nhân vùng sáng "cháy". Mình đã chụp rất nhiều, và nhận thấy như vậy chứ không phải một vài tấm. Và, tự rút kinh nghiệm là tự chọn điểm đo sáng theo ý. Mình muốn nói là người dùng phổ thông với chế độ tự động, thì thuật toán đo sáng hài hòa hơn, vùng tối chút có thể nâng nhưng mất chi tiết vùng sáng thì hậu kỳ cũng chịu.

    [​IMG]

    Nhưng tình huống thế này, thực tế là mắt nhìn cũng khó mà thấy rõ hình trong màn hình trước khi chụp. Nhưng mình biết rõ là vùng tối đã được ưu tiên nâng lên, nhìn mất tương phản và nổi khối ảnh.
    [​IMG]

    Cái này thì giơ máy lên cao để chụp, không thể thấy màn hình để đo sáng thủ công, thành ra vùng sáng (bối cảnh hôm đó cũng không quá gắt), mất chi tiết. Có lẽ thuật toán can thiệp nhiều quá khi nâng sáng, hoặc tăng tương phản (contrast) và brighness hơi nhiều. Ở chế độ chụp tự động phổ thông, nhanh gọn nhất, thì cần ảnh nó hài hòa sáng tối, đủ nét, cân bằng trắng ổn định, là dễ cho người dùng nhất.

    [​IMG]

    • Cân bằng trắng
    Trong bóng râm, ngoài nắng thì cân bằng trắng được B86 làm việc ổn. Các màu nguyên đỏ - vàng - xanh dương luôn ổn định và pha các tông màu khác nhìn trung thực.
    [​IMG] [​IMG]

    Tóm lại phần trải nghiệm các yếu tố cơ bản của cụm camera điện thoại B86, ưu tiên cho chế độ chụp tự động phổ thông, dành cho số đông người dùng, giảm tương phản và brighness, hoặc cân bằng hài hòa hơn cơ chế đo sáng kiểu ma trận trong tình huống chênh sáng, thay vì chỉ dùng cố định cơ chế đo trung tâm, ảnh kết quả sẽ hài hòa sáng tối hơn.

    3 - Các cảm nhận về các tính năng chụp hình bằng thuật toán


    • Smacro cơ bản
    B86 và cả những dòng trước đây của BKAV, tính năng chụp gọi là "Macro/ sMacro" đều không sử dụng camera có ống kính với tỷ lệ phóng đại riêng như một số hãng khác làm. Nghĩa là không đầu tư phần cứng. Họ sử dụng phần mềm, thuật toán chồng ghép nhiều hình, như kiểu cắt lớp theo mặt phẳng nét sâu dần. Khi bạn bấm nút chụp với tính năng này, máy sẽ không chỉ chụp 1 tấm, mà chụp nhiều tấm, có thể lên đến 15-20 tấm, sau đó đưa vào xử lý nấu nướng chồng ghép, và cho ra kết quả. Chính vì vậy, độ phóng đại không đạt được tỷ lệ 1:1 như các ống kính macro truyền thống. Có thể camera 86 zoom kỹ thuật số một chút xíu, kết hợp với khoảng lấy nét đối tượng gần nhất của ống kính trung bình, tăng độ sâu sắc nét bằng stacking của thuật toán. Ở chừng mực nào đó, có một bức ảnh vật thể nhiều chi tiết hơn.

    [​IMG]

    Hạn chế của tính năng này là, bạn phải giữ máy hoàn toàn cố định trong khi chụp, hoặc đối tượng cũng cần yên tĩnh. Chỉ cần một sự rung lắc hoặc đối tượng dịch chuyển, thì các lớp ảnh sẽ không trùng khớp. Chụp tĩnh vật và gắn chân máy thì luôn có kết quả tốt, chụp mẫu sống thì rất hên xui. Tính năng này có thể ứng dụng chụp khá nhiều những vật dụng, đồ dùng, đồ dùng văn phòng, nghêu sò... các kiểu vui vẻ và nhanh gọn.
    [​IMG]


    Đó là tên gọi của một tính năng trong nhóm AI của B86. Về bản chất là cùng nguyên lý với tính năng sMacro nói bên trên. Khác là tính năng này chụp gấp đôi hay ba lần số lượng hình cắt lớp theo khoảng cách nét dọc theo một đồ vật, và ghép chồng rất nhanh. Nếu sMacro và sMacro nâng cao chỉ có khoảng ảnh rõ nét mỏng / hơi dày thì tính năng này có khoảng ảnh rõ nhiều hơn. BKAV tạo ra tính năng này phục vụ cho nhu cầu chụp sản phẩm bán hàng online, mô tả sản phẩm.
    Từ trái sang: sMacro - sMacro nâng cao - chụp sản phẩm
    Điểm nét gần nhất bắt đầu là mép của cái ví và khoảng ảnh rõ nét sâu dần.
    Có một điểm là, vì B86 dùng ống kính trung bình chụp, không có độ phóng đại, nên ở chế độ sMacro thì hơi zoom số một chút, và chế độ chụp sản phẩm thì không.

    [​IMG]

    Khi chụp tính năng này thì máy phải cố định, để chụp liên tiếp nhiều tấm và thuật toán chồng ghép. Mình thấy người dùng phổ thông du lịch, gia đình, chụp sinh hoạt hàng ngày thì sẽ không quan tâm, còn ai hay chụp đồ vật, sản phẩm, cần chụp rõ nét hơn, nhanh gọn bằng điện thoại thì có thể có ích. Mình không biết là chồng bao nhiêu tấm, nhưng xử lý khá nhanh.

    [​IMG]

    • Chụp chân dung
    Không phải có tính năng / chế độ chụp có tên "chụp chân dung" thì mới chụp được ảnh chân dung. Máy ảnh nào cũng có thể chụp ảnh chân dung được hết. Cái tên gọi chế độ / tính năng "chụp chân dung" trong các điện thoại, có từ khi các hãng dùng thuật toán làm mờ nhòe hậu cảnh/ phông nền khi chụp chân dung cận cảnh: head-shot, bán thân. Có lẽ đây là một hiệu ứng rất dễ hấp dẫn người chụp ảnh phổ thông, các bạn trẻ, thích "teen xóa phông". Một số hãng dùng ống kính có tiêu cự 52mm hoặc 56mm (gọi là 2x vì gấp đôi tiêu cự ống kính trung bình trên như là mặc định trên mọi điện thoại: 24mm, 26mm, 28mm tính theo tỷ lệ tương đương cảm biến FF). Với ống kính tiêu cự 2x đó, kết hợp với phần mềm xử lý tách biên chủ thể để làm nhòe phông nền, tạo ra bức ảnh gọi là "chụp chân dung".
    B86 cũng gọi tên là "chụp chân dung" và tên kỹ thuật là sCorrection. Nhưng không dùng thêm ống kính 2x như nói bên trên, chỉ dùng chung một ống trung bình mặc định, và thuật toán phần mềm can thiệp nhiều hơn. Bản chất của tính năng này về thuật toán là tách biên chủ thể (nhân vật), xử lý phần nền ảnh, có thể bằng nhiều cách khác nhau khi họ có thể can thiệp vào từng điểm ảnh. Trong đó, cách dễ nhất là phóng to chi tiết của nền ảnh, có thể áp lên các hình dạng của lá khẩu (bokeh), nhập chủ thể vào lại ta có bức hình "teen xóa phông". Hãng nào làm chuẩn hơn thì nhìn đỡ lem nhem chi tiết vùng biên hơn.

    B86 chụp bằng chế độ này xử lý khá nhanh, màu sắc da người trung thực, nhưng xử lý vùng biên, chi tiết nhỏ phức tạp bám theo biên chủ thể... thật sự chưa tốt. Về cảnh, nếu hậu cảnh trơn và ít chi tiết thì ổn, nhưng chỉ cần có chi tiết nhỏ theo biên thì khó khăn cho B86. Về nhân vật, nếu tóc gió thôi bay, là AI rất khó phân biệt để giữ biên tóc ở mức nào, thì B86 cũng chưa làm tốt.

    [​IMG] [​IMG]
    Nhưng mà Selfie thì thấy ổn hơn. Tóc gió vẫn bay nhưng chi tiết tốt hơn. Cá nhân mình nghĩ, thuật toán tách biên có lẽ còn phải nghiên cứu thêm rất nhiều, can thiệp từng chi tiết điểm ảnh khi bóc tách nền, không chỉ tách hình dạng. Dù gì thì vẫn hy vọng là AI vẫn tiếp tục phát triển không ngừng, và kết quả sẽ hoàn hảo dần.

    [​IMG] [​IMG]

    • Chụp sNight
    Mình chụp thử một số tấm thì thấy thế này: Trong bối cảnh thiếu sáng, ngay cả chế độ chụp tự động bình thường cũng đã giảm tốc độ màn trập và nâng ISO lên khá cao. Thành ra, về độ sáng, với trải nghiệm cá nhân, thì thấy là không có khác biệt như kiểu "chụp đêm sáng như ban ngày". Hay là cái máy mình mượn nó không như thế thì không biết. Mà, nếu có "chụp đêm sáng như ban ngày" thì mình cũng không thấy hữu dụng gì, chẳng để làm gì cả. Ảnh đêm thì có hiệu ứng thị giác là cảnh vật buổi đêm, ảnh ngày có hiệu ứng thị giác về cảnh vật buổi ngày. Vậy thì tính năng này có hữu ích gì, mời xem tiếp.
    Đây là hai tấm: Trái là chụp bằng chế độ bình thường: ISO nâng lên đến 1600 và tốc độ màn trập xuống còn 1/10 giây. Máy cần một khoảng thời gian để xử lý khử nhiễu. Còn tấm bên phải thì mình thấy ISO 800 và tốc độ màn trập 1/5 giây, nhưng nó đã chụp nhiều tấm với các cách đo sáng và xử lý pixels khác nhau và chồng hình, nên không thấy hết Exif. Nhưng, nhìn kỹ thì chỉ có một chút khác biệt về độ sáng thôi. Cái khác biệt quan trọng, đó là ảnh sNight không nhiễu hạt như ảnh chụp bình thường.

    [​IMG]

    [​IMG] [​IMG]
    Chụp một tấm cảnh rộng hơn. Cảnh buổi tối khuya khi đường đã vắng. sNight cũng cho ảnh hơi sáng hơn một chút. Và, cũng quan trọng là chi tiết rõ ràng hơn, ảnh ít nhiễu hạt hơn. Mình nghĩ hiệu quả của thuật toán này "chi tiết ảnh tốt hơn" & "ít nhiễu hạt" hơn là cái mà tính năng này cần được nói đến hơn là nói quá nhiều về "chụp đêm sáng như ban ngày".

    Về cách chụp cũng phải giữ máy đừng rung lắc quá nhiều. Mình cầm tay thì chụp cũng được. Thuật toán làm khá nhanh. Ảnh chỉ cần sáng hơn một chút trong bối cảnh rất tối, thiếu sáng. Chi tiết rõ ràng hơn và ít nhiễu hạt, đó là hiệu quả khi chụp buổi đêm hay thiếu sáng.

    [​IMG]

    [​IMG] [​IMG]

    • Chụp "khoảnh khắc"
    Là tính năng được nói nhiều nhất đây. Mình đã có một buổi chụp thử với nhiều tình huống và đã chia sẻ chi tiết về tính năng này ở bài: loạt ảnh chụp bằng tính năng khoảnh khắc. Đây là tính năng chụp ảnh hoạt động bằng thuật toán phần mềm. Mình đang nghĩ là khi kích hoạt tính năng này (mở tính năng & bấm nút chụp), trên màn hình chung ta thấy máy chưa ghi hình, có thông báo là "đang chờ khoảnh khắc chuyển động" xuất hiện với vòng tròn xoay sáng ở nút chụp. Nhưng mình nghĩ là máy đã bắt đầu ghi hình tạm ngay từ lúc bấm nút đó rồi. Và, khi vật thể chuyển động xuất hiện ngang qua vùng nhìn thấy của camera, thì máy tiếp tục ghi hình với số lượng nào đó để Stop thuật toán. Bước tiếp theo là phần mềm sẽ so sánh động / tĩnh (sự thay đổi hình ảnh) & dùng bộ đếm thế nào đó để lưu 15 tấm.




    Trong hầu hết các ảnh, mình thấy ISO chạy từ 300 (ngoài trời) - 1600 (trong nhà) + tốc độ màn trập là 1/2000 giây và khẩu cố định là f/1.8. Nghe một số anh em nói là tốc độ trập một số tình huống lên cao hơn 1/2000 giây, nhưng ảnh mình chụp hầu hết là ở mức đó. Với thông số này có thể là BKAV chọn ưu tiên tốc độ màn trập 1/2000 giây và để ISO chạy tùy theo điều kiện ánh sáng. Ở những bối cảnh mà nó thấy không đảm bảo chất lượng ảnh với ISO phải nâng lên quá cao (mình đang dự đoán là hơn 1200) để giữ được tốc độ màn trập cao 1/2000 thì máy sẽ có thông báo và không có chụp bằng tính năng này. Mình chụp thử ngoài trời không nắng, dưới bóng cây thì 10 lần setup đều chụp được 10; trong nhà thì các tấm ảnh dưới là có đèn Led chiếu sáng lên bàn. Như vậy, tính năng này sẽ hoạt động tốt ở bối cảnh có nhiều ánh sáng, càng nhiều càng tốt. Có thể tăng giảm thêm +-EV cho đúng ý mỗi người.
    [​IMG]

    Kết luận:


    • Những điều đáng khích lệ
    Nghiên cứu ứng dụng khả năng của thuật toán phần mềm để có những tính năng chụp ra ảnh, thay cho đầu tư nhiều hơn về phần cứng. Có tính năng như chụp vật chuyển động rất nhanh và bất chợt là rất hay. Tính năng chụp sMacro nâng cao thành chụp sản phẩm cũng như sNight tuy cùng phương pháp chụp nhiều hình và chồng trộn hình, cũng đã có hiệu quả. Nếu hoạt động ổn định, vì gần như dựa vào phần mềm, dễ dàng hơn cho người dùng, và có tính ứng dụng thực tiễn thì rất nên tiếp tục phát triển chúng.
    • Những điều cần cải tiến
      • Vì một cú chụp là máy sẽ hoạt động nhiều hơn bằng thuật toán xử lý, nên máy nhanh nóng. Nóng quá thì ứng dụng camera sẽ phải tạm ngưng.
      • Cải thiện cơ chế đo sáng độc lập với lấy nét, AI nhận diện khung cảnh tùy biến để đo ma trận trong những tình huống cần, thay vì chỉ đo sáng trung tâm, hoặc vùng nhỏ theo điểm nét.
      • Các tính năng dùng phương pháp chồng hình, nếu được xử lý nhanh hơn, người dùng chung chung dễ dàng chụp hơn, tính hiệu quả sẽ cao hơn.
      • Tính năng chụp "khoảnh khắc nhanh" hoạt động tốt hơn ở môi trường không nhiều ánh sáng, không phải phụ đèn như chụp trong nhà không đủ sáng, không phải lúc nào cũng thực hiện ngoài trời sáng thì người dùng dễ tiếp cận và chụp được nhiều ảnh hơn.
      • Vẫn cần một ống kính góc rộng và môt ống tele 2x thì sẽ dễ dàng hơn cho số động và có hiệu ứng tiêu cự tốt hơn.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này