Intel và AMD vẫn được làm ăn với Huawei, được bán gì và không được bán gì?

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi bk9sw@hotmail.com, 27/9/20.

  1. Intel và AMD vẫn được làm ăn với Huawei, được bán gì và không được bán gì?

    Intel và AMD vẫn được làm ăn với Huawei, được bán gì và không được bán gì?

    LIÊN HỆ (169 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: bk9sw@hotmail.com
    3. Ngày đăng: 27/9/20 lúc 21:26
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Hoa Kỳ hoàn toàn có thể loại Huawei ra khỏi cuộc chơi, ngăn hãng này tiếp cận với những vi xử lý cho máy tính hay smartphone mạnh nhất hiện tại với lệnh cấm giao thương. Để tiếp tục làm ăn với Huawei, các công ty chỉ có thể xin giấy phép từ Bộ thương mại Hoa Kỳ - đơn vị sẽ quyết định sản phẩm nào được bán cho Trung Quốc và xác định rủi ro an ninh quốc gia của các sản phẩm này. Trước đó, Qualcomm đã xin chính phủ cho phép được bán chip Snapdragon cho Huawei trước mối lo ngại sẽ mất thị phần 5G trong bối cảnh công nghệ mạng di động không dây thế hệ thứ 5 đang bùng nổ trên toàn cầu. MediaTek, Samsung, SK Hynix và SMIC của Trung Quốc cũng đã nộp đơn xin các giấy phép như vậy từ Bộ thương mại Hoa Kỳ.
    Trong khi các hãng làm chip dùng kiến trúc ARM vẫn đang chờ đợi quyết định từ Bộ thương mại Hoa Kỳ thì Intel và AMD lại được cấp giấy phép mới, đây là một chuyển biến khá bất ngờ. Thế nhưng nếu theo dõi AMD và Intel thì anh em chắc sẽ ít nhiều hình dung tại sao Mỹ lại mở đường cho 2 công ty làm vi xử lý x86 này làm ăn với Huawei cũng như các công ty Trung Quốc. Đây là nước đi được nhiều hơn thiệt của Mỹ bởi Huawei vẫn buộc phải mua vi xử lý từ AMD hay Intel cho máy tính nếu muốn sản phẩm bán ra có thể cạnh tranh với các đối thủ khác. Cả AMD và Intel đều không có chức năng nhận gia công sản xuất bán dẫn như TSMC và quan trọng hơn là cả 2 đều là công ty thuần Mỹ, dễ chịu tác động của chính phủ hơn là các công ty của Hàn Quốc hay Đài Loan.

    Được bán sản phẩm nào?


    Giám đốc mảng EESC (Giải pháp cho doanh nghiệp, chip nhúng và bán tùy biến) của AMD - Forrest Norrod cho biết dựa trên giấy phép được phê duyệt gần đây thì AMD sẽ không bị "tác động đáng kể" trước những hạn chế thương mại vừa có hiệu lực. Trong một buổi phỏng vấn với Deutsche Bank, Norrod cho hay: "Chúng tôi cam kết tuân thủ 100% các quy định của Hoa Kỳ và chúng tôi đã thực hiện các bước thích hợp để đảm bảo rằng chúng tôi vẫn bám sát Danh sách các thực thể không đáng tin cậy (Entity List) khi tương tác với khách hàng đã có cũng như khách hàng tiềm năng có thể nằm trong danh sách này. Dựa trên giấy phép mà chúng tôi có thì AMD không mong đợi sẽ thấy tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của công ty vào thời điểm này, khi những quy định của chính phủ Hoa Kỳ có hiệu lực."
    Trong khi đó Intel cũng công bố đã có được giấy phép mới từ Bộ thương mại Hoa Kỳ để tiếp tục cung cấp chip cũng như các linh kiện sản xuất sẵn khác cho Huawei. Nói với Reuters, người phát ngôn của Intel cho biết công ty được bán một số sản phẩm "nhất định" cho Huawei và từ chối tiết lộ thêm.

    [​IMG]
    Dựa trên những gì 2 hãng đã phản hồi thì khả năng cao Intel và AMD vẫn tiếp tục bán vi xử lý cho máy tính và máy chủ cho Huawei cũng như các công ty Trung Quốc khác. Ngoài Huawei, Intel vẫn đang cung cấp CPU cho máy chủ cho hãng Inspur - hãng làm máy chủ hàng đầu của Trung Quốc và hồi tháng 7, Intel cho biết những giới hạn của lệnh cấm không ảnh hưởng đến hoạt động mua bán giữa 2 bên. Intel cũng từng bán chip cho siêu máy tính cho chính phủ Trung Quốc nhưng tổng thống Obama đã cấm hoàn toàn hoạt động này từ 5 năm trước. Vậy nên mảng kinh doanh vi xử lý cho PC và cơ sở dữ liệu của Intel tại Trung Quốc có thể không bị ảnh hưởng gì nhiều. [​IMG]
    Tuy nhiên, thứ Intel có thể không được phép bán cho Trung Quốc nữa là chip lập trình FPGA - đây là sản phẩm mang lại doanh thu lớn nhất cho mảng giải pháp lập trình PSG của Intel. Như đã nói ở trên thì Huawei đang sử dụng chip Altera của Intel cho các trạm 5G và đây cũng là tâm điểm của cuộc chiến thương mại đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
    Nếu bị buộc phải ngưng cung cấp chip lập trình cho các công ty Trung Quốc thì có thể Intel sẽ không bị tổn hại quá nhiều bởi hoạt động kinh doanh của mảng PSG chỉ góp 2,5% doanh thu trong quý trước. Intel không tiết lộ về doanh thu cụ thể của mảng PSG tại Trung Quốc nhưng về tổng thể các mảng thì thị trường Trung Quốc mang lại 28% doanh thu cho Intel năm ngoái. Vậy nên việc bán chip lập trình cho Huawei khả năng chỉ chiếm chưa đến 1% tổng doanh thu.

    [​IMG]
    AMD thì sao? Đội đỏ vẫn có thể bán chip cho máy tính Huawei hay những công ty công nghệ khác của Trung Quốc nhưng mảng máy chủ cũng như hoạt động hợp tác phát triển vi xử lý x86 giữa AMD và Trung Quốc sẽ dừng lại. Có thể anh em chưa biết thì hồi năm 2016, AMD cùng với Công ty đầu tư công nghệ tiên tiến Thiên Tân Hải Quang (THATIC) - một công ty thuộc chính phủ Trung Quốc đã thành lập liên doanh Hygon và Hải Quang Microelectrics (HMC). 2016 là thời điểm AMD vừa trở lại và việc kinh doanh các tài sản trí tuệ như kiến trúc vi xử lý đã mang lại cho AMD một khoản tiền không nhỏ. Năm 2018, Hygon sản xuất dòng vi xử lý Dhyana với thiết kế y hệt EPYC của AMD bởi theo thỏa thuận hợp đồng thì AMD cấp phép cho Trung Quốc sử dụng kiến trúc Zen đời đầu của hãng này. [​IMG]
    Lầu Năm Góc và Bộ thương mại Hoa Kỳ vào năm 2019 đã nghi ngờ liên doanh này vi phạm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, có thể tác động đến rủi ro an ninh quốc gia và từ đó tìm cách ngăn cản. Đến tháng 6 năm ngoái thì Hoa Kỳ đã đưa một loạt các công ty gồm Sugon, Hygon, THATIC và Viện công nghệ Vô Tích Giang Nam vào danh sách các thực thể không đáng tin cậy. Lý do được đưa ra đó là các công ty này ít nhiều đều thuộc sở hữu của Sugon - công ty chịu trách nhiệm sản xuất hơn một nửa số siêu máy tính nhanh nhất của Trung Quốc và có liên kết với quân đội. Sugon sở hữu phần lớn cổ phần của THATIC cũng như một số cổ phần tại Hygon và HMC. [​IMG]
    Sugon, Viện công nghệ máy tính Vô Tích Giang Nam và Đại học quốc phòng quốc gia là 3 đơn vị dẫn đầu sự phát triển của máy tính hiệu năng cao của Trung Quốc. Sugon cũng đã công khai thừa nhận sử dụng vi xử lý Dhyana trong các siêu máy tính được dùng bởi quân đội Trung Quốc cũng như một loạt các mục đích sử dụng cho quân sự của các máy tính hiệu năng cao của hãng.
    Tuy nhiên, AMD không chuyển giao thiết kế Zen 2 cho THATIC và bản thân thiết kế của Zen đời đầu trước khi giao cho Trung Quốc cũng đã được hãng chủ động loại bỏ một số tính năng, chẳng hạn như các giao thức mã hóa để đáp ứng yêu cầu kiểm soát xuất khẩu của Bộ thương mại Hoa Kỳ.

    Theo: NASDAQ; WSJ; TechNode; ExtremeTech
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này