Phú Thọ: Gia trang sinh thái "ôm đồm đủ thứ" của tỷ phú tên Huệ

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 5/8/19.

  1. Phú Thọ: Gia trang sinh thái "ôm đồm đủ thứ" của tỷ phú tên Huệ

    Phú Thọ: Gia trang sinh thái "ôm đồm đủ thứ" của tỷ phú tên Huệ

    LIÊN HỆ (299 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 5/8/19 lúc 16:12
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Hai, ngày 05/08/2019 16:00 PM (GMT+7)


    Trong quá trình làm kinh tế, ông Nguyễn Hữu Huệ (SN 1968) trú tại khu 8, xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng một gia trang với "hệ sinh thái hoàn hảo". Đó là làm đại lý bán thức ăn chăn nuôi, nuôi cả vạn con vịt đẻ, gần 1 vạn con vịt thịt, đầu tư 9 lò ấp trứng và quản lý 53ha mặt nước thả cá. Chính nhờ "hệ sinh thái hoàn hảo" này đã giúp ông Huệ từ người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thành một tỷ phú...


    [​IMG]

    Ông Nguyễn Hữu Huệ, tác giả của "hệ sinh thái hoàn hảo" giúp ông từ người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thành tỷ phú. Ảnh Ngô Hùng

    Trong căn nhà khang trang vừa mới xây được hơn 1 năm nay với số tiền hàng tỷ đồng, cùng đầy đủ những tiện nghi đắt tiền, ông Nguyễn Hữu Huệ vẫn giữ trong mình dáng vẻ thật thà, chân chất của một nông dân chính gốc. Nếu gặp ngoài đường, ít ai có thể ngờ, đó là một tỷ phú với mô hình làm nông nghiệp thuộc dạng nhất nhì của tỉnh Phú Thọ.

    Là người ưa làm, ít nói, không thích phô trương nên phải khó khăn lắm, phóng viên mới xâu chuỗi được câu chuyện về quá trình làm ăn, phát triển kinh tế giúp ông Nguyễn Hữu Huệ từ một người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thành tỷ phú.

    Theo ông Huệ, ông là con thứ 5 trong gia đình có 9 anh chị em, bố mất sớm, nên hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn. Học hết cấp 3, một phần do hoàn cảnh gia đình, phần nữa 2 anh trai đi lính, chị gái đi lấy chồng và 1 anh trai ở riêng, do đó, ông Huệ đành phải nghỉ học, ở nhà phụ giúp mẹ nuôi 4 người em sau.



    Ngoài trang trại nuôi 15.000 con vịt đẻ, ông Huệ còn nuôi từ 7.000 - 10.000 vịt thả đồng lấy thịt. Ảnh Ngô Hùng

    "Nghỉ học, ở nhà giúp mẹ nuôi em, tuy nhiên với vùng chiêm trũng, nghèo nàn như Bảo Yên, muốn phát triển kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Sẵn có chút kinh nghiệm từ bố mẹ để lại, lại thấy vùng đất chiêm trũng thuận lợi cho việc chăn nuôi nên tôi quyết định thuê 3ha của huyện để thả cá và nuôi vịt", ông Huệ chia sẻ.

    Cũng theo ông Huệ, nuôi vịt được một thời gian, thấy lượng trứng nhiều, trong khi đó muốn chủ động con giống và bán vịt con, trứng lộn nên ông đã đầu tư lò ấp vào năm 1994.

    "Đầu tiên tôi làm lò ấp thủ công bằng đèn, sau đó đầu tư lò ấp bằng điện lò giàn, nay thì dùng đến 9 lò ấp bán tự động", ông Huệ cho biết.

    Vừa làm, vừa nhân rộng mô hình, đến nay trang trại của ông luôn có khoảng 15.000 con vịt đẻ, 7 - 10.000 con vịt thịt. Ngoài ra, với 9 lò ấp, mỗi tháng ông xuất ra thị trường từ 3 - 4 vạn con vịt con và khoảng 12 vạn trứng vịt lộn. Tổng doanh thu hằng năm từ bán vịt thịt, vịt con, trứng lộn lên đến nhiều tỷ đồng.



    Với 9 lò ấp bán tự động, mỗi tháng ông Huệ xuất ra thị trường từ 3 - 4 vạn con vịt con và khoảng 12 vạn trứng vịt lộn. Ảnh Ngô Hùng

    Không những thế, năm 2003, khi thấy nuôi cá có lợi nhuận cao, lại thấy vùng chiêm trũng này người dân chỉ trồng được 1 vụ lúa, ngoài 3ha ao thuê của huyện, ông đã mạnh dạn thuê 50ha đất trồng lúa của người dân để thả 1 vụ cá/năm.

    "50ha này, sau khi người dân thu hoạch xong vụ chiêm, tôi thuê lại để thả 1 vụ cá. Thường thì tháng 6 tôi bắt đầu thả cá, đến khoảng tháng 11 thì được thu hoạch. Việc nuôi cá ở đất lúa rất thuận lợi khi chỉ cần bỏ tiền mua giống thả xuống, không phải cho ăn, cá ít bị bệnh nên mỗi năm trừ hết các chi phí tôi cũng thu lãi khoảng 1 tỷ đồng", ông Huệ tâm sự.

    Việc nuôi vịt, thả cá, làm lò ấp trứng đem lại thu nhập "khủng" như vậy, tuy nhiên, theo ông Huệ việc kinh doanh thức ăn chăn nuôi mới đem lại nguồn thu lớn cho gia đình ông. Cụ thể, theo ông Huệ, cả bán ra thị trường và dùng vào việc chăn nuôi của gia đình mỗi năm, đại lý của ông tiêu thụ đến 3.500 tấn cám với số tiền thu về nhiều tỷ đồng.

    "Với số tiền lãi thu được, đến nay, tôi mua thêm được hơn 3ha đất, vừa đất thuê của huyện, vừa đất mình mua, tôi trồng hơn 1.000 cây sưa đỏ. Trong đó có gần 1.000 cây tôi trồng được 14 - 15 năm tuổi, với chỉ một số ít cây bị chết, tôi đã bán được hơn 1 tỷ đồng. Ngoài ra, số phân vịt, tôi bán mỗi năm cũng được khoảng 60 triệu đồng, còn lại, tôi dùng để bón cho nhiều loại cây ăn quả khác", ông Huệ vui vẻ cho biết.


    Ngoài 3ha ao thuê của huyện, ông đã mạnh dạn thuê 50ha đất trồng lúa của người dân để thả 1 vụ cá/năm, trừ hết các chi phí ông cũng thu lãi khoảng 1 tỷ đồng. Ảnh Ngô Hùng

    Với mô hình kinh tế của mình, ông Huệ không chỉ giải quyết công việc cho các thành viên trong gia đình mà còn tạo công ăn việc làm ổn định cho 5 người khác, với mức lương 5 - 6 triệu đồng/tháng.

    Đặc biệt, do có lò ấp và bán thức ăn chăn nuôi, ông cũng không ngần ngại giúp đỡ bà con quanh vùng phát triển kinh tế như bán chịu con giống và thức ăn chăn nuôi cho bà con.

    "Mình cũng xuất thân từ nghèo khó, bây giờ có điều kiện thì giúp đỡ mọi người phát triển kinh tế. Đến nay, ngoài việc hỗ trợ về kiến thức chăn nuôi cho mọi người, số tiền bà con mua giống, thức ăn chịu của gia đình tôi cũng hơn 4 tỷ đồng, có người nợ 7 - 8 năm nay nhưng tôi cũng không đòi", ông Huệ cho biết.

    Với nỗ lực trong nhiều năm để xây dựng "hệ sinh thái hoàn hảo" nhằm phát triển kinh tế, ông Nguyễn Hữu Huệ vinh dự nhận được nhiều hình thức khen thưởng của Trung ương, tỉnh Phú Thọ và địa phương. Vừa qua, ông Nguyễn Hữu Huệ là 1 trong 63 gương mặt nhà nông tiêu biểu của cả nước được bình chọn danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019".

    [​IMG]

    Tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) nhiều hộ đã khá giả nhờ nuôi loài cua đinh bán giống, bán thịt. Cua đinh...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này