Nghẹn ngào người bà ở lại sau cái chết của hai cha con tại dòng sông biên giới Mỹ

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi tuyennguyen1604, 27/6/19.

  1. Nghẹn ngào người bà ở lại sau cái chết của hai cha con tại dòng sông biên giới Mỹ

    Nghẹn ngào người bà ở lại sau cái chết của hai cha con tại dòng sông...

    LIÊN HỆ (253 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: tuyennguyen1604
    3. Ngày đăng: 27/6/19 lúc 11:57
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam “Tôi bị sốc bởi bức ảnh đó”, Rosa Ramírez, mẹ của Óscar Alberto Martínez Ramírez, nói với hãng tin AP. “Nhưng đồng thời tôi cảm thấy được an ủi. Tôi rất xúc động, vì nó không bao giờ buông tay con gái”.
    Vấn đề nhập cư luôn là đề tài nóng và đã có không biết bao câu chuyện đau lòng chỉ vì điều này. Sáng nay em đọc bài viết này mà đau lòng quá các mẹ, chạnh lòng về chuyện dân ta di cư sang Mỹ năm xưa bao nhiêu thì hoàn cảnh đáng thương của gia đình này cũng xót bấy nhiêu. Sao mà, đau thương, mất mát nhiều quá...


    Óscar Alberto Martínez Ramírez và con gái Valeria bị nước cuốn đi ở đoạn sông ngăn cách Matamoros (Mexico) với Brownsville (Texas, Mỹ) đầu tuần này. Bức hình đầy ám ảnh cho thấy cô bé được bao bọc trong áo của người cha 25 tuổi, tay quàng vai cha.
    Bi kịch của họ một lần nữa cho thấy sự mạo hiểm mà di dân và người tị nạn phải đối mặt khi cố vượt biên vào Mỹ, bất chấp những chính sách nhằm cản bước họ.

    [​IMG]


    Thi thể hai cha con Ramirez và Vanessa dạt vào bờ sông Rio Grande được tìm thấy vào sáng 24/6. Ảnh: AP.

    Người cha “dễ gần”, “cô bé xinh lắm”
    “Tôi bị sốc bởi bức ảnh đó”, Rosa Ramírez, mẹ của Óscar Alberto Martínez Ramírez, nói với hãng tin AP. “Nhưng đồng thời tôi cảm thấy được an ủi. Tôi rất xúc động, vì nó không bao giờ buông tay con gái”.

    “Tôi có thể thấy cách mà nó bảo vệ con gái”, bà nói. “Họ chết trong vòng tay nhau”.

    Bà Ramírez sống cùng với con trai, vợ của con trai - Tania Vanessa Ávalos, cùng con gái, trong căn nhà gạch màu xanh nước biển ở San Martin, ngoại ô thủ đô San Salvador của El Salvador. Cho đến một ngày, đôi vợ chồng trẻ quyết định đi về phía bắc.

    Trong cộng đồng 40.000 dân lao động, Martínez, người cha xấu số, làm việc trong tiệm pizza, còn Ávalos làm thu ngân trong một tiệm ăn nhanh.

    Bà Ramírez cho biết khu vực này từng chịu sự hoành hành của các băng đảng, nhưng gần đây tình trạng này có lắng xuống. Martínez chưa bao giờ vướng vào băng đẳng, mà rời bỏ đất nước vì lý do kinh tế.

    Đôi vợ chồng được bà Ramírez cho một phòng rộng trong căn nhà hai phòng, nhưng họ mơ ước dành dụm để mua nhà riêng, và quyết định lái xe về phía bắc đầu tháng 4.

    [​IMG]


    Rosa Ramírez khóc khi cầm đồ chơi của bé Valeria, trong căn nhà mà hai cha con từng sống ở San Martin, El Salvador ngày 25/6. Ảnh: AP.

    “Tôi nói ‘con trai, đừng đi. Nhưng nếu có đi, hãy để con bé lại mẹ chăm sóc’”, bà Ramírez nói.
    Nhưng anh trả lời: “Không, mẹ ơi, làm sao con có thể bỏ con bé lại được?”

    Giờ đây, bà cảm thấy một khoảng trống mà “không gì có thể lấp đầy, nhưng Chúa sẽ cho tôi sức mạnh”.

    Người hàng xóm Marta Argueta de Andrade, 50 tuổi, nói với AP bà gặp đôi vợ chồng 5 năm trước. Bà nói họ là “những người tốt”, và Martínez là một chàng trai “dễ gần”.

    “Tôi thường thấy cậu ta dẫn con gái đi chơi. Tôi thường gọi cháu là ‘cô bé tóc xoăn’”, bà Argueta nói. “Cô bé xinh lắm”.

    Ra đi với giấc mơ, trở về với thi thể chồng con

    “Tôi muốn nói với những ai muốn di cư, họ nên nghĩ lại vì không phải ai cũng có thể sống giấc mơ Mỹ mà họ nghe nói”, bà Ramírez nói với AP.

    “Ở đây chúng tôi vẫn sống được mà”, bà nói. “Tôi ước gì con trai và cháu gái tôi ở đây. Chúng tôi vẫn sống được mà, bằng cách này hay cách khác”.

    [​IMG]

    Rosa Ramírez khóc khi phóng viên đưa cho bà một tấm ảnh hai cha con, được in ra từ mạng xã hội, ngày 25/6. Ảnh: AP.

    Dù là dòng chảy xiết của sông Rio Grande hay sa mạc Sonoran, biên giới Mexico - Mỹ luôn là nơi nguy hiểm với những ai cố gắng vượt qua, nhất là những nơi không phải cửa khẩu. Tổng cộng 283 người đã chết khi vượt biên vào năm ngoái. Con số năm nay chưa được công bố.
    Ngày 23/6, Martínez quyết định đi chặng cuối của cung đường chết chóc đó, mang theo Valeria và bơi qua sông từ bờ Mexico sang bờ Mỹ. Anh để Valeria lại trên bờ và quay lại để đón vợ mình. Nhưng thấy cha bơi đi, cô bé với theo. Martínez quay lại với con gái, nhưng cả hai bị nước cuốn đi. Người vợ Ávalos không bị thương.

    Ávalos “bị sốc hoàn toàn” và không thể nói chuyện với phóng viên, theo quan chức nhập cư Enrique Maciel ở Tamaulipas, Mexico. Hai thi thể được phủ lớp chăn trắng, được xe chở thi hài đưa đi. Ávalos sẽ bay về El Salvador cùng hai thi thể ngày hôm sau.

    Ông Maciel nói Ávalos có gia đình ở Mỹ mà cô muốn đoàn tụ.

    “Cô ấy bị sốc. Cô ấy đang rất thương tiếc. Họ có giấc mơ làm sao để gia đình ba người sống tốt hơn, nhưng cô ấy trở về trong đau đớn với thi thể của gia đình”, Maciel nói.

    Ông kêu gọi chính phủ Mexico và Mỹ nhìn nhận vấn đề nhập cư là con người muốn tìm kiếm cuộc sống tốt hơn, không phải “vấn đề vượt biên”.

    “Các chính phủ nên nhìn nhận vấn đề này với sự tôn trọng và bảo vệ”, Maciel nói.

    [​IMG]


    Thi thể của hai cha con di dân bị chết đuối khi vượt sông vào Mỹ được đưa lên xe ở bang Tamaulipas, Mexico. Ảnh: AP.

    Tranh luận đau lòng trong nhóm chat.
    Tin tức về các vụ chết đuối (trên dòng sông Rio Grande), và bức ảnh gây sốc, cũng được chú ý lớn ở El Salvador, đặc biệt trong số người đang “bắc tiến” từ El Salvador, Guatemala và Honduras, chạy trốn đói nghèo và bạo lực.

    Trong một nhóm chat, các tranh luận đầy khó khăn đang diễn ra giữa những người El Salvador đang muốn lập các đoàn di dân tiến về Mỹ. Đây là làn sóng di dân đã khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump nổi giận vào năm ngoái nhưng giờ đã lắng xuống sau sự trấn áp của Mexico.

    “Nếu đi, thì đừng nên mang theo trẻ nhỏ, vì đã đi như vậy là mạo hiểm tất cả, và một đứa trẻ sao có thể chuẩn bị cho điều đó”, một thông điệp viết, cho rằng trẻ em nên được ở lại để người nhà chăm sóc.

    “Nhưng nếu mang theo trẻ nhỏ, sẽ dễ được họ (chính phủ) trợ giúp hơn”, người khác trả lời.

    “Nhưng chỉ khi tới nơi mới như vậy... Cần được trợ giúp khi đang trên đường... nhưng không, trên đường đi sẽ không có ai giúp bạn cả, và đó là lúc cần nhất”, người khác trả lời.

    Các nhà hoạt động di dân lo ngại nhiều người sẽ phải chọn những con đường rủi ro hơn do các chính sách gần đây của Mỹ, cắt giảm đáng kể số người có thể xin tị nạn. Đồng thời, phía Mỹ buộc người xin tị nạn đợi bên phía Mexico trong khi hồ sơ của họ phải mất hàng tháng, hàng năm trong hệ thống nhập cư quá tải của Mỹ. Danh sách chờ ở một số cửa khẩu lên đến hàng nghìn người.

    Trong khi đó, các trung tâm tạm trú bên phía Mexico quá tải, và ở những nơi như bang Tamaulipas, nơi hai cha con xấu số phải bơi sang phía Mỹ, các băng đảng bắt cóc, tống tiền, sát hại di dân là mối đe dọa thường trực.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này