Mỹ đang tìm cách giới hạn lượng chip xử lý TSMC sản xuất và bán cho Huawei

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi phamdung_ml@yahoo.com, 27/3/20.

  1. Mỹ đang tìm cách giới hạn lượng chip xử lý TSMC sản xuất và bán cho Huawei

    Mỹ đang tìm cách giới hạn lượng chip xử lý TSMC sản xuất và bán cho Huawei

    LIÊN HỆ (156 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: phamdung_ml@yahoo.com
    3. Ngày đăng: 27/3/20 lúc 14:10
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]
    Theo một vài nguồn tin của Wall Street Journal, chính quyền tổng thống Trump đang có những động thái tích cực để gây sức ép hạn chế, từ đó giảm sản lượng chip bán dẫn mà Huawei của Trung Quốc có thể đặt mua từ một trong số các đối tác cung cấp linh kiện lớn của họ. Tại cuộc họp diễn ra tại Nhà Trắng vào hôm thứ 4 vừa rồi, nhiều quan chức chính phủ Mỹ đã đồng tình với đề xuất để giữ chân Huawei.
    Cụ thể hơn, muốn bán sản phẩm cho Huawei, đối tác cung cấp phải có giấy phép xuất khẩu những chip xử lý được sản xuất BỞI THIẾT BỊ DO MỸ THIẾT KẾ. Điều này đồng nghĩa với việc, ngay cả TSMC, đối tác sản xuất chip cho HiSilicon của Huawei cũng sẽ bị ảnh hưởng dù không phải là một công ty đến từ Mỹ. Ngược lại, bản thân đề xuất mới này cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp Mỹ thiết kế và sản xuất thiết bị được TSMC sử dụng. Hiện giờ Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. đang là đơn vị cung cấp chip bán dẫn cho rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, từ Intel đến AMD và thậm chí cả Apple nữa.

    Ngành công nghiệp chip bán dẫn đã triển khai cả một chiến dịch kéo dài nhiều tháng trời để phản đối những quyết định và sắc lệnh gây khó dễ cho Huawei. Họ cho rằng những chip bán dẫn được bán cho Huawei không tạo ra hiểm họa tiềm tàng cho an ninh quốc gia, và cùng lúc có thể khiến các doanh nghiệp Mỹ mất đi khả năng cạnh tranh với các tập đoàn lớn ở nhiều nước khác.

    Trong khi đó, bản thân đề xuất này hoàn toàn có thể bị chính những quan chức Nhà Trắng, hay chính bản thân tổng thống Donald Trump phản đối. Tháng trước, tổng thống Mỹ đã lên án những nỗ lực ngăn cản việc xuất khẩu những công nghệ như chip bán dẫn hay động cơ phản lực của Mỹ cho Trung Quốc. Chính bản thân ngài tổng thống đã có đoạn Tweet: "Chúng ta không muốn việc làm ăn với Mỹ trở nên bất khả thi":


    ....product and goods to China and other countries. That’s what trade is all about. We don’t want to make it impossible to do business with us. That will only mean that orders will go to someplace else. As an example, I want China to buy our jet engines, the best in the World....

    — Donald J. Trump (@realDonaldTrump) February 18, 2020​

    Để trở thành chính thức, đề xuất này phải được viết thành dự thảo luật hoặc sắc lệnh, và có thể quá trình đó sẽ kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, phụ thuộc vào tiếng nói của những người trong ngành công nghiệp chip bán dẫn. Nguồn tin của WSJ cho biết Nhà Trắng muốn đưa ra dự thảo luật này và áp dụng nó trước cả khi ngành công nghiệp có cơ hội lên tiếng phản đối hay thay đổi những chi tiết trong nội dung dự thảo.
    Nói về các đơn vị sản xuất thiết bị dùng trong ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn, hiện tại ba công ty Mỹ, Applied Materials Inc., Lam Research Corp. và KLA Corp. đang kiểm soát 40% thị trường này xét về doanh thu. Tuyệt đại đa số những dây chuyền sản xuất chip xử lý trên toàn thế giới sử dụng công nghệ do Mỹ phát triển, từ thiết bị cho đến phần mềm.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này