Ông bố mắc bệnh Down nhọc nhằn nuôi con trai thành bác sĩ: Nghèo tiền nhưng giàu yêu thương

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi DiepTra206, 24/2/20.

  1. Ông bố mắc bệnh Down nhọc nhằn nuôi con trai thành bác sĩ: Nghèo tiền nhưng giàu yêu thương

    Ông bố mắc bệnh Down nhọc nhằn nuôi con trai thành bác sĩ: Nghèo tiền...

    LIÊN HỆ (197 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: DiepTra206
    3. Ngày đăng: 24/2/20 lúc 12:05
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. DiepTra206

    DiepTra206 Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Nếu như điện ảnh thế giới có bộ phim đình đám ''I am Sam (Tôi là Sam)'' kể về hành trình đầy nước mắt của ông bố tự kỷ giành quyền nuôi con gái thì ngoài đời thực, cũng có một câu chuyện đẹp nao lòng như thế - đến từ ông bố mắc bệnh Down 20 năm gồng gánh nuôi dạy con trai trở thành bác sĩ.

    (Ảnh:boredpanda.com)
    Với Sader Issa (đến từ Syria), cha anh, Jad, là một người chồng, người bố và một trụ cột gia đình đích thực. "Có thể mọi người sẽ khó hiểu, nhưng người cha mắc hội chứng Down đã mang lại cho tôi tình yêu và sự dịu dàng mà bất cứ người cha bình thường nào khác có thể làm cho con mình", Issa nghẹn ngào.
    Theo Issa, nếu anh có quyền được thay đổi một điều gì đó trong cuộc đời mình, anh sẽ chọn không thay đổi gì cả bởi với anh, sự chăm sóc và khích lệ mà anh nhận được từ cha mình trong suốt những năm qua là điều tuyệt vời nhất trên đời.

    Trong quá khứ, ông Jad đã làm việc tại một nhà máy địa phương và nuôi sống gia đình trong suốt hơn 20 năm. Điều không may rằng ông ấy là một bệnh nhân mắc bệnh Down. Căn bệnh khiến ông giao tiếp khó khăn hơn với người bình thường.


    Ông Jad cười vui bên con trai của mình (Ảnh:boredpanda.com)

    Dẫu vậy, ông vẫn dành cho anh Issa tất cả những gì ông có, mặc dù khó khăn trong việc trao đổi thông tin nhưng điều đó không đủ mạnh để ngăn trở cách ông truyền tải yêu thương và lòng tôn trọng ông muốn Issa có sau này.
    Ngày cậu con trai bé bỏng thi đỗ trường Y, ông Jad rưng rưng mỗi khi gặp người lạ và cố khoe rằng: "Vâng, tôi mắc hội chứng Down, nhưng tôi đã nuôi dạy con trai và làm mọi thứ trong khả năng của mình. Giờ nó đã nó trở thành bác sĩ để rồi nó có thể giúp đỡ người khác. Con trai tôi là bác sĩ".

    Về phía mình, chàng trai trẻ nghẹn ngào: "Trong suốt cuộc đời tôi, cha là người đã động viên tôi theo đuổi ước mơ một cách nhiệt tình nhất và luôn ở bên hỗ trợ khi tôi cần". Issa còn chia sẻ thêm: ''Khi mọi người tìm kiếm trên Google, họ phát hiện ra rằng những người đàn ông mắc hội chứng Down thường vô sinh, vì vậy họ cảm thấy bối rối khi nghe câu chuyện của chúng tôi".


    (Ảnh:boredpanda.com)
    Bởi khả năng sinh sản ở những người mắc bệnh này thấp hơn so với những người còn lại. Và nếu một phụ huynh mắc hội chứng Down, khả năng đứa trẻ sinh ra bị di truyền khoảng 35% đến 50%, nhưng may mắn là gia đình của Issa không rơi vào hoàn cảnh tệ nhất.
    Giờ đây, trong mắt của chàng trai trẻ Issa luôn ánh lên vẻ rạng ngời, hạnh phúc và tự hào mỗi khi nhắc đến chuyện tình 20 năm của bố mẹ. Chàng trai trẻ mô tả cha mẹ mình là những người có cuộc sống đầy tình yêu, sự giản dị và luôn khiêm nhường.

    Issa kể nhiều người đã gửi thư cho anh và hỏi về sự gắn kết trong mối quan hệ giữa cha mẹ anh, khi một người phụ nữ bình thường có chồng mắc bệnh Down. Đáp lại, anh cười tươi và tự hào trả lời:

    "Tôi tin rằng chỉ cần hai người có cùng quan điểm và hướng tới những giá trị chung trong cuộc sống, họ có thể trở thành một gia đình. Họ hợp nhau về mặt tư tưởng. Cha mẹ tôi đều là người đơn giản, luôn yêu thương và quan tâm đến mọi người".


    (Ảnh:boredpanda.com)

    Có ai đó từng nói, cổ tích vẫn luôn có thật trong đời sống thường ngày, nhưng chúng ta thường không tin vào nó. Hoặc là do chúng ta ít gặp, ít được chứng kiến, hoặc là bởi trái tim chúng ta đã bị chai sạn đi rất nhiều.
    Cuộc sống mà, ai cũng phải có những quãng thời gian khó khăn, bất hạnh. Nếu nhìn lên, chúng ta chẳng bằng ai nhưng nếu nhìn xuống, bạn sẽ thấy chẳng ai ‘bằng' mình.

    Như trường hợp của người cha tên Jad, sinh ra với căn bệnh Down bị nhiều người kỳ thị, nhưng thay vì sống mặc cảm, sống lẩn tránh, sống hận đời… ông chọn cho mình cách sống khác.

    Ông vẫn kết hôn, vẫn lập gia đình, vẫn gồng gánh mưu sinh và dạy con nên người. Để khẳng định ‘giá trị’ bản thân với xã hôi, ông không thanh minh, không dùng lời nói bao biện. Ông dùng chính sự thành công trong việc duy trì hạnh phúc gia đình, thành công của con cái để thấy cuộc sống này đáng giá và ý nghĩa biết bao.

    Nhìn ông, chúng ta cảm mến và khâm phục vô cùng, bởi kết quả hôm nay là một quá trình, một chặng đường đầy gian nan nhưng vô vàn hạnh phúc. Khuyết tật thì sao? Thiệt thòi thì sao? Xuất phát điểm thấp hơn người khác thì sao? Chẳng sao hết, miễn là chúng ta dùng nghị lực hóa đôi chân để chạy, để đi, để không dừng lại.


    (Ảnh:boredpanda.com)

    Suy cho cùng, phải đến cuối đời mới biết ai hơn ai, phải trải qua những năm tháng rộng dài mới biết mình là gì trong xã hội. Và hơn hết, câu chuyện của ông Jad còn để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá về gia đình.
    Rằng tình yêu và hôn nhân luôn cần sự gắn bó, rằng người vợ của ông cũng tuyệt vời không kém chồng mình, bà biết vượt miệng đời, chọn người mình yêu để lấy chứ không nhất thiết phải chạy theo những thứ bề ngoài hào nhoáng, xa hoa.

    Và rồi, hạnh phúc nhất của mẹ cha chính là có con cái thông minh, ngoan ngoãn, hiếu thảo. Thay vì mặc cảm về gia đình, chúng biến khó khăn thành động lực, thay vì chê mẹ cha cho mình xuất phát điểm quá thấp, chúng tự hào nâng cao bản thân trong niềm kiêu hãnh vô bờ.

    Người lớn, có lẽ cần học ông Jad, thế hệ trẻ hãy học chàng trai Sader Issa, biết ươm mầm và vươn mình từ những điều bình dị nhất. Hãy chứng minh bản thân bằng những điều tử tế và tràn ngập yêu thương.


    (Ảnh:boredpanda.com)

    Sau cùng, câu chuyện của gia đình đã khiến nhiều người tìm đến để cảm ơn vì được truyền cảm hứng. "Chúng tôi thực sự trân trọng những chia sẻ của hàng trăm phụ huynh, rằng gia đình tôi đã cho họ hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho con cái mình", Issa hạnh phúc nói.

    Nguồn tham khảo: Người Đưa Tin
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này