Những bến tàu điện ngầm tráng lệ thời Xô Viết

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi phamdung_ml@yahoo.com, 22/2/20.

  1. Những bến tàu điện ngầm tráng lệ thời Xô Viết

    Những bến tàu điện ngầm tráng lệ thời Xô Viết

    LIÊN HỆ (151 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: phamdung_ml@yahoo.com
    3. Ngày đăng: 22/2/20 lúc 09:09
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Nhiếp ảnh gia Chris Herwig đã bỏ thời gian đến thăm 15 hệ thống nhà ga tàu điện ngầm ở 7 quốc gia từng thuộc Liên Xô Cũ để lấy tư liệu cho cuốn sách ảnh “Soviet Metro Stations”. Giữa thời kỳ cứ 1000 người dân Xô Viết thì chỉ có 30 người có xe hơi, những bến tàu điện ngầm là nơi quan trọng nhất để mọi người đi lại, và chúng cũng có kiến trúc đẹp đến mê mẩn. Nó chẳng giống như những bến tàu tối tăm hôi hám bên dưới New York hay San Francisco, mà trái lại, vô cùng tráng lệ.
    [​IMG]

    Herwig chia sẻ: “Chúng là những thứ đẹp nhất trong những thành phố ấy.”
    Những năm 30 của thế kỷ trước, hơn 7 vạn công nhân đã tạo ra hệ thống tàu điện ngầm Xô Viết. Họ dùng cuốc chim và xẻng để đào hơn 800 tấn đất đá, từ đó tạo nên những đường hầm này. Dù tốc độ tàu chạy chậm hơn New York, kiến trúc lại là thứ được để ý đến từng tiểu tiết. Những cây cột đá hoa cương, mái vòm chạm khắc với những chi tiết bằng đồng, bằng vàng, điểm xuyết những tấm bích chương được khắc gọt tỉ mỉ. Chúng là thứ mà Lazar Kaganovich, một trong những người thân cận nhất với Stalin mô tả như “một biểu tượng của xã hội mới đang được dựng xây”.


    [​IMG]

    Nếu như nước Mỹ xây dựng hệ thống Interstate Highway System, hệ thống đường xá dài hơn 70 nghìn km nối liền hai bờ nước Mỹ, thì người dân Liên Xô mở cửa 14 hệ thống tàu điện ngầm ở những thành phố xa xôi, từ Novosibirsk, Siberia và cả Tashkent, nay thuộc Uzbekistan nữa. Ngân sách thấp hơn, những ga tàu nhìn đơn giản hơn, nhưng sự độc đáo của chúng lại là thứ thu hút và tạo nên sự khác biệt. Herwig nói rằng: “Ở đó tồn tại những thứ rất cá nhân, rất sáng tạo, vượt xa hơn mục đích khoe khoang và thu hút sự chú ý.”

    [​IMG]

    Sinh ra và lớn lên ở Canada, Herwig bắt đầu chu du những quốc gia từng thuộc Liên bang Xô Viết đầu những năm 90, khi chi phí còn “rẻ và vui”, khi “có thể đi xem opera và múa ballet chỉ với 1 2 Đô.” Hệ thống tàu điện ngầm độc đáo bắt đầu thu hút sự chú ý của ông, và cả những bến xe bus mỗi nơi một vẻ nữa. Ông bỏ ra 17 năm để chụp lại những bức hình ưng ý của những bến xe bus, chạy xe gần 50 nghìn km chỉ để đi tìm chúng, rồi sau đó mới chuyển sang chụp kiến trúc những bến tàu điện ngầm. Chỉ với chiếc a7 III, cùng hơn 250 tiếng đồng hồ rong ruổi hết hệ thống tàu điện ngầm, đây là những tác phẩm để đời của Herwig:
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này