Những điều quan trọng mẹ bầu cần nhớ để phòng tránh sẩy thai và sẩy thai liên tiếp

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi Ysi_hue.vu, 28/6/19.

  1. Những điều quan trọng mẹ bầu cần nhớ để phòng tránh sẩy thai và sẩy thai liên tiếp

    Những điều quan trọng mẹ bầu cần nhớ để phòng tránh sẩy thai và sẩy...

    LIÊN HỆ (251 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Ysi_hue.vu
    3. Ngày đăng: 28/6/19 lúc 14:00
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Ysi_hue.vu

    Ysi_hue.vu Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Sảy thai hay thai chết lưu là nỗi ám ảnh của nhiều chị em khi rơi vào tình trạng này, có khi còn lặp đi lặp lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thể chất và tinh thần của người mẹ. Đây là hiện tượng em bé tử vong trước khi được sinh ra và thường xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ.
    Hồi tuần trước thai phụ Nguyễn Thị Thanh. X. (32 tuổi) được chồng đưa tới phòng khám trong tình trạng mặt tái mét, bụng đau và âm đạo rỉ chút máu. Qua sơ khám, chị X. được đánh giá sảy thai ở tuần thứ 9 và được chuyển lên bệnh viện gấp để xử lý.


    Trước đó, thai phụ X. từng có tiền sử sảy thai 2 lần do công việc lao động nặng nhọc, lần này mang thai chị X. được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc tốt nhất, nhưng tình trạng vẫn tiếp diễn.Thai chết lưu có nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
    • Nhiễm độc thai nghén;
    • Tử cung bất thường;
    • Mẹ bầu béo phì;
    • Mẹ bầu mắc bệnh;
    • Mẹ bầu lớn tuổi;
    • Lao động nặng nhọc…

    Không phải nguyên nhân nào cũng có thể phòng ngừa được, nhưng có một số biện pháp có thể khiến nguy cơ thai chết lưu được giảm thiểu như sau:
    1. Trước khi mang thai

    - Cần chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi có ý định sinh con ở cả vợ và chồng, để đảm bảo trứng của người mẹ và tinh trùng của cha đều tốt. Điều này có thể giúp giảm thiểu những nguy cơ dị tật thai nhi, là nguyên nhân khiến thai chết lưu.

    - Đối với những chị em béo phì, cần giảm cân nặng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định mang thai.

    - Đối với những chị em mắc bệnh lý mãn tính như:

    • Đái tháo đường
    • Bệnh tim
    • Lao phổi
    • Cao huyết áp
    • Suy gan
    • Thiếu máu
    • Basedow, tuyến giáp....

    Cần kiểm tra sức khỏe, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có em bé.
    2. Trong quá trình mang thai

    – Việc đầu tiên là mẹ bầu cần thường xuyên khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

    – Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp để có sức khỏe tốt cho cả mẹ và con, đồng thời có sức đề kháng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trong giai đoạn này. Tuy nhiên, không nên bổ sung quá mức gây tăng cân quá nhanh khiến mẹ béo phì.

    – Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại, khói bụi…

    - Không làm việc nặng nhọc, quá sức trong thời gian mang thai, nhất là giai đoạn những tháng đầu.

    - Không ăn những thực phẩm có thể khiến thai nhi bị nhiễm độc như: Thịt gia cầm chưa được nấu chín, các loại cá chứa thủy ngân...

    - Tránh xa các chất kích thích như: Rượu bia, thuốc lá, cafein...

    - Người mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, đi lại nhẹ nhàng (không đi giày dép cao gót), có thể tham gia 1 số môn thể thao như bơi lội, yoga, đi bộ...

    – Bổ sung lượng sắt và canxi đầy đủ theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.

    - Khi thấy hiện tượng đau bụng hoặc chảy máu âm đạo bất thường (nhất là 3 tháng đầu) cần đến gặp bác sĩ ngay để nhận được lời khuyên hữu ích, tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này