Quá trình thiết kế Motorola RAZR: hồi sinh một huyền thoại

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi duyluandethuong@gmail.com, 18/2/20.

  1. Quá trình thiết kế Motorola RAZR: hồi sinh một huyền thoại

    Quá trình thiết kế Motorola RAZR: hồi sinh một huyền thoại

    LIÊN HỆ (151 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: duyluandethuong@gmail.com
    3. Ngày đăng: 18/2/20 lúc 21:54
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Điện thoại gập là một trong những kiểu thiết bị sáng tạo nhất trong những năm gần đây, và điều này càng đúng hơn với chiếc Motorola RAZR, mẫu điện thoại được phỏng theo chiếc Razr V3 huyền thoại ngày xưa, giúp nó trở nên khác biệt hẳn trong thị trường di động mà máy nào nhìn cũng như nhau. Và để bạn hiểu hơn về quá trình làm ra chiếc điện thoại này, hãy nghe chia sẻ của Ruben Castano - phó chủ tịch mảng trải nghiệm, và Carl Steen - giám đốc quản lý sản phẩm. Cả hai đã làm việc với chiếc RAZR 2019 ngay từ những ngày đầu tiên.

    Quá trình dẫn tới điện thoại gập



    Hiện nay chiếc RAZR mới được bán ra, nhưng ý tưởng về chiếc smartphone này đã có từ 6 năm trước. "Khoảng năm 2014 là thời điểm chúng tôi bắt đầu thấy sự phát triển của công nghệ (màn hình dẻo) tới mức đủ để có thể được áp dụng cho các sản phẩm điện tử tiêu dùng", Castano nói.
    Đây cũng là thời điểm chiếc Moto G bắt đầu được bán ra, một trong những chiếc máy khá nổi thời đấy khi mà Motorola còn nằm dưới trướng của Google. Sau đó công ty ra mắt hệ thống Moto Mods để mở rộng chức năng cho các máy Moto Z của họ.

    [​IMG]

    Motorola nhận thấy rằng người dùng đang tìm kiếm "một thứ có thể nhỏ gọn hơn, bỏ vào túi gọn gàng và dễ mang đi". Thế là nhóm phát triển bắt đầu thử nghiệm nhiều ý tưởng khác nhau, nhưng họ không đi thẳng vào thiết kế gập vỏ sò như cái mà chúng ta thấy. "Có rất nhiều cuộc tranh luận trong nội bộ công ty về hình dáng của máy nên trông như thế nào là đúng", Steen nhớ lại.
    Tại một sự kiện của Lenovo - công ty mẹ của Motorola, Moto đã giới thiệu nhiều thiết kế concept. "Chúng tôi trình diễn vài mẫu, trong đó có một mẫu có thể gập để biến hình từ smartphone truyền thống thành tablet, sau đó thành một thiết bị lớn hơn".

    Thiết kế đó nghe giống cái mà Samsung đang dùng cho Galaxy Fold hơn là chiếc RAZR. Ngoài ra Moto còn có một mẫu concept dùng màn hình dẻo có thể quấn quanh cổ tay của bạn, tức là thỏa điều kiện dễ mang đi mà Moto đang tìm kiếm.

    [​IMG]

    "Mất khoảng 2 năm rưỡi chúng tôi mới thật sự thu hẹp lại về thiết kế nào là hợp lý", tức khoảng thời gian năm 2017 - 2018. Nếu tính luôn cả khúc thời gian đầu thì Motorola cần khoảng 3-4 năm để đưa quyết định sẽ dùng thiết kế gập như điện thoại ngày xưa.
    Stee nói: "Người dùng đã cho chúng tôi biết thiết kế nào là đúng. Nó nhỏ, dễ di chuyển và có thể bỏ túi".


    Những thách thức với thiết kế mới



    Khi ngoại hình của máy đã được chốt, giờ là lúc công việc thật sự bắt đầu. Castano giải thích: "Chúng tôi phải giải quyết nhiều vấn đề khó khăn của thiết bị gập, chủ yếu là về kiến trúc, bản lề và độ bền của màn hình".
    Khi Castano nói về kiến trúc, ý ông là thiết kế tổng quan cũng như từng bộ phận của máy nên như thế nào. "Chúng tôi không muốn làm ra một thiết bị thay thế cho Razr. Chúng tôi nhận thấy rằng với cùng lý do như Razr ngày xưa, phần cằm máy là một thiết kế mà chúng tôi muốn vì nó cung cấp nơi đặt ăng-ten và nhiều linh kiện quan trọng của chiếc điện thoại".

    Nói cách khác, ý tưởng ngày xưa mà Motorola sử dụng để làm ra chiếc Razr vào những năm 2000 giờ được đưa vào một chiếc smartphone hiện đại.

    [​IMG]

    Một số người chỉ trích chiếc RAZR 2019 vì cấu hình của nó không mạnh như flagship, nhưng với Motorola thì đây không phải là điều nghiêm trọng. "Chúng tôi không làm ra một chiếc smartphone bình thường - chúng tôi đang thiết kế ra chiếc điện thoại gập nhỏ nhất thế giới". Và cấu hình cao không phải là ưu tiên hàng đầu, và nó có thể sẽ cản đường Motorola nữa.
    Lấy ví dụ, Steen nói về việc vì sao Motorola không dùng Snapdragon 855 Plus trong máy. "Snapdragon 855 Plus chỉ đem tới các tính năng như Quad HD. Chúng tôi không có màn hình Quad HD, vậy nên những thứ này không cần thiết".

    Bản lề là một rào cản khác mà nhóm Razr cần phải xử lý, nhưng may mắn họ đã có một con át chủ bài. "Chúng tôi hợp tác với nhóm R&D của Lenovo. Họ đã tạo ra những chiếc laptop Yoga (loại máy 2 trong 1 rất nổi tiếng của Lenovo). Họ đã có kinh nghiệm về vụ này, và chúng tôi thu hẹp xuống còn 3 loại bản lề có thể dùng".

    Việc chọn kiểu bản lề nào sau đó đơn giản hơn, chỉ cần chọn cái nào đúng với ý đồ thiết kế là được. Công ty chọn bản lề nào mang đến khoảng trống nhỏ nhất khi máy được gập lại, mà nó cũng phải dễ mở bằng cách lật máy như Razr ngày xưa.

    [​IMG]

    "Về màn hình, công ty cần phải kiếm màn hình nào có khả năng gập được. Chúng tôi dựa nhiều vào kinh nghiệm của mình với màn hình dẻo P-OLED và màn hình chống vỡ (Motorola từng có một vài máy như thế) để hiểu về các hợp chất khác nhau, cũng như cần gì để làm ra một màn hình độ bền cao", Steen giải thích.
    Nhưng chưa hết khó, cái khó nhất là khi ráp mọi thứ lại với nhau. Theo steen, khi bạn lắp ráp các thành phần lại thì thách thức mới hiện rõ, điều này cần nhiều kinh nghiệm và sáng kiến kĩ thuật để có thể giải quyết.


    Test, test, test



    Mọi linh kiện của chiếc điện thoại này đều phải được đi qua quy trình test thiết bị, đảm bảo độ bền đúng như dự tính. Rồi khi ráp chúng lại thì test tiếp nữa. "Có một loạt bài test mà chúng tôi áp dụng với mọi chiếc điện thoại của mình", ví dụ như khi hoạt động trong độ ẩm cao thì sao, các tình huống thường ngày va đập thế nào...
    Nhờ có quy trình này mà Motorola biết được điểm yếu của hệ thống và cho phép công ty sửa những lỗi đó. Sau khi sửa xong thì test tiếp, lặp đi lặp lại điều này nhiều lần trong suốt quá trình phát triển sản phẩm.




    Chúng tôi hỏi Steen rằng liệu có cái gì phải thay đổi mạnh mẽ lúc test so với dự tính ban đầu hay không, câu trả lời là không thay đổi nhiều. "Chúng tôi chủ yếu điều chỉnh, tối ưu nó".

    Castano nói thêm rằng tỉ lệ màn hình 21:9 vô tình lại rất phù hợp cho điện thoại gập, vì khi bung hết mức thì nó dễ cầm trong tay, còn khi gập lại thì chỉ bằng phân nửa kích thước bình thường.


    Trải nghiệm vẫn là thứ quý nhất



    Bước cuối cùng là kiểm tra sử dụng thực tế, và Steen đã xài máy trong hơn 1 năm trước khi nó được giối thiệu. Steen nói màn hình phụ của RAZR - gọi là Quick View - đã thay đổi cách ông dùng điện thoại. "Tôi không nhận ra nó cho tới tận vài tháng trước. Tôi không bị kéo vào Facebook hay những thứ có thể làm phân tâm như smartphone bình thường. Việc có một màn hình phía trước cung cấp cho tôi thông tin tôi cần, và nó cũng đổi cách tôi xài điện thoại theo hướng tích cực".
    [​IMG]

    RAZR có thành công hay không thì còn phải chờ xem sao... Nhưng những gì mà Motorola đang cố gắng làm vẫn đáng được khen ngợi.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này