FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Người xưa từng nói: “Vô tửu bất thành lễ”. Có lẽ vì vậy mà những dịp lễ lộc bao giờ cũng có rượu đi kèm. Nhưng nên hiểu cho chính xác, rượu ở đây mang tính lễ nghi nhiều hơn. Mọi sự lạm dụng rượu ở những cuộc lễ lộc, hội hè đểu không tốt cho sức khỏe của người tham gia, thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến trật tự cộng đồng. Như vậy, rượu có mặt tích cực nhưng cũng có nhiều mặt tiêu cực. Từ lâu trong ca dao Nam bộ, ít nhiều đã đề cập đến vấn đề nầy. Một đám tiệc mà thiếu rượu đôi khi không khí sẽ trở nên nhạt nhẽo, nhất là tiệc cưới. Phong tục đám cưới Việt Nam ta, bên cạnh trầu cau nhất thiết phải có rượu lễ dù rượu đó có mắc hay rẻ: “Anh Hai đi với chị Hai, Mâm trầu hũ rượu tốn hai mươi tiền. Còn dư mua chả mua nem, Mua cặp lồng đèn hai họ cùng lên. Ông cai, ông ký ngồi trên, Sui gia ngồi dưới hai bên họ hàng.” Trai đi hỏi vợ, dù có thể bị từ chối hay được ưng thuận thì mâm lễ hỏi buộc vẫn phải có rượu trà: “Ai bưng trầu cau, rượu trà tới đó, xin chịu khó bưng về, Không trầu, không rượu sao nên vợ, nên chồng. Dù nhà trai giàu hay nghèo, ít nhiều gì cũng phải có miếng trầu và ly rượu, bởi đó là lễ: “Hồi buổi ban đầu Em biểu anh têm ba miếng trầu cùng ly rượu lạt, Anh lắc đầu sợ tốn, Giờ em đã có chồng, anh rũ trốn theo anh”. Những biểu hiện của tình cảm gái trai trước khi đi đến hôn nhân có khi còn được ví như “chén rượu ngon”, bởi cử chỉ nồng nàn say đắm của tuổi đang yêu: “Bắt lấy tay em bằng ăn nem gỏi cuốn, Hai má giao kề bằng uống chén rượu ngon”. Rượu lễ thì tốt rồi, còn người dùng rượu thì sao? Người biết uống rượu cũng phải uống có tư cách. Đừng để rượu đưa ta vào con đường quậy quạng. Không phải ngẫu nhiên mà có câu nói: “Rượu làm cho người ta bay bổng nhưng nó cũng đưa người ta xuống địa ngục”. Địa ngục có nhiều nghĩa. Chết vì ngộ độc rượu (trường hợp nầy gần đây xảy ra liên tục). Tử nạn trên đường do say rượu. Say xỉn dẫn đến phạm pháp hình sự phải vào tù... Nhiều người rượu vào tự cho mình là “ông trời con” để rượu dẫn dắt không làm chủ được bản thân, đến nỗi “cha Trời” còn phải khóc: “Hiu hiu gió thổi đầu non, Những người uống rượu là con Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng ngự tại ngai vàng, Thấy con uống rượu hai hàng lệ rơi. Con rằng con uống con chơi, Hay đâu con uống con rơi xuống sình”. Có uống thì uống vì rượu nghĩa rượu tình, chớ đừng nên uống vì thách đố, sát phạt hay thỏa mãn cơn ghiền: “Rượu kia nào có say người, Hỡi người say rượu chớ cười rượu say, Say là say nghĩa, say tình Say thơ Lý Bạch, say đờn Bá Nha.” Uống rượu để thưởng thức thơ, nhạc thì còn gì bằng.Thú vui tao nhã đó chắc không ai chê trách. Uống rượu nhiều có hại cho sức khỏe đồng thời còn tốn kém tiền bạc. Cho nên nhiều người vợ đã phải thốt lên khi chồng mình dính đến các tệ nạn: “Anh ơi cờ bạc nên chừa, Rượu cho anh uống, rượu mua anh đừng”. Nói thế chứ “ rượu cho” cũng phải biết uống chừng mực, dừng đúng lúc để còn có sức lực và thời gian lo làm ăn giúp đỡ gia đình. Công việc đồng áng cần lao động của người đàn ông, có bà vợ nào chấp nhận chồng mình mê rượu: “Anh đừng uống rượu mà say, Bỏ đất ai cày, bỏ giống ai gieo”. Vì rượu mà nhiều người đắm đuối vì rượu mà bỏ bê làm ăn, sẽ dễ lâm vào cảnh nghèo khổ: “Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa, Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”. … Ngày tết nhấm nháp ly rượu ngon cùng bạn bè bàn chuyện thế sự, nhìn ngắm mai vàng khoe sắc thắm, thưởng thức đất trời đang vào xuân cũng là thú vui tao nhã vậy. Rượu Dừa có rất nhiều công dụng khiến quý khách nghe qua không khỏi trầm trồ. Không chỉ giúp ăn ngon miệng, có lợi cho tiêu hóa mà còn góp phần cải thiện nhan sắc, giúp chị em có vóc dáng thon gọn, quyến rũ. Rượu dừa không chỉ là thức uống ngon miệng được cô đặc từ nước dừa nguyên chất mà còn rất tốt cho sức khỏe, hơn hết đây là món quà biếu Tết sành điệu và vô cùng ý nghĩa bạn không thể bỏ qua. Ai muốn thưởng thức rượu dừa thì liên hệ rượu dừa Nam Kinh Bến Tre: Đến với Văn hóa miền Tây ngay hôm nay để sở hữu một sản phẩm thật tuyệt vời cho sức khỏe gia đình bạn nào! ĐT: 0907.006.502 (gặp Ms. Tuyền) P/s: Nhận giao hàng tận nơi. Nhận nhà phân phối, đại lý trên toàn quốc